TP. Hồ Chí Minh: Giải ngân vốn xây dựng tăng hơn 35%
Theo UBND TP. Hồ Chí Minh, vốn đầu tư từ ngân sách thành phố giải ngân cho lĩnh vực xây dựng trên địa bàn tháng 4/2021 ước thực hiện 2.504 tỷ đồng, lũy kế 4 tháng được khoảng 6.524 tỷ đồng, đạt 18,3% kế hoạch và tăng 35,5% so với cùng kỳ năm 2020.
Một góc đường Nguyễn Hữu Cảnh nối quận Bình Thạnh và quận 1 vừa được thông xe vào sáng ngày 30/4/2021. Ảnh Đỗ Doãn
Trong đó, cấp thành phố ước thực hiện 4.298 tỷ đồng, chiếm 65,9%, so với cùng kỳ tăng 38,2%; cấp quận huyện ước thực hiện 2.226 tỷ đồng, chiếm 34,1%, so với cùng kỳ tăng 30,6%. Nhìn chung, khối lượng giải ngân vốn đầu tư công 4 tháng đầu năm trong lĩnh vực xây dựng đã có chuyển biến tích cực.
Video đang HOT
Một số dự án đang khởi công như dự án hầm chui nút giao thông Nguyễn Văn Linh và Nguyễn Hữu Thọ; dự án vệ sinh môi trường (giao đoạn 2); xây dựng mới Trung tâm chuyên sâu sơ sinh (Khối 5B) của Bệnh viện Nhi đồng 1… Riêng dự án sửa chữa đường Nguyễn Hữu Cảnh, nối quận 1 với quận Bình Thạnh có tổng vốn đầu tư trên 473 tỷ đồng đã hoàn thành và đưa vào hoạt động sáng ngày 30/4/2021. Đây là dự án chống ngập rất quan trọng, nhằm giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông ở cửa ngõ phía Đông thành phố.
Về tình hình thực hiện một số công trình trọng điểm, dự án tuyến đường sắt Metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên đang tiếp tục thi công lắp dây cáp điện trên toàn tuyến, gấp rút hoàn thiện nhà ga Ba Son vào cuối quý II/2021. Khối lượng toàn tuyến đạt trên 85%, theo dự kiến sẽ đưa vào vận hành kỹ thuật cuối năm 2021, khai thác thương mại năm 2022.
Kế đến là dự án tuyến đường sắt Metro số 2, thông tin từ chủ đầu tư cho hay, khối lượng giải tỏa mặt bằng cơ bản đã xong và hiện đang di dời hạ tầng kỹ thuật trên toàn tuyến. Theo kế hoạch, dự án sẽ khởi công vào giữa năm 2022… Trong khi đó, dự án chống ngâp 10.000 tỷ đồng hiện đang vướng các thủ tục pháp lý và đang tạm ngừng thi công, dù khối lượng toàn dự án đã đạt trên 91%./.
TP Hồ Chí Minh: Đề xuất dùng vật liệu trong nước làm Metro số 1
Trong bối cảnh dịch Covid-19 gây khó khăn đến việc nhập nguyên liệu từ nước ngoài, chủ đầu tư đề xuất dùng vật tư, thiết bị trong nước đáp ứng yêu cầu kỹ thuật tạm thay thế để làm dự án Metro số 1.
Ngày 17/3, Ban quản lý đường sắt đô thị (MAUR - chủ đầu tư) dự án Metro số 1 đã có đề xuất gửi UBND TP Hồ Chí Minh về việc dùng thiết bị trong nước để làm dự án Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).
Theo đó, MAUR cho biết, trong bối cảnh Covid-19 gây khó khăn đến việc nhập vật tư, thiết bị, nhân sự từ nước ngoài làm dự án Metro Số 1, chủ đầu tư đề xuất đề xuất UBND TP tạm thay thế bằng thiết bị trong nước.
Tàu metro số 1 đã được đặt vào vị trí đường ray vào tháng 10/2020
Cụ thể, ngoài tạm sử dụng thiết bị trong nước, chủ đầu tư cũng tính phương án huy động nhà thầu phụ ở Việt Nam tham gia làm công trình nếu đáp ứng tiêu chí. Đồng thời, MAUR đề xuất thuê bên thứ ba độc lập tham gia thử nghiệm, kiểm tra và sử dụng nhân sự đơn vị này làm việc ở các nước sở tại nhằm hạn chế tối đa đi lại trong mùa dịch.
Chủ đầu tư cũng tính phương án cho nhà thầu thử nghiệm, nhập khẩu thiết bị từ chi nhánh các nước đã kiểm soát dịch bệnh và biện pháp hạn chế đi lại được nới lỏng để cung cấp cho tuyến metro. Các giải pháp này được xem giúp Metro Số 1 đẩy nhanh tiến độ do hiện tập trung mua sắp, lắp đặt, vận hành thử nghiệm... Bởi phần lớn vật tư, thiết bị và nhân sự phục vụ việc này ở nước ngoài.
Trước đó, chiều ngày 16/3, tại buổi kiểm tra công trình Metro số 1, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong yêu cầu MAUR xác định mục tiêu và thời gian thực hiện để đưa metro số 1 vào khai thác đúng hẹn.
Theo đó, Chủ tịch UBND TP cho biết, TP đã chỉ đạo MAUR xác định mục tiêu thời gian để kịp thời rà soát, tập trung giải quyết các khó khăn, vướng mắc, đảm bảo đưa công trình vào khai thác đúng tiến độ.
Đến nay, khối lượng tích lũy của gói thầu CP1B (ga Nhà hát TP Hồ Chí Minh và ga Ba Son) ước tính đạt 93,36%. Công tác thi công hoàn thiện kiến trúc của 2 nhà ga dự kiến đạt 99% vào tháng 6/2021.
Tuyến metro số 1 của TP Hồ Chí Minh dài 19,7km (gồm 2,6km đi ngầm và 17,1 km đi trên cao), với 14 nhà ga, trong đó có 3 ga ngầm và 11 ga trên cao. Trong giai đoạn đầu, mỗi đoàn tàu sẽ có 3 toa với chiều dài 61,5m, tốc độ tối đa thiết kế là 110km/h (đoạn trên cao) và 80km/h (đoạn hầm). Đoàn tàu 3 toa xe có thể chở 930 khách, trong đó ngồi 147 khách và đứng là 783 khách.
Cận cảnh đường Nguyễn Hữu Cảnh đang chạy đua về đích Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP cho biết dự án nâng cấp, sửa chữa đường Nguyễn Hữu Cảnh (quận 1, Bình Thạnh) sẽ về đích đúng hẹn. Ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP (Ban Giao thông), cho biết dự...