TP HCM tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn và thủy sản
Từ nay đến ngày 30-7, TP HCM sẽ tổng điều tra trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và thủy sản như các địa phương khác trong cả nước.
Theo Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản TP HCM, hơn 3.300 điều tra viên (chủ yếu là lực lượng ở các ấp) đến phỏng vấn 361.000 hộ dân, 198 trang trại, 58 xã và 3 khu nhà ở cho công nhân ở nông thôn. Đây là cuộc tổng điều tra của cả nước, diễn ra 5 năm 1 lần. Tại TP HCM, do có những đặc thù về nông nghiệp đô thị, nông nghiệp công nghệ cao nên sẽ có biểu mẫu riêng để khai thác số liệu, như canh tác rau VietGAP, rau trong nhà lưới, trồng nấm, nuôi cá sấu, bò sữa, cá cảnh…
Điều tra viên lấy số liệu về nông nghiệp, nông thôn và thủy sản tại huyện Bình Chánh, TP HCM Ảnh: VÕ HIẾU
Theo ông Huỳnh Văn Hùng, Cục trưởng Cục Thống kê TP HCM, để cuộc tổng điều tra đạt chất lượng cao thì khâu thu thập thông tin ban đầu phải chính xác. Do vậy, lực lượng điều tra viên phải phỏng vấn trực tiếp và đúng đối tượng, không bỏ sót, tránh tình trạng làm lướt, làm ẩu, chạy theo thời gian và số lượng.
Ng.Ánh
Theo_Người lao động
Đại gia thủy sản Việt "lo ngay ngáy" mất thị trường vì dư lượng kháng sinh
Kháng sinh là câu chuyện dai dẳng với thủy sản nước ta nhiều năm nay, nhưng chưa xử lý được triệt để...
Video đang HOT
Nguy cơ mất thị trường vì thủy sản nhiễm kháng sinh
Tin tức trên báo Tri thức trực tuyến, nhiều DN cho biết đang đau đầu trước nguy cơ mất thị trường xuất khẩu thủy sản. Lý do là gần đây, Liên minh châu Âu liên tiếp cảnh báo chất lượng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam.
Cụ thể, trong tháng 5 vừa qua, Tổng vụ Sức khỏe và An toàn thực phẩm thuộc Ủy ban châu Âu (EC) đã có công thư gửi Cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản Việt Nam (Nafiqad) phản ánh về biện pháp kiểm soát chất kháng sinh đối với sản phẩm thủy sản của Việt Nam vẫn chưa được khắc phục hiệu quả.
"Nếu không nghiêm túc thực hiện các yêu cầu về kiểm soát dư lượng kháng sinh, cơ sở chế biến xuất khẩu thủy sản Việt có nguy cơ bị đình chỉ xuất khẩu sang EU" - ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Nafiqad, cảnh báo.
Trước đó, không ít lô hàng thủy sản Việt Nam xuất sang Nhật cũng bị cảnh báo có dư lượng các kháng sinh vượt mức cho phép.
Thông tin trên báo Đầu tư, Nhật Bản đã áp dụng kiểm tra 100% lô tôm của Việt Nam, trong khi EU đã có công văn cảnh báo Việt Nam chưa khắc phục được nạn lạm dụng hóa chất kháng sinh trong thủy sản. Nguy cơ đóng cửa với các thị trường này là có thật.
Không ít lô hàng thủy sản Việt Nam xuất sang Nhật, EU cũng bị cảnh báo có dư lượng các kháng sinh vượt mức cho phép. (Ảnh minh họa).
Được mệnh danh là "vua tôm", song ông Lê Văn Quang, Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn thủy sản Minh Phú lại đang "vò đầu bứt tai" vì khách hàng dọa ngừng nhập khẩu.
"Đợt vừa rồi, tôi đi công tác tại Nhật Bản, gặp các khách hàng Nhật, họ nói không muốn mua tôm Việt Nam nữa, vì tình trạng tôm bơm chích tạp chất, cắm tăm tre, tăm dừa mà muốn chuyển sang mua tôm của Indonesia, Philippines dù giá cao hơn Việt Nam khoảng 2,5-3 USD/kg. Nhiều đối tác yêu cầu, nếu Minh Phú đảm bảo được 100% tôm không bị nhiễm tạp chất, kháng sinh, tăm tre thì họ sẽ mua, nhưng phải chứng minh được toàn bộ hệ thống quản lý phải giám sát từ người nuôi cho đến nhà máy".
Chủ tịch Minh Phú cho hay, hiện Nhật vẫn nhập khẩu tôm của Việt Nam, nhưng yêu cầu kiểm tra 100% nên chi phí rất lớn, khiến giá thành xuất khẩu bị đội lên, kém cạnh tranh hơn so với các đối thủ. Trong khi đó, nuôi tôm sú ở nước ta chủ yếu là quảng canh, nên yêu cầu của đối tác là giám sát được 100% quy trình nuôi là rất khó.
