TP HCM yêu cầu đào gấp kênh đã lấp 15 năm
Với kinh phí 2.000 tỷ đồng, dự án đào lại kênh Hàng Bàng ( quận 6) được thành phố yêu cầu đẩy nhanh tiến độ đã cam kết với nhà tài trợ.
UBND TP HCM đề nghị các đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ dự án cải tạo kênh Hàng Bàng (quận 6) bởi đây là công trình trọng điểm và phải thực hiện đúng cam kết với nhà tài trợ. Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng đoạn từ đường Bình Tiên đến kênh Lò Gốm phải hoàn thành trước ngày 10/5 để bàn giao cho chủ đầu tư thi công. Tiếp đó, quận 6 phải hoàn tất việc giải phóng mặt bằng giai đoạn 2 từ đường Mai Xuân Thưởng đến kênh Vạn Tượng trước 31/12.
Kênh Hàng Bàng hiện rộng khoảng 3 m, là lối đi lại của hàng nghìn người dân. Ảnh:Duy Trần
Ban quản lý Đầu tư xây dựng công trình giao thông đô thị (chủ đầu tư) được giao khẩn trương lên kế hoạch nạo vét, xây dựng bờ kè, lắp đặt chiếu sáng, trạm bơm, phát triển mảng xanh trên toàn tuyến… trong vòng 12 tháng. Khi nhận mặt bằng, chủ đầu tư phải thi công ngay.
Kênh Hàng Bàng chạy từ Lò Gốm (quận 6) đến kênh Vạn Tượng (quận 5) dài khoảng 1.400 m bị lắp đặt cống hộp năm 2000 do ô nhiễm nghiêm trọng. Sau đó người dân xây nhà hai bên nên con kênh chỉ còn lại lối đi đổ xi măng rộng chừng 3 m, giữa hai dãy nhà. Nhiều chuyên gia đánh giá, việc thu hẹp dòng chảy kênh Hàng Bàng khiến khu vực quận 6 bị ngập úng.
Theo kế hoạch, kênh Hàng Bàng được đào rộng 11 m như ban đầu, kinh phí khoảng 2.000 tỷ đồng. Để đào lại kênh, toàn bộ khu nhà nằm giữa đường Bãi Sậy và Phan Văn Khỏe (chạy song song với kênh Hàng Bàng) có chiều ngang chừng 30 m, với gần 950 hộ dân ở dọc hai bên dòng kênh (từ đường Lò Gốm đến Ngô Nhân Tịnh) sẽ bị giải tỏa trắng. Dự kiến đến năm 2020 dự án cải tạo sẽ hoàn thiện.
UBND TP cũng yêu cầu chủ đầu tư, đơn vị thi công hoàn thành những hạng mục cuối tại công trình cải tạo kênh Tân Hòa – Lò Gốm trước ngày 31/5. Giao các đơn vị chức năng xúc tiến nghiên cứu biện pháp cải tạo kênh Đôi – Kênh Tẻ – Tàu Hủ (giai đoạn 3), cải tạo rạch Xuyên Tâm, Văn Thánh, cầu Đỏ (quận Bình Thạnh)…
Duy Trần
Theo VNE
Video đang HOT
Phố đi bộ đầu tiên ở Sài Gòn chạy nước rút để ra mắt người dân
Công nhân của dự án quảng trường, phố đi bộ Nguyễn Huệ, quận 1 (TP.HCM) đang gấp rút thi công ngày đêm để kịp bàn giao công trình cho chủ đầu tư, trước ngày diễn ra lễ kỷ niệm chào mừng 40 năm thống nhất đất nước.
Công nhân công trình phố đi bộ Nguyễn Huệ đang gấp rút hoàn thành các hạng mục
Theo thiết kế, phố đi bộ Nguyễn Huệ có chiều dài 670 m, rộng 64 m, với tổng kinh phí xây dựng gần 430 tỉ đồng. Toàn bộ mặt đường và vỉa hè được lát đá granite với tuổi thọ trên 100 năm. Dự án cũng bao gồm việc xây dựng hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật, đài phun nước, cây xanh, trung tâm ngầm điều khiển ánh sáng, nhạc nước, âm thanh, camera và nhà vệ sinh công cộng... Hiện các hạng mục đã cơ bản hoàn thành.
Ông Đỗ Anh Minh, chỉ huy trưởng công trình của Công ty TNHH Xây dựng công trình Hùng Vương - một trong những nhà thầu chính thi công dự án này - cho biết: "Xây dựng cơ bản đã hoàn thành 95%, công trình sẽ kịp tiến độ để bàn giao lại cho Khu Quản lý giao thông đô thị số 1 (chủ đầu tư dự án) vào ngày 20.4. Trước khi diễn ra lễ kỷ niệm 40 năm giải phóng đất nước, phố đi bộ sẽ có 10 ngày để vận hành thử và kiểm tra".
Từng viên đá granite được công nhân cắt rất cẩn thận
Các phiến đá được sắp xếp ngay ngắn và được gia cố chắc chắn
Đá granite dày 8 cm được lát trên mặt đường, còn vỉa hè là đá granite dày 6 cm với gam màu sáng
Từng viên đá được vận chuyển cẩn thận bằng xe cẩu vào công trình
Cây xanh được trồng mới dọc hai bên đường đi bộ
Quảng trường đi bộ được kết nối với công trình tàu điện ngầm Metro trong tương lai
Công nhân hối hả thi công giữa trưa nắng gắt
Hiện rào chắn hai bên công trình đã được mở, khách du lịch thích thú với những hình ảnh công trình đang thi công
Hệ thống điện ngầm phục vụ cho hạng mục chiếu sáng, nhạc nước... cơ bản đã hoàn thành
Đài phun nước, chiếu sáng nghệ thuật tại vòng xoay đồng hồ cũ
Công nhân miệt mài thi công đến tận nửa đêm
Anh Thạch Minh Tâm, công nhân thi công dự án, cho biết tất cả công nhân thuộc dự án từ khi bắt đầu đến nay chia ca làm liên tục từ 7 giờ 30 đến 24 giờ nhằm cho kịp thời gian bàn giao. Sau đó là khoảng thời gian dành cho xe vận chuyển đất, rác và nguyên vật liệu
Độc Lập - Vũ Phượng
Theo Thanhnien
Thưởng tết ngân hàng: Mùa khô không có "lũ" Kết thúc năm tài chính 2014, không ít ngân hàng báo lãi vượt chỉ tiêu đưa ra, tuy nhiên, mức lợi nhuận còn lại sau trích lập dự phòng của nhiều nhà băng rất ít. Vì thế, không chỉ với cổ đông phải chia sẻ khi không còn cổ tức, mà người lao động trong lĩnh vực tài chính - vốn dĩ được...