TP. HCM: Trói bạn gái rồi cưỡng hiếp và quay clip
Sau khi cãi nhau, đối tượng trói bạn gái lại rồi giở trò cưỡng hiếp và quay phim lại bằng điện thoại.
Sau khi cãi nhau, đối tượng trói bạn gái lại rồi giở trò cưỡng hiếp và quay phim lại bằng điện thoại. Ảnh minh họa
Theo Tri Thức Trẻ, hôm 21/6 công an Q.Thủ Đức cho biết, đang tạm giữ hình sự nghi can Nguyễn Văn Sướng (25 tuổi, ngụ tỉnh Nam Định) để làm rõ hành vi “cố ý gây thương tích” và “hiếp dâm”.
Trước đó vào đầu giờ chiều ngày 19/6, Sướng và chị T.T.C.H (21 tuổi, trú tại tỉnh Hà Tĩnh) cãi nhau tại số nhà 772 đường Phạm Văn Đồng, P. Hiệp Bình Chánh, Q.Thủ Đức, TP. HCM.
Video đang HOT
Cũng theo VOV, trong lúc cãi nhau, Sướng dùng chày đập vào đầu chị H rồi lấy dây sạc điện thoại trói nạn nhân lại rồi cưỡng hiếp chị, sau đó lấy điện thoại quay phim lại. Tới 18h30 cùng ngày Sướng mới thả chị H về, chị này lập tức tới cơ quan công an trình báo và Sướng đã bị bắt ngay sau đó.
Hiện vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.
Theo Bao Giao thông
TP.HCM: Sớm đóng cửa các lò mổ thủ công
Theo phương án "Quy hoạch hệ thống cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2025" đã được UBND TP phê duyệt, tháng 6-2016, TP.HCM sẽ bắt đầu đóng cửa các cơ sở giết mổ thủ công. Trước mắt, sẽ đóng cửa hai lò mổ Nam Phong (quận Bình Thạnh) và Hiệp Bình Chánh (Thủ Đức). Đến cuối tháng 12-2916, sẽ ngưng hoạt động cửa hàng thực phẩm Bình Đông ở quận 8.
Theo Sở NN&PTNT TP.HCM, tính đến cuối năm 2015, toàn thành phố còn 21 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, trong đó có 20 cơ sở giết mổ gia súc nằm trên địa bàn 11 quận, huyện và 1 cơ sở giết mổ gia cầm tập trung tại quận Gò Vấp với tổng công suất bình quân hàng đêm khoảng 7.555 con heo, 82.000 con gà và 25 con trâu.
Trong giai đoạn 2011-2015, Chi cục Thú y TP.HCM đã xử phạt 186 trường hợp giết mổ trái phép trên địa bàn TP.HCM. Dù vậy, thời gian qua, tình hình giết mổ gia súc gia cầm nhỏ lẻ trên địa bàn thành phố có nhiều diễn biến phức tạp, gây không ít khó khăn quản lý, nhất là trong công tác kiểm tra thú y. Bởi có những lò mổ nhỏ lẻ chỉ vài chục con gia súc, gia cầm nhưng cũng cần phải phân bổ cán bộ canh trực và xử lý. Vì vậy, chỉ quy hoạch những lò mổ tập trung thì việc giám sát thú y và theo dõi những dịch bệnh khi nhập cũng như xuất được kiểm soát chặt chẽ hơn. Trong năm 2015, tổng sản lượng gia súc gia cầm từ các tỉnh tiêu thụ tại TP.HCM là 439 nghìn tấn, thịt lợn tươi là 463 ngàn tấn, đây là một con số không hề nhỏ. Với sự kiểm soát của thú y, dự báo những năm tới lượng gia súc gia cầm, thịt heo được tiêu thụ trên địa bàn thành phố sẽ tăng mạnh hơn.
TP.HCM là một trung tâm kinh tế lớn nên lượng khách vãng lai, du lịch hàng năm rất đông. Đặc biệt, các khu công nghiệp hàng ngày sử dụng khối lượng thịt rất lớn nên thành phố phải tập trung quy hoạch hệ thống giết mổ gia súc gia cầm nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Để nâng cao hiệu quả công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, việc di dời, đóng cửa những lò mổ nằm trong khu vực dân cư sinh sống là việc cấp thiết phải làm.
