TP HCM tính xây 20 dự án nhà cho công nhân
Giai đoạn 2021-2025, chính quyền thành phố dự kiến xây dựng hơn 18.000 căn hộ, tổng vốn hơn 37.600 tỷ đồng, ở các quận huyện đáp ứng nhu cầu công nhân.
Thông tin nêu trong tờ trình Sở Xây dựng gửi UBND TP HCM về kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2025 và năm 2021, 2022. Theo kế hoạch này, Sở Xây dựng chia thành phố thành bốn khu vực để phát triển nhà ở xã hội.
Khu nội thành hiện hữu gồm quận 4, 5, 6, 8, 10, 11, Bình Thạnh, Gò Vấp, Phú Nhuận, Tân Bình, Tân Phú sẽ đầu tư phát triển 2 dự án nhà ở xã hội phục vụ công nhân, tổng diện tích sàn xây dựng gần 30.000 m2 với 370 căn hộ.
Nhà lưu trú công nhân Thiên Phát ở trong Khu chế xuất Linh Trung II (TP Thủ Đức). Ảnh: Lê Tuyết
Video đang HOT
Khu nội thành phát triển gồm quận 7, 12, Bình Tân và TP Thủ Đức. Trong đó ba quận 7, 12, Bình Tân sẽ kêu gọi làm 5 dự án nhà cho công nhân diện tích 290.000 m2 với gần 4.000 căn hộ. Riêng TP Thủ Đức sẽ làm 5 dự án nhà ở xã hội diện tích sàn 220.000 m2, với hơn 4.300 căn hộ
Khu ngoại thành gồm Bình Chánh, Hóc Môn, Nhà Bè, Củ Chi và Cần Giờ sẽ phát triển 8 dự án nhà ở với diện tích 546.000 m2 cho khoảng 9.500 căn.
Tổng vốn cho các dự án trên hơn 37.600 tỷ đồng, riêng năm 2021 thành phố cần 200 tỷ đồng, năm 2022 gần 700 tỷ đồng. Nguồn vốn phát triển còn được xã hội hóa từ doanh nghiệp, các hộ gia đình và cá nhân, ngân sách.
Giai đoạn 2016 -2020, TP HCM phát triển gần 15.000 căn hộ trên tổng diện tích hơn 1,2 triệu m2 nhà ở xã hội cho công nhân. Mới đây, thành phố có chủ trương xây một triệu nhà giá rẻ thay thế chung cư cũ, nhà trên kênh rạch, nhà trọ… để công nhân, người thu nhập thấp dễ tiếp cận.
Khảo sát của Liên đoàn lao động TP HCM, khoảng 1,3 triệu lao động, công nhân làm việc ở thành phố có nhu cầu về nhà ở. Hầu hết lao động sống ở phòng trọ diện tích trung bình 14 m2, mức thuê bình quân 1,6 triệu đồng mỗi tháng và khoảng 4 người cùng ở. Công nhân dành 10-15% thu nhập để chi trả chỗ ở.
Hồi cuối tháng 10, TP Thủ Đức khởi công dự án nhà ở xã hội cho công nhân quy mô 1.000 căn hộ, tổng vốn đầu tư khoảng 1.200 tỷ đồng, đáp ứng nhu cầu sinh sống cho 3.000 người, ở phường Thạnh Mỹ Lợi. Đây là một trong dự án đáp ứng chủ trương TP HCM xây một triệu căn nhà giá rẻ cho công nhân
Vụ đôi nam nữ sắp cưới tông ống cống tử vong: Người điều khiển xe máy vi phạm nồng độ cồn
Kết quả điều tra bước đầu xác định anh Đ. điều khiển xe máy khi trong máu có nồng độ cồn quá mức cho phép và không chú ý quan sát, dẫn đến tông vào ống cống bêtông khiến nạn nhân cùng vợ sắp cưới tử vong.
