TP Hồ Chí Minh: F1 đã tiêm đủ liều vaccine hoặc từng mắc COVID-19 được đi làm, đi học
Ngày 24/3, UBND TP Hồ Chí Minh đã có công văn khẩn hướng dẫn biện pháp y tế đối với người tiếp xúc gần (F1) đi làm, học tập.
Theo UBND TP Hồ Chí Minh, dịch bệnh COVID-19 tại thành phố đang được kiểm soát và hầu hết người dân trên 12 tuổi đã được tiêm vaccine nên đa số các trường hợp mắc COVID-19 không thuộc nhóm nguy cơ đều không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ và khỏi bệnh sau đó.
Học sinh và giáo viên là F1 đã được tiêm đủ liều vaccine sẽ tiếp tục đi học, đi dạy.
Do đó, để hạn chế việc gián đoạn đối với các hoạt động của đời sống như sản xuất, kinh doanh, việc đi học của học sinh, các hoạt động quản lý điều hành chăm sóc y tế… do phải cách ly các trường hợp F1, trong khi chờ hướng dẫn mới của Bộ Y tế, nhằm thích ứng linh hoạt, an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố, xét đề nghị của Sở Y tế, UBND TP Hồ Chí Minh cho các trường hợp F1 đã được tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19 hoặc đã từng mắc COVID-19 trong vòng 3 tháng được phép tiếp tục đi làm, đi học.
Video đang HOT
Tuy nhiên, những trường hợp F1 được đi học phải chấp hành nghiêm các quy định. Cụ thể, F1 đi làm phải tự theo dõi sức khoẻ ít nhất 10 ngày kể từ ngày tiếp xúc gần lần cuối với F0, thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 vào ngày thứ 5 và khi có triệu chứng nghi ngờ mắc COVID-19 (bằng phương pháp RT-PCR hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên, do bản thân hoặc người chăm sóc tự thực hiện hoặc do nhân viên y tế, cơ sở y tế thực hiện).
Trong thời gian này, F1 di chuyển từ nơi lưu trú đến nơi học tập, làm việc bằng phương tiện cá nhân; thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch như thường xuyên đeo khẩu trang, sát khuẩn tay, không dùng chung vật dụng cá nhân trong sinh hoạt, làm việc, học tập.
Tránh tiếp xúc gần với những người thuộc nhóm nguy cơ (người có bệnh nền, người trên 50 tuổi, phụ nữ có thai, người chưa tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19) trong gia đình, tại các nơi làm việc, học tập…; khai báo y tế trên ứng dụng PC-COVID.
Lý do các hãng hàng không chưa được phép mở bán vé Tết
Liên quan đến kế hoạch bay dịp Tết sắp tới, Cục Hàng không Việt Nam cho biết, do hiện nay vẫn đang thực hiện kế hoạch phục hồi đường bay nội địa áp dụng từ ngày 21/10 đến hết ngày 30/11/2021 nên các hãng hàng không khó khăn trong việc lập kế hoạch khai thác lịch bay mùa Đông 2021/2022, đặc biệt là kế hoạch bay Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.
Hành khách tại sân bay quốc tế Nội Bài. Ảnh tư liệu: Nhật Anh/TTXVN
Cũng theo đại diện Cục Hàng không Việt Nam, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên việc mở đường bay đến đâu, tần suất như thế nào cần căn cứ vào thực tiễn thì mới mở bán để tránh trường hợp vé bán ra nhưng chuyến bay không thể thực hiện được nếu dịch diễn biến phức tạp...
"Chính vì vậy, Bộ Giao thông Vận tải đã yêu cầu chỉ mở bán với những chuyến bay đã được cấp phép. Điều này cũng đồng nghĩa với việc đến thời điểm hiện tại, các hãng mới chỉ mở bán cho các chuyến bay khởi hành trước ngày 1/12/2021", đại diện Cục Hàng không Việt Nam thông tin.
Theo thống kê của Cục Hàng không Việt Nam, hơn một tháng triển khai các chuyến bay nội địa chở khách thường lẹ (tính từ ngày 4/10/2021 đến hết ngày 10/11/2021), 4 hãng hàng không Việt Nam đã tổ chức khai thác 42 đường bay nội địa tới toàn bộ 22 cảng hàng không của Việt Nam với tổng cộng hơn 2.500 chuyến bay, vận chuyển gần 250.000 khách.
Cục Hàng không Việt Nam đánh giá, nhu cầu bay lớn nhất tập trung vào đường trục, đặc biệt là các đường bay kết nối Tp. Hồ Chí Minh và các địa phương phía Bắc như: Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An. Trong đó, đường bay có kết quả vận chuyển tốt nhất là Hà Nội - Tp. Hồ Chí Minh
"Toàn bộ hành khách đã vận chuyển đáp ứng điều kiện: Có chứng nhận tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19, chứng nhận khỏi bệnh COVID-19 hoặc có giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trong vòng 72 giờ", Cục Hàng không Việt Nam thông tin.
Riêng hành khách trên các chuyến bay xuất phát từ 2 cảng hàng không quốc tế Cần Thơ, Tân Sơn Nhất hoặc hành khách cư trú, lưu trú trước chuyến bay tại địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa) trước khi di chuyển đều có giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trong vòng 72 giờ.
Theo Cục Hàng không Việt Nam, cục vừa có văn bản đề xuất Bộ Giao thông Vận tải tăng tần suất 3 đường bay trục Hà Nội - Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội - Đà Nẵng và Đà Nẵng - Tp. Hồ Chí Minh. Đặc biệt, Cục Hàng không Việt Nam đã đề nghị khai thác bình thường các đường bay nội địa từ tháng 12/2021.
Trao đổi với các hãng hàng không, đại diện Bamboo Airways cho biết, hiện hãng đã sẵn sàng bán vé Tết 2022. Tuy nhiên, từ đầu tháng 9 vừa qua khi Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu dừng bán vé các đường bay nội địa, các hoạt động bán vé nói chung và triển khai chuẩn bị cho Tết 2022 nói riêng đã tạm dừng.
Còn theo đại diện Vietjet Air, trong thời gian chờ hướng dẫn và để chuẩn bị cho việc đi lại dịp cao điểm Tết Nguyên đán, hãng đã chủ động xây dựng sẵn sàng lịch bay, kế hoạch bảo dưỡng tàu bay và trang thiết bị, cũng như nguồn lực phi công, tiếp viên, thợ kỹ thuật... và các biện pháp đảm bảo an toàn sức khỏe tốt nhất cho hành khách trên những chuyến bay...
Sáng 20/1: Gần 5.600 bệnh nhân COVID-19 nặng đang điều trị; Tăng cường giám sát các trường hợp nhập cảnh Theo Bộ Y tế, đến nay cả nước đã có gần 1,79 triệu ca mắc COVID-19 khỏi bệnh; trong số các bệnh nhân đang điều trị có gần 5.600 ca nặng; AstraZeneca tích cực triển khai hợp tác vaccine và thuốc điều trị với Việt Nam; Tăng cường giám sát các trường hợp nhập cảnh, giám sát cộng đồng... AstraZeneca tích cực triển...