TP Hồ Chí Minh công bố danh sách điểm bán các mặt hàng thiết yếu
Ngày 7/7, Sở Công thương TP Hồ Chí Minh đã công bố danh sách điểm bán các mặt hàng thiết yếu như lương thực thực phẩm, khẩu trang, nước rửa tay… Của hệ thống phân phối trên địa bàn TP Hồ Chí Minh để người dân yên tâm đi mua sắm.
Danh sách các điểm bán hàng thiết yếu tại Quận 7.
Theo Sở Công thương TP Hồ Chí Minh, để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân mua sắm các mặt hàng thiết yếu trong giai đoạn hiện nay, Sở đã cung cấp danh sách điểm bán các mặt hàng thiết yếu như l ương thực thực phẩm, khẩu trang, nước rửa tay… của hệ thống phân phối trên toàn thành phố để người dân yên tâm đi mua. Danh sách này cung cấp thông tin cụ thể về địa điểm, thời gian hoạt động, thông tin người liên lạc, hình thức giao hàng trực tuyến tại điểm bán; đồng thời cập nhật tình trạng đang hoạt động hay tạm dừng của điểm bán.
Ông Bùi Tá Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Công thương TP Hồ Chí Minh cho biết, hiện nay trên địa bàn thành phố có 106 siêu thị cung cấp lương thực, thực phẩm, 112 cửa hàng chuyên về thịt gia súc, gia cầm, 2.469 siêu thị mini và cửa hàng tiện ích, 28.700 cửa hàng bách hóa bán thực phẩm phục vụ cho người dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện. Lượng hàng dự trữ của doanh nghiệp bình ổn, lượng hàng thông qua các tiểu thương hoạt động tại 3 chợ đầu mối vẫn về TP Hồ Chí Minh với khối lượng tương đối dồi dào.
Trước tình trạng người dân đổ xô tích trữ hàng hóa trong những ngày qua, ông Bùi Tá Hoàng Vũ cho biết, nguồn cung ứng dồi dào và các kênh phân phối đa dạng, người dân không nên lo lắng về việc thiếu hụt lương thực trong tất cả các tình huống. Trước việc tập trung lượng người mua sắm tại cùng một thời điểm đã tạo nên sự thiếu hụt nhất định, Sở đã làm việc với các chuỗi cung ứng để kịp thời tăng nguồn hàng, tăng thời gian hoạt động của các điểm bán hàng.
Video đang HOT
Nô nức ngày hội toàn dân
Cử tri khắp mọi miền Tổ quốc, từ thành thị đến nông thôn, biên giới, hải đảo... đã nô nức đi bỏ phiếu để chọn ra những người thực sự xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân
Trong không khí rộn ràng, hồ hởi, dù chưa đến 7 giờ sáng, nhiều điểm bầu cử trên cả nước và tại TP HCM đã có đông cử tri. Người tranh thủ đọc lại tiểu sử các ứng cử viên đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp; người nghiêm túc ngồi chờ giờ khai mạc để bắt đầu thực hiện quyền công dân của mình...
An toàn, phấn khởi
Điểm đặc biệt của bầu cử lần này chính là ở tất cả các điểm bỏ phiếu đều có nước rửa tay, bàn khai báo y tế và từ cán bộ hướng dẫn đến cử tri đều nghiêm túc đeo khẩu trang, bảo đảm giữ khoảng cách với tinh thần phòng chống dịch Covid-19 cao nhất.
Cử tri Lê Công Trường (khu phố 7, thị trấn Củ Chi, huyện Củ Chi, TP HCM) chia sẻ ông rất hạnh phúc khi cầm lá phiếu bầu chọn ứng cử viên có đức, có tài. "Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, chúng tôi lo lắng nhưng nhìn thấy các cấp lãnh đạo có nhiều giải pháp phòng chống dịch Covid-19, bảo đảm an toàn nên cũng an tâm. Chúng tôi vui mừng khi huyện Củ Chi có Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc về ứng cử, dự khai mạc và trực tiếp bỏ phiếu. Mong là các đại biểu luôn gần dân, nghe dân; kết hợp với chính quyền địa phương giải quyết những bức xúc trong cuộc sống của người dân" - ông Trường gửi gắm.
Cử tri TP HCM đọc lại tiểu sử các ứng cử viên đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp trước khi bỏ phiếu Ảnh: Ý LINH
Nhà neo người, lại tật nguyền, cử tri Nguyễn Thị Huệ Thanh (63 tuổi; phường Thạnh Lộc, quận 12, TP HCM) vẫn nhờ người hàng xóm chở đến tận điểm bỏ phiếu để thực hiện quyền công dân của mình. Bà Thanh mong muốn sau khi đắc cử, các đại biểu quan tâm nhiều hơn đến các chính sách dành cho người yếu thế, người khuyết tật...
