TP HCM và Cần Thơ: Chật vật với nước ngập
Mực nước đo tại trạm Cần Thơ trên sông Hậu vào sáng 30-9 là 2,25 m, cao hơn báo động 3 là 0,35 m. Đây là mực nước cao nhất từng xuất hiện tại đây
Trong ngày 30-9, nhiều nơi ở TP HCM và TP Cần Thơ ngập nặng, gây khó khăn cho các phương tiện lưu thông và sinh hoạt của người dân.
Nước bất ngờ dâng cao
UBND quận 8, TP HCM cho biết có gần 200 người đã được quận này huy động trong ngày 30-9 để tham gia gia cố bờ bao khu vực cầu kênh Ngang số 3 trên đường Mễ Cốc (phường 15, quận 8). Trước mắt, lực lượng chức năng tìm giải pháp ngăn chặn nước ngập tại khu vực sạt lở bằng giải pháp che chắn bằng bao đất. Ngoài ra, bố trí nhiều máy bơm để hút nước.
Lý do vỡ bờ bao, theo UBND quận 8 là bờ bao đang được thi công. Đợt triều cường lần này nước dâng lên quá nhanh, do đó gia tăng áp lực lên bờ kè cũ. Một đoạn bờ kè sập hơn 3 m. Nhiều hẻm lân cận chịu ngập.
Nước dâng cao tại Cần Thơ, hàng ngàn phương tiện chật vật khi lưu thông trong nội đô TP Cần Thơ, sáng 30-9. Ảnh: CA LINH
Chị Lê Thị Kim (39 tuổi; ngụ hẻm 124 đường Mễ Cốc), kể lúc 16 giờ ngày 29-9, nước bất ngờ dâng cao, xoáy rất mạnh. Hơn một tháng trước, cần cẩu thi công ở bờ bao bỗng dưng ngã đổ. Tại đây, một phần bờ bao hư hỏng và đợt triều cường lần này theo vị trí sạt lở đó tràn vào nhà dân.
Sáng và tối cùng ngày, tại nhiều tuyến đường ở quận Ninh Kiều (trung tâm TP Cần Thơ) như: Nguyễn Văn Cừ, Mậu Thân, Nguyễn Văn Linh, 3 Tháng 2, Trần Văn Hoài, Trần Hưng Đạo, Lý Tự Trọng… ngập sâu trong nước. Do triều cường lúc sáng sớm, đúng giờ đưa con đi học nên nhiều người phải vất vả để vượt qua dòng nước chảy xiết. Nhiều người vất vả dắt môtô bị chết máy ra khỏi khu vực ngập, tìm chỗ sửa.
Phụ huynh vất vả vượt qua dòng nước để đưa con tới trường Ảnh: CA LINH
Chở 2 con đi học, anh Võ Văn Vĩnh (ngụ phường Phú Thứ, quận Cái Răng, TP Cần Thơ), ngao ngán: “Chưa năm nào tôi thấy nước dâng cao như năm nay. Đưa con đi học mà ngỡ như chạy trên sông khi nước dâng ngập hơn nửa bánh xe. Ngày đầu tuần phải đem nệm, gối cho con nhưng nước làm ướt hết, một lúc sau thì xe cũng chết máy”.
Video đang HOT
Nhiều phụ huynh phải dựng xe ngoài đường Trần Hưng Đạo và Mậu Thân rồi cõng con lội bộ qua khu vực nước ngập trong hẻm 218 để vào Trường Tiểu học Thanh Xuân.
Dự báo lũ nhỏ nhưng nước dâng cao
Trong khi đó, tại khu vực cồn Khương (phường Cái Khế, quận Ninh Kiều), nước dâng cao tràn qua đê bao gây ngập nhiều nhà dân. Ông Bùi Văn Hên (70 tuổi, ngụ phường Cái Khế), than thở: “Nước dâng từ hôm 28-9 nhưng 2 ngày nay mới dâng cao đến mức như vậy. Triều cường làm quán ăn cũng là nơi ở của gia đình bị ngập sâu hơn 1 m. Tôi đã di dời đồ đạc ra ngoài, tìm nơi khác tá túc. Việc buôn bán chắc phải ngưng cả tháng”.
Theo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP Cần Thơ, mực nước đo được tại trạm Cần Thơ trên sông Hậu lúc 17 giờ ngày 29-9 là 2,22 m nhưng lúc 5 giờ 30 phút ngày 30-9 đã 2,25 m, cao hơn báo động 3 là 0,35 m và cũng là mực nước cao nhất từng xuất hiện tại TP Cần Thơ (năm 2018 mực nước lịch sử là 2,23 m).
