TP HCM: Từ năm 2017 chỉ cho phép mô hình chăn nuôi công nghiệp
UBND TP Hồ Chí Minh vừa ban hành Kế hoạch bảo vệ môi trường năm 2017. Theo kế hoạch này, loại hình chăn nuôi nhỏ lẻ, hộ gia đình sẽ không được phép tồn tại.
Cụ thể, đối với các trường hợp chăn nuôi mới, thành phố chỉ chấp thuận phương án chăn nuôi theo mô hình công nghiệp, có hầm biogas đảm bảo hợp vệ sinh; hoặc mô hình vườn – ao – chuồng. Trước khi đầu tư phải có phương án xử lý môi trường, nước thải, được cơ quan chuyên môn thẩm định và phê duyệt.
Từ năm 2017, TP Hồ Chí Minh không cho phép chăn nuôi nhỏ lẻ.
Cũng trong kế hoạch này, UBND TP Hồ Chí Minh yêu cầu các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, xử lý các đơn vị sản xuất, kinh doanh có phát sinh nước thải gây ô nhiễm môi trường nguồn nước, hướng đến kéo giảm và chấm dứt việc xả thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường ra hệ thống sông, kênh, rạch; xử lý nghiêm các trường hợp không đăng ký thu gom rác, xả rác thải bừa bãi xuống sông, kênh, rạch; buộc các hộ dân sống dọc tuyến sông, kênh, rạch ký cam kết không xả rác xuống lòng sông, kênh, rạch.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, tăng cường vệ sinh các tuyến kênh rạch hở, bảo đảm chức năng tiêu thoát nước; tăng cường kiểm tra, xử lý các cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm cao xen cài trong các khu dân cư và dọc các tuyến sông, kênh, rạch; thường xuyên giám sát việc xả thải của các doanh nghiệp tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, kể cả các cơ sở sản xuất kinh doanh hoạt động ngoài khu công nghiệp.
Đối với chất thải rắn, UBND thành phố yêu cầu siết chặt quan ly lưc lương thu gom rac dân lâp va cac Công ty TNHH MTV Dich vu công ich cac quân, huyên; kiêm tra, giam sat hoat đông cua cac tram trung chuyên chât thai răn bảo đảm hơp vê sinh, không gây anh hương môi trương khu dân cư; triển khai phương án đấu thầu công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố đến năm 2020.
Riêng đối với chất thải rắn y tế, TP Hồ Chí Minh yêu cầu tăng cường kiêm tra, giam sat viêc phân loai thu gom, lưu trư chât thai răn y tê tai cac cơ sơ y tê trên đia ban thành phố; tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi xả và chôn lấp chất thải rắn y tế không đúng quy định. Nguyễn Lê
Theo_Hà Nội Mới
Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ 1-1-2017
Bộ LĐ-TB-XH đề xuất tăng mức lương tối thiểu vùng từ 180.000 đồng - 250.000 đồng mỗi tháng so mức lương hiện nay; thời điểm thực hiện từ ngày 1-1-2017.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) đang dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.
Đề xuất tăng thêm mức lương tối thiểu vùng từ 180.000 đồng-250.000 đồng/tháng từ ngày 1-1-2017
Theo đó, Bộ LĐ-TB-XH đề xuất tăng mức lương tối thiểu vùng từ 180.000 đồng - 250.000 đồng mỗi tháng so mức lương hiện nay; thời điểm thực hiện từ ngày 1-1-2017.
Cụ thể, theo đề xuất của Bộ LĐ-TB-XH, quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với doanh nghiệp gồm 4 mức như sau: Mức 3,75 triệu đồng/tháng, áp dụng đối với vùng I; mức 3,32 triệu đồng/tháng, áp dụng đối với vùng II; mức 2,9 triệu đồng/tháng, áp dụng đối với vùng III và mức 2,58 triệu đồng/tháng áp dụng đối với vùng IV.
Theo Bộ LĐ-TB-XH, mức lương tối thiểu trên (tăng từ 180.000 đồng-250.000 đồng so với hiện hành năm 2016, tương ứng với mức tăng theo tỉ lệ phần trăm từ 7,1-7,5% tùy theo từng vùng, mức bình quân tăng 7,3%) được tính toán dựa trên cơ sở bù đủ trượt giá sinh hoạt năm 2016 dự kiến khoảng 4,5%-5% để bảo đảm tiền lương thực tế cho người lao động; cải thiện theo mức tăng năng suất lao động xã hội khoảng 2%-2,5% để thực hiện lộ trình điều chỉnh bảo đảm nhu cầu tối thiểu của người lao động. Nếu thực hiện theo phương án nêu trên thì đáp ứng được khoảng từ 94% nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ tùy theo từng vùng.
Về địa bàn áp dụng, Bộ LĐ-TB-XH đề xuất cơ bản giữ nguyên 4 vùng và danh mục địa bàn ở 4 vùng theo quy định tại Nghị định số 122/2015/NĐ-CP ngày 14-11-2015 của Chính phủ; nhưng có xem xét, cân đối điều chỉnh, bổ sung một số địa bàn áp dụng theo đề nghị của UBND tỉnh, TP trực thuộc trung ương, cụ thể:
Điều chỉnh phân vùng từ vùng II lên vùng I đối với huyện Tân Thành thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu; từ vùng III lên vùng II, gồm: TP Hội An, Tam Kỳ thuộc tỉnh Quảng Nam, TP Trà Vinh thuộc tỉnh Trà Vinh; Từ vùng IV lên vùng III, gồm: huyện Quế Sơn, Thăng Bình thuộc tỉnh Quảng Nam, thị xã Duyên Hải thuộc tỉnh Trà Vinh và điều chỉnh từ vùng III xuống vùng IV đối với huyện Giang Thành thuộc tỉnh Kiên Giang.
Theo Báo Người Lao Động
TP Hồ Chí Minh đề nghị Đồng Nai phối hợp chặn "cát tặc" Trước thực trạng khai thác cát trái phép đang hoành hành trên sông Đồng Nai, sông Đồng Tranh (ranh giới tự nhiên giữa TP Hồ Chí Minh và Đồng Nai), UBND TP Hồ Chí Minh vừa có văn bản đề nghị UBND tỉnh Đồng Nai phối hợp ngăn chặn. Một ghe khai thác cát trái phép trong đêm trên sông Đồng Nai. Trong...