TP HCM ứng phó ‘tình huống xấu nhất’
Bí thư Thành uỷ Nguyễn Thiện Nhân cho biết thành phố đã chuẩn bị vật chất, nhân lực ứng phó tình huống dịch Covid-19 xấu nhất, không để vượt quá 100 người nhiễm.
Chiều 16/3, họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 của TP HCM, ông Nguyễn Thiện Nhân lưu ý về diễn biến phức tạp của dịch bệnh khi các chuyên gia dự báo Covid-19 có thể kéo dài ít nhất vài tháng, thậm chí vài năm.
Thành phố đã chuẩn bị các khu cách ly cho 3.000 người, sẽ tăng cơ sở cho hơn 20.000 người. Bác sĩ chuyên khoa nhiễm có 400 người, đang tập huấn cho khoa khác để tăng nhân lực có thể điều trị cho 1.000-1.400 người bệnh; tăng từ 600 giường bệnh lên 1.600 giường – tương ứng với 16.000 người bị nhiễm; thêm 1.200 máy thở…
Tuần qua TP HCM phát hiện 7 người nhiễm bệnh, trung bình một ca dương tính nCoV phải cách ly 280 người. “Mục tiêu phấn đấu của thành phố là phát hiện, cách ly kịp thời, không để số người nhiễm vượt quá 100. Đây không phải là việc dễ dàng nhưng nếu làm quyết liệt chúng ta sẽ kiềm chế được dịch, giữ được ổn định lâu”, ông Nhân nói.
Người đứng đầu Thành uỷ TP HCM cũng kêu gọi người dân chia sẻ khó khăn khi dịch bệnh đang ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực trong đời sống, xã hội: trẻ em phải nghỉ học, người kinh doanh thất thu, doanh nghiệp mất thu nhập, người lao động bị cắt lương… “Mỗi người hãy chấp nhận thu nhập ít đi và chia sẻ với doanh nghiệp, chứ đòi hỏi cuộc sống và thu nhập của tôi phải như cũ thì không thể được”, ông Nhân nói và đề nghị người dân, các đơn vị phải điều chỉnh nếp sống để vừa phòng chống dịch, vừa duy trì kinh tế – xã hội không xuống quá thấp.
TP HCM đang lập thêm khu cách ly giống bệnh viện dã chiến ở Củ Chi (ảnh) trước bối cảnh dịch bệnh ngày càng nguy hiểm. Ảnh: Như Quỳnh.
Video đang HOT
Trước đó, ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TP HCM, cho biết 5 ca mắc bệnh mới tại thành phố và 41 ca mới trên toàn quốc đều liên quan đến các chuyến bay, hành khách nhập cảnh từ nước ngoài. Trước thực trạng này Sở Y tế sẽ tăng cường và nâng tổng số bộ kit xét nghiệm dịch Covid-19 lên 50.000 bộ.
“Chúng ta cố gắng xét nghiệm, phân loại toàn bộ hành khách nhập cảnh vào TP HCM từ vùng dịch. Công đoạn này giúp ngăn ngừa triệt để việc lây lan trong cộng đồng”, ông Bỉnh nói và cho biết thành phố cũng chuẩn bị nguồn kinh phí để vận hành 10 phòng áp lực âm tại bệnh viện dã chiến huyện Củ Chi và 10 phòng áp lực âm tại huyện Cần Giờ.
Trong ngày đầu tiên áp dụng xét nghiệm y tế hành khách nhập cảnh từ châu Âu, Mỹ, sân bay Tân Sơn Nhất có khoảng 1.000 trường hợp cần lấy mẫu. Để giảm gánh nặng cho sân bay, Sở Y tế đã xin ý kiến Bộ Y tế được lấy mẫu xét nghiệm tại khu cách ly của Quân khu 7. Hành khách sau khi đến đây được hướng dẫn điền tờ khai, lấy mẫu, phân bố về cơ sở cách ly phù hợp. Riêng hành khách từ Mỹ lấy mẫu xét nghiệm tại sân bay, nếu quá tải thì chuyển sang Trung tâm y tế Tân Bình lấy mẫu xét nghiệm.
Về phía UBND thành phố, Chủ tịch Nguyễn Thành Phong yêu cầu các sở ngành và địa phương không chủ quan, nhất là trong tình hình người Việt Nam ở nước ngoài về tránh dịch đang rất cao.
Sở Du lịch được yêu cầu làm việc với các khách sạn để lên danh sách lập các khu cách ly ở các khách sạn.
Sở Công thương phải chuẩn bị nguồn khẩu trang cho thị trường, giúp người dân thực hiện nghiêm chỉ thị của Thủ tướng về việc đeo khẩu trang nơi công cộng. “Tôi nhận được phản ánh của người dân, nói nhiều cửa hàng thuốc Tây không có khẩu trang để bán. Việc này Sở phải rà soát lại rõ ràng, đừng để người dân cho rằng Nhà nước nói mà không làm được”, ông Phong nói.
Chủ tịch UBND thành phố cũng chỉ đạo Sở Y tế chuẩn bị các kịch bản ứng phó dịch bệnh theo từng cấp độ; đồng thời sàng lọc, phân chia các cấp độ để tránh lây chéo vì có một số ca gần hết thời gian cách ly mới phát bệnh.