"Để giám sát được 100%, mỗi ao nuôi, Công ty phải cử 2-3 người theo dõi cả quá trình, rất tốn kém. Theo tính toán của chúng tôi, chi phí tiền kiểm kháng sinh từ ao nuôi của người dân đến nhà máy lên đến 8.400 đồng/kg (khoảng 10%) khiến doanh nghiệp giảm sức cạnh tranh".
Có thể nói, kháng sinh là câu chuyện dai dẳng với thủy sản nước ta nhiều năm nay, nhưng chưa xử lý được triệt để. Ông Lê Văn Quang cho biết: "Về bơm chích tạp chất, kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản, tôi và nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy sản Nguyễn Thị Hồng Minh đã đấu tranh 20 năm mới được đưa vào Bộ luật Hình sự, có hiệu lực từ 1/7 tới. Hy vọng, tới đây, khi hành vi này bị xử lý hình sự thì tình trạng bơm chích tạp chất vào thủy sản sẽ giảm".
Thông tin trên báo Diễn đàn Doanh nghiệp, chỉ tính năm 2015, gần 260 lô hàng thủy sản Việt Nam bị các nước nhập khẩu cho "hồi hương" vì hóa chất, kháng sinh, vi sinh vật vượt ngưỡng cho phép. Trong quý I/2016, con số trên là 31 lô, trong đó, 10 lô vi phạm quy định về hóa chất, kháng sinh (Nhật, EU cảnh báo nhiều nhất).
Ông Hồ Quốc Lực - Tổng Giám đốc Cty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta (Sóc Trăng) đã từng phải thốt lên rằng: Chưa bao giờ môi trường ở ĐBSCL lại tệ như bây giờ. Môi trường quá bẩn, sông ngòi đều nhiễm chất thải. Người nuôi bắt buộc phải tăng lượng kháng sinh, thuốc thú y để giảm thiệt hại. Trong khi đó, khi đi tìm nguyên nhân dẫn đến dư lượng thuốc kháng sinh trong thủy sản vượt ngưỡng cho phép, cơ quan quản lý thường đổ lỗi cho người nuôi chưa tuân thủ quy trình. Vậy nhưng, trách nhiệm để các thuốc kháng sinh mặc sức quảng cáo, bán tràn lan thuộc về ai lại rất ít được đề cập. Điều này là không công bằng.
Ông Nguyễn Hữu Dũng - nguyên Phó chủ tịch Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) khẳng định, thực tế, quy trình quản lý hàng xuất khẩu của Bộ NN - PTNT đang có vấn đề. Ví dụ khi xuất đi EU, Nafiqad kiểm tra cả quá trình sản xuất chế biến, từ nguyên liệu đầu vào nhà máy, đến chế biến, đóng gói và xuất khẩu, nếu đạt yêu cầu, doanh nghiệp sẽ được cấp code xuất khẩu đi châu Âu. Trong quá trình chế biến, đóng gói sản phẩm xuất khẩu, Nafiqad lại lấy mẫu ngẫu nhiên trên từng lô hàng theo tỷ lệ quy định và nếu lô hàng đạt chất lượng, Nafiqad sẽ cấp cho một chứng thư an toàn vệ sinh thực phẩm (health certificate) để doanh nghiệp được xuất khẩu.
Nhưng có một nghịch lý, mặc dù kiểm tra chặt như vậy, và doanh nghiệp phải chịu chi phí kiểm tra từ đầu tới cuối khi xuất khẩu lô hàng, nhưng chứng thư của Nafiqad lại quy định họ chỉ chịu trách nhiệm với mẫu họ kiểm tra. Như vậy, nếu lô hàng bị trả về, Nafiqad hoàn toàn không phải chịu trách nhiệm gì. Đây là quy định hoàn toàn vô lý, một quy định bất cập mà cộng đồng doanh nghiệp đã đấu tranh với Nafiqad để thay đổi nhiều năm nay.
Ngọc Anh (Tổng hợp)
Nguồn: Người đưa tin
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Muốn gặp được nông dân còn khó hơn gặp... Chủ tịch tỉnh! Đầu quân về Báo Nông Thôn Ngày Nay, công việc buộc tôi phải chú tâm nhiều đến người nông dân, những "nóng, lạnh" ở nông thôn. Chân chất, dễ gần, "có sao nói dzậy, người ơi" - đó là đặc điểm vượt trội của nông dân. Thế nhưng không ít lần, muốn gặp được nông dân còn khó hơn gặp... Chủ tịch tỉnh....