Lực lượng chức năng quận 8, TP HCM gia cố tạm thời bờ bao khu vực cầu kênh Ngang Ảnh: Lê Phong
Nói về việc năm nay dự báo là lũ nhỏ nhưng nước lại dâng cao tại nội ô Cần Thơ ở mức lịch sử, ThS Kỷ Quang Vinh, nguyên Chánh Văn phòng Công tác biến đổi khí hậu TP Cần Thơ, nhận định: “Diễn biến lũ năm nay phức tạp. Trong vòng 1 tháng trên thượng nguồn có mực nước thấp nhất lịch sử thì nửa tháng sau đã lên mực cao nhất lịch sử tại vùng Kratie (Campuchia). Hiện giờ, lũ trên thượng nguồn đã xuống thấp nhất lịch sử trở lại. Tại Cần Thơ, nước lên cao lịch sử do đỉnh lũ ở thượng nguồn chảy về tới đây và một phần khác do thủy triều. Đỉnh triều cộng với đỉnh lũ ở thượng nguồn đổ về làm nước dâng cao”.
ThS Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia độc lập nghiên cứu về sinh thái ĐBSCL, cho rằng nhiều năm nay, ĐBSCL làm đê bao khép kín để làm lúa vụ 3, lũ về không có không gian nên chảy xuống hạ lưu. “Cần Thơ ngập nặng là vì ở vùng giữa đồng bằng, nơi này cũng làm đê bao khép kín khắp nơi. Chỗ nào cũng bít nên nước tìm chỗ hở để chảy vào. Mà ở đồng bằng chỗ hở là các thành phố, đô thị và quốc lộ” – ông Thiện nói và lưu ý là ngoài ra, do sụt lún nên tình trạng ngập ở đô thị diễn ra nhanh hơn. Theo nghiên cứu của Hà Lan, từ năm 1991 đến nay, TP Cần Thơ có thể đã lún 20 cm.
Bảo đảm an toàn cho học sinh
Trước tình hình triều cường dâng cao, ngày 30-9, Sở Giáo dục và Đào tạo TP Cần Thơ đã có thông báo gửi các cơ sở giáo dục trên địa bàn về việc yêu cầu căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, lãnh đạo các đơn vị chủ động cho học sinh tại các cơ sở giáo dục bị ảnh hưởng bởi triều cường được nghỉ học 1 ngày vào ngày 1-10. Việc này nhằm ứng phó, hạn chế thiệt hại do triều cường gây ra và bảo đảm an toàn cho học sinh trên địa bàn.
Lê Phong – Ca Linh
Theo Nguoilaodong
Hà Nội: Huy động nhiều lực lượng phòng, chống thiên tai phục vụ kỳ thi THPT quốc gia năm 2019
Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội vừa yêu cầu rà soát, cập nhật phương án phòng, chống thiên tai phục vụ tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2019.
Ảnh minh họa
Theo đó, để đảm bảo an toàn trong thời gian diễn ra kỳ thi THPT quốc gia năm 2019, UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo lực lượng chức năng: Thường trực 24/24 giờ tại Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn của đơn vị. Thường xuyên theo dõi diễn biến tình hình thiên tai chuẩn bị các điều kiện bảo đảm sẵn sàng triển khai phương án ứng phó khi có thiên tai xảy ra, trong đó, chú ý quan tâm đến kế hoạch, phương án ứng phó với mưa lớn, dông, lốc...
Chủ động giúp đỡ học sinh, phụ huynh, cán bộ tham gia kỳ thi an toàn khi thiên tai xảy ra, đặc biệt quan tâm tới một số khu vực có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, lũ rừng ngang tại các huyện: Chương Mỹ, Ba Vì, Sóc Sơn; tăng cường tuyên truyền, cảnh báo thiên tai; bảo đảm thông tin chỉ đạo của các cấp chính quyền đến từng thôn, xóm để học sinh và người dân sẵn sàng ứng phó trước các tình huống thiên tai bất thường, cực đoan.
Các sở, ngành, cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn thành phố: Theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả của thiên tai trong phạm vi quản lý.
Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã xây dựng và triển khai phương án đảm bảo an toàn cho học sinh khi có thiên tai xảy ra.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các doanh nghiệp thủy lợi thực hiện các phương án tiêu úng, chú ý phương án chống úng ngập cho các khu vực trũng, thấp thường xuyên úng ngập ảnh hưởng an toàn giao thông đi lại khu vực ngoại thành.