Hữu Nguyên – Mạnh Tùng (vnexpress.net)
Hải Phòng dừng tặng quà, dành hơn 1.100 tỉ đồng chống COVID-19
Thành phố Hải Phòng dừng tặng quà, không tổ chức lễ hội và dành ra hơn 1.100 tỉ đồng phòng chống dịch.
Ngày 12-3, kỳ họp thứ 13 (bất thường) HĐND TP Hải Phòng khoá 15 đã thông qua nghị quyết với nội dung ổn định tình hình kinh tế-xã hội, tiết giảm chi tiêu, dành hơn 1.100 tỉ đồng sẵn sàng chi cho chống dịch.
Theo đó, HĐND đồng ý cho UBND dành hơn 126 tỉ đồng mua sắm trang thiết bị, phương tiện bảo hộ, vật tư tiêu hao, khẩu trang phục vụ phòng chống dịch COVID-19
HĐND TP Hải Phòng thông qua nghị quyết dành hơn 1.100 tỷ đồng phòng chống dịch Covid-19
HĐND TP Hải Phòng cho áp dụng cơ chế chính sách hỗ trợ khi thực hiện cách ly tập trung và khoanh vùng cách ly theo quyết định của Chủ tịch UBND TP khi dịch bùng phát. Cụ thể, đối với người áp dụng biện pháp cách ly tập trung và lực lượng phục vụ tại cơ sở cách ly được hỗ trợ tiền ăn 65.000 đồng/người/ngày (ăn bếp ăn tập thể).
Tại vùng cách ly khi có dịch, hỗ trợ cho người dân lương thực, thực phẩm thiết yếu với mức 45.000 đồng/người/ngày. Lực lượng chức năng kiểm soát dịch bệnh tại các chốt trạm kiểm dịch ở đầu mối giao thông ra vào vùng cách ly được hỗ trợ mức 65.000 đồng/người/ngày.
HĐND TP đồng ý bố trí 1.000 tỉ đồng để dự phòng phòng kinh phí chống dịch với kịch bản có 1000 bệnh nhân dương tính để UBND TP chủ động điều tiết theo diễn biến thực tế.
Các Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2020, Lễ hội nghề cá Cát Bà, Liên hoan du lịch Đồ Sơn, Gặp mặt kỷ niệm và tặng quà cho các hộ gia đình dịp 65 năm giải phóng sẽ dừng thực hiện. Nguồn kinh phí tổ chức lễ hội, tặng quà cùng với một phần dự phòng ngân sách và 10% chi thường xuyên năm 2020 sẽ được điều tiết làm nguồn dự phòng phục vụ phòng chống dịch bệnh.
Theo Đại biểu Bùi Ngọc Hải, việc ban hành nghị quyết này là một quyết sách đúng và hết sức quan trọng trong điều kiện dịch bệnh diễn biến phức tạp hiện nay. Tuy nhiên, đại biểu Hải cho rằng ngoài nguồn ngân sách, TP nên huy động thêm các nguồn xã hội hoá để tạo thêm nguồn kinh phí sẵn sàng cho phòng chống dịch.
Ông Lê Văn Thành, Bí thư Thành Uỷ, Chủ tịch HĐND TP Hải Phòng, cho rằng TP đã chắt chiu để lấy kinh phí sẵn sàng phòng chống dịch
Ông Lê Văn Thành, Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch HĐND TP, cho rằng công tác phòng chống dịch cần nguồn kinh phí lớn, trong khi đó các khoản ngân sách đã phân bổ hết nên cần điều tiết, chắt chiu các khoản chi khác chuyển sang sẵn sàng phòng chống dịch.
"Nguồn kinh phí này là sự tiết giảm quyền lợi chính đáng của công chức, viên chức và người dân, thể hiện sự chung tay, chung sức, đồng lòng của toàn TP trong phòng chống dịch. Đề nghị UBND TP cấp và sử dụng kịp thời nhưng phải đảm bảo chặt chẽ theo quy định của pháp luật. Thiết bị, vật tư phải đảm bảo tiêu chuẩn. Phải tăng cường giám sát xử lý người vi phạm, tuyệt đối không để thất thoát" - ông Thành nói.
Theo ông Thành, việc hỗ trợ người dân vùng cách ly khi có dịch có ý nghĩa rất quan trọng trong phòng chống dịch nên UBND TP cần có phương án cụ thể đảm bảo cung ứng nhu yếu phẩm tới tay người dân khi cần thiết để người dân yên tâm.
ĐỖ HOÀNG
Theo PLO
Bí thư Tỉnh ủy thăm, chúc mừng Giáng sinh 2019 tại Giáo phận Long Xuyên Sáng 19-12, đoàn công tác của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh, do Bí thư Tỉnh ủy Võ Thị Ánh Xuân làm trưởng đoàn đến thăm và chúc mừng Giáng sinh 2019 tại Tòa giám mục Long Xuyên. Bí thư Tỉnh ủy Võ Thị Ánh Xuân chúc mừng Giáng sinh 2019 tại Giáo phận Long Xuyên Bí thư Thành ủy, Chủ...