TP Hồ Chí Minh: Dự án Cải thiện môi trường nước bị phản ánh làm hư hỏng đường
Sở Giao thông vận tải (GTVT) TP Hồ Chí Minh vừa có văn bản nhắc nhở Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP chỉ đạo đơn vị thi công tuân thủ các biện pháp đảm bảo an toàn trong quá trình thi công dự án cải thiện môi trường nước TP, giai đoạn 2 trên tuyến đường Mễ Cốc, đường Phú Định (quận 8).
Cụ thể, Sở GTVT TP Hồ Chí Minh cho biết, theo phản ánh của Trung tâm Quản lý Hạ tầng giao thông đường bộ TP về tình hình thi công gói thầu F2 thuộc dự án cải thiện môi trường nước TP, giai đoạn 2 trên tuyến đường Mễ Cốc, đường Phú Định (quận 8, TP Hồ Chí Minh) thì đơn vị thi công chưa tuân thủ các biện pháp đảm bảo an toàn trong quá trình thi công.
Đường Mễ Cốc (quận 8, TP Hồ Chí Minh) thường xuyên ngập nặng mỗi khi có mưa hoặc triều cường dâng cao
Theo đó, đơn vị thi công thường xuyên để xảy ra tình trạng xe bánh xích di chuyển trong quá trình thi công, gây hỏng mặt đường; bố trí rào chắn không đúng quy định không đảm bảo an toàn, khu vực thi công có nhiều bùn đất rơi vãi, chảy tràn trên mặt đường; đóng cừ trong phạm vi công trình gây nứt mặt đường phía bên ngoài rào chắn; không bố trí người điều tiết giao thông; thường xuyên bị ngập nước khi xảy ra triều cường và trời mưa… những bất cập nêu trên dẫn đến tình trạng mất an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, ảnh hưởng đến việc lưu thông và sinh hoạt của người dân trong khu vực.
Video đang HOT
Dù các bất cập này đã được Sở GTVT phát hiện, có công văn chấn chỉnh từ tháng 6 nhưng đến nay đơn vị thi công vẫn để tiếp diễn tình trạng nêu trên.
Do đó, Sở GTVT đề nghị Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông kiểm tra, rà soát và chỉ đạo đơn vị thi công thực hiện nghiêm túc, tuân thủ quy định về công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên đường bộ đang khai thác trong quá trình thi công.
Đồng thời, sớm sửa chữa những hư hỏng mặt đường do việc thi công gây ra, bố trí người điều tiết giao thông theo đúng phương án tổ chức giao thông đã được Sở Giao thông Vận tải thông qua; tập kết vật tư thiết bị đúng nơi được cho phép; vệ sinh sạch sẽ khu vực công trường sau khi thi công; bố trí đầy đủ biển báo, thông tin công trường… trên tuyến đường Mễ Cốc và đường Phú Định.
Việc khắc phục các bất cập nêu trên phải được hoàn thành trước ngày 15/11. Sau thời hạn, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông chưa khắc phục, Sở GTVT sẽ từ chối cấp phép thi công đối với các gói thầu thuộc dự án Cải thiện môi trường nước TP Hồ Chí Minh – giai đoạn 2.
Đồng thời, Sở GTVT giao nhiệm vụ cho Trung tâm Quản lý Hạ tầng giao thông đường bộ theo dõi việc khắc phục các bất cập trong quá trình thi công trên đường Mễ Cốc, đường Phú Định, quận 8 của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông theo đúng thời gian.
Sau thời hạn nêu trên, nếu đơn vị thi công chưa khắc phục, Trung tâm Quản lý Hạ tầng giao thông đường bộ được phép từ chối tiếp nhận hồ sơ đề xuất cấp phép thi công đối với các gói thầu thuộc dự án này cho đến khi khắc phục hoàn toàn các bất cập.