Có mặt tại điểm bỏ phiếu số 71 (phường 15, quận Phú Nhuận, TP HCM) từ rất sớm, vợ chồng ông Ngô Mai (90 tuổi), bà Lê Thị Thành (85 tuổi) ngồi đợi xong lễ khai mạc để người thân dìu vào khu vực bỏ phiếu. Ông Ngô Mai chia sẻ: "Là đảng viên 60 tuổi Đảng, tôi ý thức rõ quyền, nghĩa vụ của công dân khi tham gia bỏ phiếu bầu chọn người đủ đức, đủ tài. Tin rằng những đại biểu trúng cử làm việc tận tâm, trở thành cầu nối hữu hiệu giữa người dân với Nhà nước, Chính phủ".
Còn ông Nguyễn Phương Nam, Trưởng Phòng Kinh tế quận 3, khi trao đổi với chúng tôi đã xúc động nhớ lại kỷ vật của bà nội - lá phiếu cử tri từ kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội chung của cả nước diễn ra vào chủ nhật 25-4-1976. "Hôm nay cầm lá phiếu trên tay, tôi nhớ đến câu chuyện xúc động nội kể cho chúng tôi nghe về 45 năm trước - cảm xúc ngày bầu cử đặc biệt của người dân Việt Nam khi cuộc Tổng tuyển cử chung được tổ chức trên phạm vi cả nước với trên 23 triệu cử tri nô nức đi làm nghĩa vụ công dân của mình" - ông Nam tâm sự.
Sôi nổi ở những điểm đặc biệt
Là xã đảo duy nhất của TP HCM, Thạnh An (huyện Cần Giờ) có hơn 3.200 cử tri. Từ sáng sớm, không khí đi bầu cử ở đây đã rất sôi nổi. Năm nay 82 tuổi, ông Trần Văn Thấu (ấp Thạnh Hòa) không thể nhớ đã bao nhiêu lần đi bầu cử nhưng lần này nhiều cảm xúc hơn bởi Thạnh An giờ đã được công nhận là xã đảo. "Tôi nói với các con, cháu của mình phải cố gắng thu xếp công việc đi bầu cử đầy đủ, chọn những người xứng đáng đại diện cho tiếng nói của người dân xã đảo mình. Đó là cách để nhà nước và người dân cùng nhau phát triển xã nhà" - ông Thấu nói.
Tại Bệnh viện Dã chiến Củ Chi (TP HCM), công tác bầu cử sẵn sàng cho 142 cử tri, gồm 14 nhân viên y tế, 92 người đang cách ly tập trung và 36 người mắc Covid-19 đang điều trị. Bác sĩ chuyên khoa II Trần Chánh Xuân, Phó Giám đốc Bệnh viện Dã chiến Củ Chi, cho biết 4 nhân viên y tế được trang bị bảo hộ phòng dịch làm các công đoạn bầu cử từ khâu phát đến khâu tiếp nhận phiếu bầu bỏ vào thùng phiếu, niêm phong 3 lớp thùng phiếu... Viết, giấy bút sử dụng một lần rồi bỏ. Bệnh viện chuẩn bị mọi phương án để bệnh nhân Covid-19 được thực hiện quyền công dân của mình.
Từ 6 giờ 30 phút ngày 23-5, hàng ngàn cán bộ chiến sĩ Lữ đoàn tàu săn ngầm 171 Vùng 2 (Quân chủng Hải quân) đã đi bầu cử. 18 tuổi, lần đầu tiên thực hiện quyền công dân của mình, binh nhất Giang Trí Thành (Trung đội Vệ binh Lữ đoàn 171) xúc động chia sẻ: "Đây là lần đầu tiên tôi được cầm lá phiếu trên tay để thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân nên cảm xúc lạ lắm, vừa háo hức vừa hồi hộp. Tôi hy vọng những đại biểu được bầu sẽ tiêu biểu về trí tuệ, đạo đức, phẩm chất và năng lực, xứng đáng với kỳ vọng của người dân".
Tại buôn Ako Dhong, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, cử tri đồng bào dân tộc Ê Đê tập trung về nhà văn hóa để bỏ phiếu. Tiếng cồng chiêng ngân vang hòa với sắc phục truyền thống của đồng bào Ê Đê khiến khu vực bỏ phiếu thêm đặc biệt. Bà Yă Líp cho biết cả nhà 5 người dậy từ sáng sớm, mặc trang phục truyền thống của đồng bào Ê Đê để đi bầu cử. Các thủ tục bỏ phiếu được chính quyền địa phương hướng dẫn từ trước nên không gặp bất kỳ khó khăn nào.
Trong khi đó, sáng 23-5, TP Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) mưa rất to nhưng các địa điểm bầu cử vẫn khai mạc đúng giờ, cử tri đến bỏ phiếu từ sớm và thực hiện đầy đủ 5K theo khuyến cáo của Bộ Y tế...
Đến 11 giờ, tỷ lệ cử tri cả nước đi bầu cử đạt 66,84% Theo báo cáo của Bộ Nội vụ, qua tổng hợp tại 63 tỉnh, thành phố tính đến thời điểm 11 giờ ngày 23/5, đã có 46.994.905 cử tri đi bầu cử (đạt 66,84%). Một số địa phương có tổng số cử tri đi bỏ phiếu đạt tỷ lệ cao (Hà Giang 98,54%, Hòa Bình 93,38%, Hậu Giang 93,03%, Lào Cai 87,78%, Trà Vinh...