TP Hồ Chí Minh: Chi cục trưởng phải kiểm soát tiến độ của từng Chấp hành viên
Đó là yêu cầu của Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự (THADS) TP HCM Vũ Quốc Doanh tại buổi làm việc về tổ chức kiểm tra, nắm bắt tình hình kết quả công tác 06 tháng đầu năm 2019 và đôn đốc, chỉ đạo thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ về THADS được giao năm 2019 tại Chi cục THADS quận 4.
Cục trưởng Vũ Quốc Doanh phát biểu tại buổi làm việc
Đoàn công tác do Cục trưởng Cục THADS TP Vũ Quốc Doanh làm Trưởng đoàn và chủ trì các buổi làm việc. Cùng tham gia Đoàn công tác có lãnh đạo Văn phòng, Phòng Tổ chức cán bộ thuộc Cục. Về phía lãnh đạo địa phương có đồng chí Trần Hoàng Quân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Trưởng ban Chỉ đạo THADS quận 4; Đại diện Lãnh đạo Công an, TAND, VKSND quận; Lãnh đạo Chi cục và toàn thể công chức Chi cục THADS quận 4 tham dự.
Theo báo cáo tóm tắt do Chi cục trưởng trình bày tại buổi làm việc, kết quả 06 tháng đầu năm cụ thể: Về việc, tổng số thụ lý là 2.829 việc đạt 45,3% (thấp hơn so với chỉ tiêu 229,2%); Về tiền, 543 tỷ 441 triệu 467 ngàn đồng đạt 5,03% (thấp hơn 28,47%), như vậy tính bình quân THADS hiện là đơn vị đạt chỉ tiêu thấp nhất 26/26 đơn vị THADS toàn thành phố.
Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế trong công tác THADS tại các địa bàn, chủ yếu là do số việc thi hành án thụ lý trong năm 2019 tăng, lượng án mỗi Chấp hành viên được giao cao so với mặt bằng chung của thành phố.
Công tác xử lý vật chứng còn chậm, số tang vật còn tồn đọng nhiều do cơ quan điều tra công an không chuyển giao hoặc có chuyển giao thì không đầy đủ. Phần lớn hồ sơ án tín dụng ngân hàng không có tài sản đảm bảo thi hành án, công tác phối hợp giữa cơ quan thi hành án và các ban, ngành trong quận chưa thực sự nhịp nhàng đây cũng là một trong những nguyên nhân gây khó khăn trong việc xác minh thi hành án.
Video đang HOT
Sau khi nghe báo cáo, thảo luận, Chủ tịch UBND quận, Trưởng Ban chỉ đạo THADS quận 4 đánh giá tình hình của Chi cục THADS quận yêu cầu Chi cục trưởng Chi cục THADS quận chủ động, kịp thời báo cáo Ban Chỉ đạo THADS quận những khó khăn tồn tại trong công tác phối hợp liên ngành và đưa ra một số giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm triển khai thực hiện để nâng cao hiệu quả công tác, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ, chỉ tiêu được giao năm 2019 như: Tăng cường công tác phối hợp với các ban, ngành trong công tác THADS, nghiên cứu vận dụng tốt nhất công tác dân vận, tập huấn nâng cao kỹ năng đối thoại, tiếp công dân giảm thiểu tối đa đơn thư khiếu nại, tố cáo. Kịp thời báo cáo những khó khăn, vướng mắc về Ban Chỉ đạo THADS.
Phát biểu tại buổi làm việc, ông Vũ Quốc Doanh, Cục trưởng Cục THADS TP, ghi nhận sự cố gắng của tập thể lãnh đạo, công chức Chi cục THADS quận 4 và yêu cầu Chi cục thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể được đặt ra như: Bám sát chương trình, tập trung thực hiện tốt 12 nhóm nhiệm vụ trọng tâm trong Kế hoạch công tác năm 2019 của Chi cục, trên cơ sở Nghị quyết Đại hội Đảng 2015-2020 của Quận ủy quận 4.