Sở Xây dựng triển khai phương án phòng, chống úng ngập nội thành, đảm bảo vệ sinh môi trường; phòng, chống cây, cột điện đổ; đảm bảo an toàn điện chiếu sáng công cộng, không để xảy ra tình trạng mất điện, nước; triển khai việc phòng, chống đổ, sập nhà, công trình, trường học, địa điểm thi.
Sở Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với Công an thành phố xây dựng phương án, tổ chức phân luồng giao thông cho từng địa bản cụ thể; chuẩn bị lực lượng, phương tiện, bố trí vật tư ở những khu vực trọng yếu để đảm bảo giao thông thông suốt trên các tuyến giao thông chính trong những ngày thi.
Bộ Tư lệnh Thủ đô phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức hiệp đồng, huy động, bố trí lực lượng, phương tiện sẵn sàng ứng cứu và xử lý kịp thời các tình huống khẩn cấp và khắc phục hậu quả thiên tai.
Công an thành phố tổ chức thực hiện phương án bảo đảm an ninh chính trị, trật tự cho kỳ thi; bố trí lực lượng tổ chức phân luồng, hướng dẫn giao thông tại các khu vực bị ảnh hưởng của thiên tai, kiếm soát phương tiện giao thông qua các đoạn đường bị ngập sâu trong thời gian diễn ra kỳ thi.
Sở Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã kịp thời triển khai công tác cứu trợ học sinh, phụ huynh, cán bộ, giáo viên tham gia kỳ thi trong các tình huống thiên tai.
Sở Công Thương phối hợp với các sở, ngành liên quan chỉ đạo, tổ chức dự trữ lương thực, thuốc men, hàng hóa, vật tư thiết yếu, sẵn sàng chi viện, cứu trợ khi thiên tai xảy ra.
Sở Y tế chuẩn bị lực lượng cán bộ y tế, cơ số thuốc, phương tiện, vật tư, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu cấp cứu, khám chữa bệnh, phòng chống dịch bệnh tại các điểm thi bảo đảm sức khỏe cho học sinh tham gia kỳ thi.
Sở Tài chính phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối, ưu tiên và bố trí kinh phí kịp thời cho các đơn vị liên quan theo quy định.
Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình của thành phố phối hợp với Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố và các cơ quan thông tin đại chúng của trung ương thông báo thường xuyên về tình hình thiên tai; tăng thời lượng tin bài, bổ sung đa dạng các hình thức tuyên truyền, phổ biến các biện pháp phòng, chống thiên tai để học sinh và người dân chủ động phòng, tránh và khắc phục hậu quả khi thiên tai xảy ra.
Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội thường xuyên kiểm tra, ứng trực, kịp thời sửa chữa, khắc phục sự cố bảo đảm cung cấp điện đầy đủ an toàn phục vụ kỳ thi.
Các Công ty TNHH MTV Đầu tư phát triển thủy lợi: Sông Nhuệ, sông Đáy, Mê Linh, Công ty TNHH MTV Thủy lợi sông Tích: Tập trung tu sửa máy móc, thiết bị, sẵn sàng vận hành 100% các trạm bơm tiêu úng, tăng cường khả năng tiêu thoát ra các sông nội đồng khi thiên tai xảy ra trong thời gian kỳ thi diễn ra.
Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh Hà Nội: Kiểm tra, kịp thời xử lý cây, cành mất an toàn chú trọng khu vực có tổ chức kỳ thi.
Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội: Tổ chức ứng trực tại những điểm thường xuyên bị úng ngập trong khu vực nội thành; chủ động khơi thông hệ thống sông, mương tiêu, các hố ga, đảm bảo thoát nước nhanh tại các điểm úng ngập cục bộ, không để xảy ra tình trạng giao thông bị chia cắt trong những ngày thi.
T.Quang
Theo PL&XH
Nam thanh niên định nhảy cầu Cần Thơ tự tử vì bị ngăn cản yêu đương Buồn chuyện tình cảm, nam quản lý quán karaoke ra cầu Cần Thơ định tự tử thì được hai cán bộ công an giải cứu thành công. Khoảng 10h sáng nay, Công an phường Hưng Phú (quận Cái Răng) nhận tin báo, có người muốn nhảy cầu Cần Thơ xuống sông Hậu tự tử. C.V.Đ (21 tuổi, ngụ tỉnh Vĩnh Long) đã trèo...