Được biết, trước đó, chiều 29/9/2019, tại công trình thi công gói thầu F2 “Cải tạo kênh” thuộc Dự án Cải thiện môi trường nước TP, xảy ra sự cố vỡ một đoạn bờ kè dài khoảng 30m ở chân cầu Kênh Ngang số 3 (trước số nhà 120A Mễ Cốc, phường 15, quận 8).
Sự cố không gây thiệt hại về người nhưng gây ngập cục bộ một phần diện tích phường 15 từ chân cầu Kênh Ngang số 3 đến hết đường Mễ Cốc và một phần đường Lưu Hữu Phước (khu phố 7 và khu phố 8). Nước ngập có đoạn cao khoảng 80cm làm nhiều nhà dân bị ngập và ùn tắc giao thông. Cạnh đó, khu vực Rạch Bà Tàng, phường 7 (đoạn từ cầu Bà Tàng đến cuối hẻm 2683 Phạm Thế Hiển) và toàn tuyến đường Phú Định (từ cầu Phú Định đến đường Hồ Học Lãm), bị nước triều vượt tường chắn tràn vào nhà, gây ảnh hưởng đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân.
Bất an lấn chiếm hành lang an toàn đường sắt
Thêm một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra lúc 4 giờ sáng 5-11 giữa tàu hỏa và xe container tại km 1706 928 (đoạn giao cắt với đường Lý Thường Kiệt, phường Dĩ An, TP Dĩ An, tỉnh Bình Dương) khiến xe container đứt lìa phần đầu kéo, đầu tàu hỏa hư hỏng.
Vụ tai nạn thêm một hồi chuông cảnh báo tình trạng lấn chiếm hành lang an toàn đường sắt, tự mở lối đi, cố tình vượt qua rào chắn khi có tín hiệu dừng...
Người dân trồng rau trong khu vực an toàn đường sắt
Muôn kiểu lấn chiếm
Tuyến đường sắt đi qua khu phố 2, khu phố 3, phường Hiệp Bình Chánh (quận Thủ Đức, TPHCM), nhiều năm qua đã tồn tại nhiều căn nhà và công trình phụ trợ sát đường ray. Mặc dù chính quyền địa phương đã bố trí thông báo nghiêm cấm các hành vi lấn chiếm, chiếm dụng, xây dựng, căng lều bạt, kinh doanh, trồng cây, để vật tư, xả rác thải... trong khu vực hành lang an toàn đường sắt nhưng hầu như không có tác dụng. Khu vực đường Kha Vạn Cân (phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức), hành lang đường sắt có dấu hiệu xuống cấp, gần đường ray còn nhiều rác thải vứt bừa bãi, đặc biệt là tình trạng tự ý mở lối đi riêng, băng ngang đường sắt, nguy cơ mất an toàn giao thông (ATGT) trầm trọng. Anh Nguyễn Hữu Hải, sống tại khu phố 2, phường Hiệp Bình Chánh bức xúc: "Trên địa bàn phường có đường ngang dân sinh không có gác chắn, vì vậy mỗi ngày khi phải băng ngang qua đường ray xe lửa, chúng tôi nơm nớp lo sợ. Có 3 căn nhà nằm trong phạm vi hành lang ATGT đường sắt án ngữ ngay giao lộ che khuất tầm nhìn người đi đường, một số hộ còn cơi nới, xây dựng kiên cố".
Trong khi đó, tại nhiều khu vực, người dân đã tự ý cắt bỏ hàng rào hành lang an toàn. Dọc đường Mai Văn Ngọc, phường 10, quận Phú Nhuận, nằm cặp theo đường sắt, một số đoạn bị người dân phá bỏ hàng rào để trồng cây, nuôi gà, phơi phóng quần áo. Tương tự, nhiều đoạn hàng rào an toàn đường sắt đi qua khu vực phường 8, quận Phú Nhuận; đường Chiến Thắng, phường 1, quận Gò Vấp... cũng bị phá bỏ.