Thực hiện tốt công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo, kịp thời tránh tình trạng khiếu nại vượt cấp, không để phát sinh điểm nóng; Thường xuyên tự kiểm tra, rà soát các hồ sơ THA bảo đảm việc áp dụng đúng trình tự, quy định pháp luật; Nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu trong phòng chống tiêu cực, tham nhũng, kỷ luật, kỷ cương hành chính theo tinh thần của Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 05/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ.
Cục trưởng đặc biệt nhấn mạnh yêu cầu tập thể lãnh đạo, Chấp hành viên Chi cục THADS quận 4 phải có những giải pháp cụ thể để nâng cao kết quả giá trị thi hành, Chi cục trưởng phải kiểm soát tiến độ tổ chức thi hành án của từng Chấp hành viên, không chung chung, đối với những hồ sơ án có giá trị lớn, tập trung lập kế hoạch, xin ý kiến chỉ đạo nghiệp vụ để có hướng tháo gỡ hoàn thành nhiệm vụ chỉ tiêu giao.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, chỉ đạo điều hành; Rà soát, thống kê và có biện pháp xử lý dứt điểm số tiền, vật chứng còn tồn đọng; Tích cực phối hợp liên ngành trong thi hành án, thực hiện tốt quy chế phối hợp với liên ngành; Tăng cường hơn nữa công tác dân vận trong thi hành án, thực hiện nghiêm cơ chế một cửa, quan tâm đến việc hỗ trợ trực tuyến cho người dân.
Cẩm Tú
Theo PLVN
Sức lan tỏa phong trào "Ngành Tư pháp chung sức xây dựng nông thôn mới"
Năm 2018, phong trào thi đua "Ngành Tư pháp chung sức góp phần xây dựng nông thôn mới", "Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau" đã tạo được sức lan tỏa lớn.
Một hoạt động xã hội của Cục THADS Hà Tĩnh
Các phong trào nói trên đã được các cơ quan, đơn vị trong Ngành, cán bộ, công chức nhiệt tình hưởng ứng, nhân dân phấn khởi, đón nhận và được triển khai sâu rộng bằng những việc làm, hành động cụ thể với nhiều hình thức thi đua phong phú, đa dạng, thiết thực.
Các đơn vị thuộc Bộ đã tăng cường công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, phổ biến pháp luật, tham gia tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ hòa giải, kiến thức pháp luật cho báo cáo viên, hòa giải viên các huyện nghèo; phối hợp với chính quyền địa phương đăng ký tham gia giúp đỡ các xã xây dựng nông thôn mới, trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo; quan tâm, sát cánh với những người dân ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, ven biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Các Sở Tư pháp chủ động phối hợp với đơn vị liên quan tích cực tham mưu cho cấp ủy, chính quyền cùng cấp trong xây dựng, hoàn thiện thể chế chính sách, pháp luật, tạo môi trường pháp lý thuận lợi, khuyến khích, thu hút các nguồn lực để xây dựng nông thôn mới; thể chế hóa đầy đủ, kịp thời, các chủ trương, chính sách nhằm nâng cao chất lượng, đảm bảo tiến độ xây dựng nông thôn mới; tham mưu chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện chuẩn tiếp cận pháp luật; lựa chọn xã đặc biệt khó khăn để giúp đỡ với nhiều hình thức.
Nhiều Cục, Chi cục THADS đã chủ động phối hợp chính quyền địa phương đăng ký tham gia giúp đỡ các xã xây dựng nông thôn mới; kết hợp, lồng ghép các hoạt động xây dựng nông thôn mới với việc triển khai, thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị như xây dựng xã, địa bàn không có án tồn đọng; hiến đất, ngày công lao động xây dựng giao thông nông thôn; phối hợp chính quyền, các tổ chức đoàn thể tại địa phương tuyên truyền, vận động, giúp đỡ người được thi hành án, người phải thi hành án hoặc những người được đặc xá, những người đã mãn hạn tù, là đối tượng đang phải thi hành án dân sự thực hiện tốt nghĩa vụ công dân, sớm hoà nhập với cộng đồng, ổn định cuộc sống.
Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong Ngành cùng với việc dành ít nhất 1-2 ngày lương, các phần quà, đồ dùng, vật phẩm giá trị khác để ủng hộ các hoạt động đền ơn đáp nghĩa; ủng hộ kinh phí tổ chức các hoạt động an sinh xã hội và xây dựng Khu di tích truyền thống của Đảng bộ Khối; ủng hộ chương trình "Đồng hành cùng phụ nữ biên cương" do Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam phát động; ủng hộ người nghèo, đồng bào bị lũ lụt, thiên tai; giúp đỡ học sinh nghèo vượt khó... tham gia giúp đỡ đồng bào vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số các hoạt động hỗ trợ khác nhằm góp phần cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho những người dân còn gặp nhiều khó khăn.
Lãnh đạo Bộ cùng đoàn công tác đã trao tặng chính quyền và nhân dân vùng lũ tỉnh Lai Châu, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa; ủng hộ nhân dân tại tỉnh Attapeu của Lào khắc phục hậu quả do vỡ đập thủy điện; đến thăm hỏi, trao tặng tiền mặt và 114 phần quà tới các thương, bệnh binh, gia đình chính sách, người có công tại Trung tâm Điều dưỡng Thương, bệnh binh Kim Bảng, Hà Nam; Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp đã phối hợp với Sở Tư pháp, Cục Thi hành án dân sự các tỉnh Thanh Hóa, Hà Tĩnh và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam tổ chức Chương trình "Hành trình tri ân - Hành trình tình nguyện", phối hợp với Tỉnh đoàn Thanh Hóa, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trao tặng số tiền cho Trung tâm Điều dưỡng người có công tỉnh Thanh Hóa...
Các cơ quan, đơn vị thuộc Khu vực thi đua khối các cơ quan tư pháp các tỉnh miền Đông Nam bộ hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà tình thương cho ba công chức trong ngành Tư pháp có hoàn cảnh khó khăn tại các tỉnh Đắk Nông, Lâm Đồng và Tây Ninh với mức hỗ trợ cho mỗi công chức là 60 triệu đồng; Sở Tư pháp tỉnh Lào Cai đã tặng quà cho các gia đình chính sách, hộ nghèo, các cháu có hoàn cảnh khó khăn với tổng giá trị là 25,4 triệu đồng cùng với các tặng phẩm khác; Sở Tư pháp tỉnh Hà Nam nhận Phụng dưỡng hai Mẹ Việt Nam Anh hùng; Sở Tư pháp tỉnh Long An nhận phụng dưỡng một Mẹ Việt Nam Anh hùng, Sở Tư pháp TP HCM đóng góp xây hai căn nhà tình thương với tổng giá trị 100 triệu đồng cho cán bộ Tư pháp - Hộ tịch cấp xã khó khăn ở Lâm Đồng...
Các cục THADS Hải Dương, Tây Ninh, Hậu Giang, Đà Nẵng, Sơn La, Bạc Liêu, Yên Bái, Cần Thơ, Kon Tum, Quảng Ninh, Quảng Nam, Khánh Hòa... cũng có nhiều hoạt động thiết thực tham gia hỗ trợ xây dựng nông thôn mới, giúp đỡ người dân cả vật chất và tinh thần.
Bằng những việc làm thiết thực, ngành Tư pháp đã, đang và sẽ tiếp tục chung sức nỗ lực góp phần xây dựng nông thôn mới và giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn trong và ngoài ngành đúng như tên gọi các chương trình đề ra.
Thanh Nhàn
Theo PLVN
Bà Diệp Thảo ra 'chỉ thị' đầu tiên khi quay về Trung Nguyên Cùng với 'chỉ thị' đầu tiên sau khi quay về Trung Nguyên, bà Diệp Thảo còn nhắc đến một người phụ nữ đặc biệt đứng sau 'cuộc chiến' pháp lý giữa vợ chồng bà. Cương quyết trở về là bà chủ Trung Nguyên Ngày 4/10, trong thông cáo báo chí được phát đi, bà Lê Hoàng Diệp Thảo chính thức thông tin về...