Cùng với phương án đóng cửa các cơ sở giết mổ gây ô nhiễm môi trường, khó kiểm soát về vệ sinh an toàn thực phẩm, dịch bệnh, nằm trong các khu dân cư trong nội thành, TP.HCM sẽ xây dựng 6 nhà máy giết mổ gia súc quy mô công nghiệp, hiện đại tại 2 huyện Hóc Môn và Củ Chi với công suất giết mổ từ 10.000 đến 15.000 con/ngày.
Xung quanh lo mô Ut Hoa (Tân Thanh Đông), nươc thai đen ngom, bôc mui hôi thôi nông năc
Việc TP.HCM quyết liệt đóng cửa các cơ sở giết mổ trong nội thành là thưc hiên chi đao cua Chinh phu nhằm đảm bảo sức khỏe người dân cung như đáp ứng đầy đủ điều kiện về vệ sinh môi trường.
Nhằm khuyến khích các nhà đầu tư xây dựng nhà máy giết mổ hiện đại, đảm bảo an toàn thực phẩm, UBND TP đã có nhiều chính sách ưu đãi doanh nghiệp đầu tư cơ sở giết mổ theo chương trình kích cầu của thành phố, giúp các chủ đầu tư xây dựng nhà máy.
Dù vậy, thực tế hiện nay vẫn còn một số khó khăn như: các dự án nhà máy giết mổ công nghiệp chưa hoàn thiện để đi vào hoạt động nên đến nay các cơ sở giết mổ thủ công vẫn tiếp tục hoạt động làm ô nhiễm môi trường, điển hình là ở huyện Củ Chi với một số lò mổ ở Tân Phú Trung, Tân Thạnh Đông... Xung quanh các lò mổ này, môi trường bị ô nhiễm rất nặng nề, đời sống người dân bị ảnh hưởng, báo chí đã phản ánh liên tục trong thời gian qua nhưng không hiểu sao UBND huyện Củ Chi vẫn chưa nêu rõ thời điểm nào sẽ đóng cửa các cơ sở này?
Theo kế hoạch dự kiến, địa bàn huyện Củ Chi sẽ có một số nhà máy giết mổ như cơ sở do Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn làm chủ đầu tư với công suất 2.000 con/ngày; Nhà máy giết mổ gia súc tại ấp Chợ, xã Tân Phú Trung do Công ty TNHH Dịch vụ An Hạ làm chủ đầu tư với công suất 3000 con/ngày; Nhà máy giết mổ tại đường Võ Văn Bích, ấp 8, xã Bình Mỹ do Công ty TNHH Lộc An làm chủ đầu tư với công suất 2000 con/ngày...
Thời gian qua, dư luận tỏ ra phấn khởi khi cơ quan chức năng huyện Hóc Môn đã quyết liệt xử lý dứt điểm lò mổ Xuân Thới Sơn trên địa bàn huyện Hóc Môn. Ngược lại, tại huyện Củ Chi, không rõ vì lý do gì mà các lò mổ gây ô nhiễm nói trên vẫn ngang nhiên hoạt động. Trách nhiệm kiểm soát của cơ quan chức năng ở đâu? Dư luận đặt ra nhiều nghi vấn xung quanh vấn đề này và đề nghị UBND TP. HCM vào cuộc chỉ đạo quyết liệt, xử lý dứt điểm các lò mổ gây ô nhiễm môi trường tại huyện Củ Chi.
Theo_An ninh thủ đô
Nghi án thuê côn đồ truy sát cư dân chung cư Một cư dân bị đập búa vào đầu. Nhóm côn đồ đánh người có sử dụng ma túy, có dấu hiệu được người của chủ đầu tư tổ chức, chỉ đạo... Trao đổi với Pháp luật TP.HCM ngày 13.12, Công an quận Thủ Đức (TP.HCM) cho biết đã tiếp nhận vụ việc gây rối, đánh người xảy ra ở chung cư 4s Riverside...