Quyết liệt chấn chỉnh
Theo thống kê của ngành chức năng, trên địa bàn TPHCM hiện có tổng cộng 24 đường ngang xe lửa; trong đó 20 đường ngang có nhân viên trực gác, 4 đường ngang tổ chức phòng vệ theo hình thức cảnh báo tự động hoặc cần chắn tự động. Tuy nhiên, nguy cơ tai nạn vẫn luôn chực chờ. Theo Ủy ban ATGT quốc gia, nguyên nhân gây tai nạn chủ yếu do người điều khiển phương tiện, người đi bộ, nằm, ngồi trên đường sắt và dọc 2 bên hành lang an toàn đường sắt chiếm 44%; tai nạn tại lối đi tự mở chiếm 40%.
Ông Võ Khánh Hưng, Phó Giám đốc Sở GTVT TPHCM khẳng định, các đơn vị phòng, ban chức năng chịu trách nhiệm kiểm tra, phát hiện các cá nhân, tổ chức có hành vi xâm hại đến kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và đường sắt, tự ý mở lối đi trái phép cần phải xử lý nghiêm để giải quyết dứt điểm tình trạng trên. Nhằm chấn chỉnh tình trạng mất ATGT đường sắt, UBND TPHCM cũng vừa yêu cầu Công an TPHCM tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm gây mất ATGT đường bộ, đường sắt tại các vị trí đường ngang, nhất là các hành vi che khuất tầm nhìn; dừng đậu xe tại những nơi giao cắt đường bộ - đường sắt, cố tình vượt qua đường khi đã có tín hiệu cảnh báo tàu đang đến, cần chắn đã hạ xuống. Để việc xử lý hiệu quả, Công an TPHCM cần đẩy mạnh phạt "nguội" qua camera tại các vị trí có đường sắt đi qua.
Việc tuyên truyền, giáo dục, xử phạt, cưỡng chế các công trình xây dựng trái phép gây mất an toàn cho hành lang đường sắt là hết sức cần thiết. Với thông điệp "Dừng lại quan sát trước khi qua đường ngang, vì an toàn của bản thân và xã hội", trước hết, người dân phải tự ý thức khi tham gia giao thông. Cùng với đó, công tác quản lý, giám sát, điều tiết giao thông tại các địa bàn có nhiều điểm giao cắt với đường sắt phải được giám sát nghiêm túc. Hệ thống cảnh báo, đèn tín hiệu, thiết bị an toàn phải duy tu, bảo dưỡng định kỳ. Cán bộ làm nhiệm vụ cảnh giới, giám sát phải được tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ thường xuyên.
UBND TPHCM yêu cầu từ nay đến hết ngày 31-12-2020, UBND các quận 3, Phú Nhuận, Bình Thạnh, Gò Vấp và Thủ Đức, nơi có tuyến đường sắt đi qua địa bàn, phải thực hiện kế hoạch công tác đảm bảo trật tự hành lang ATGT và xử lý dứt điểm các lối đi tự mở qua đường sắt. Giai đoạn 2021-2025, UBND TPHCM chỉ đạo các cơ quan, đơn vị xử lý các vị trí vi phạm hành lang ATGT đường sắt tiềm ẩn TNGT; kiểm tra và đảm bảo ATGT tại các vị trí đường ngang; đề xuất sớm triển khai tuyến đường sắt trên cao Bình Triệu - Hòa Hưng, nhằm giảm các điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt đi qua khu vực trung tâm thành phố .
Kè biển tại thị xã Cửa Lò bị hư hại nặng Do ảnh hưởng hoàn lưu bão số bão số 7 và bão số 9, kè biển ở bãi biển Cửa Lò ở thị xã Cửa Lò (Nghệ An) bị sóng biển đánh hư hỏng nặng, thiệt hại hàng chục tỷ đồng. Hệ thống kè ở quảng trường Bình Minh bị sóng đánh vỡ toác. Thời gian qua do ảnh hưởng liên tiếp của...