Tối nay 4-11, một đại diện Ban an toàn giao thông (ATGT) tỉnh Thái Nguyên cho biết cơ quan này vừa có công văn báo cáo kết quả xử lý, khắc phục hậu quả vụ 2 công nhân đi trên xe máy tông vào ống cống bằng bêtông để trên đường trong khu công nghiệp Điềm Thụy (thị xã Phổ Yên, Thái Nguyên) dẫn tới tử vong.
Khu vực xảy ra vụ tai nạn - Ảnh: CTV
Theo báo cáo, khoảng 1 giờ 35 ngày 1-11, anh Hà Văn Đ. (23 tuổi, quê tại xã Tô Múa, huyện Vân Hồ, Sơn La) điều khiển xe máy mang biển số 20M6-6xxx chở theo vợ sắp cưới là chị Vũ Thị N. (23 tuổi, trú xã Tân Ninh, huyện Đại Từ, Thái Nguyên; chị N. đang mang bầu tháng thứ 5) di chuyển theo đường nội bộ đến vị trí hàng rào chốt đóng của khu công nghiệp Điềm Thụy thuộc địa phận xóm Hắng (xã Hồng Tiến, TP Phổ Yên, Thái Nguyên) thì tông vào ống cống trên đường. Hậu quả vụ tai nạn khiến anh Đ. và chị N. tử vong.
Kết quả điều tra bước đầu xác định anh Đ. điều khiển xe máy khi trong máu có nồng độ cồn quá mức cho phép (nồng độ cồn trong máu tương đương 230,95 mg/100 ml) và không chú ý quan sát, dẫn đến va chạm, tông xe vào ống cống bêtông.
Theo Ban quản lý các Khu công nghệp tỉnh Thái Nguyên, ống cống mà anh Đ. tông trúng là một phần của chốt cứng kiểm soát không cho người, phương tiện, gia súc vào khu công nghiệp nhằm đảm bảo an ninh trật tự trong khu vực này, cũng như đảm bảo công tác phòng chống dịch. Nội dung này đã được các doanh nghiệp, người lao động chấp hành tốt suốt thời gian qua. Ngoài ra, khi triển khai lập chốt, cơ quan liên quan đã thiết lập đầy đủ biển cảnh báo; tuyên truyền đến toàn thể các doanh nghiệp, người lao động trong khu công nghiệp.
Tại thời điểm xảy ra vụ tai nạn, hiện trạng chốt cứng đã bị ai đó tự ý dịch chuyển để tạo lối vào khu công nghiệp trái phép và lực lượng bảo vệ trong ngày nghỉ cuối tuần đã không kịp thời phát hiện để báo cáo, xử lý.
Sau khi vụ tai nạn xảy ra, Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên đã cho kiểm tra lại các chốt đóng theo kế hoạch được phê duyệt, tiếp tục phối hợp với các cơ quan liên quan để kiểm soát chặt chẽ người, phương tiện ra vào khu công nghiệp nhằm đảm bảo an ninh trật tự, an toàn trong quá trình thi công hạ tầng khu vực này. Bên cạnh đó, đơn vị này cũng đã kiểm điểm trách nhiệm, đình chỉ 2 bảo vệ trong ca trực xảy ra vụ tai nạn để phục vụ công tác điều tra.
Ban ATGT tỉnh Thái Nguyên khẳng định trong thời gian tới, cơ quan này sẽ tiếp tục chỉ đạo các đơn vị liên quan xác minh, làm rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị liên quan.
Thêm nhiều F0, Bắc Ninh xét nghiệm rộng, Điện Biên lập nhiều khu cách ly Bắc Ninh thêm 41 Covid-19 mới với 26 ca cộng đồng, chủ trương đẩy mạnh xét nghiệm diện rộng vùng nguy cơ. Trong khi đó tại Điện Biên, sau khi xuất hiện hàng chục ca F0 mới đã lập nhiều khu cách ly. Bắc Ninh: Mở rộng xét nghiệm vùng nguy cơ Ban chỉ đạo phòng dịch Covid-19 tỉnh Bắc Ninh cho biết,...