TP HCM: Tiếp tục triển khai chương trình tiếng Anh tích hợp
UBND TPHCM vừa chấp thuận cho Sở G-ĐT triển khai chương trình dạy toán, khoa học và tiếng Anh tích hợp chương trình Anh và Việt Nam tại các trường công lập (gọi là chương trình tiếng Anh tích hợp) thay thế chương trình của CIE (Hội đồng khảo thí quốc tế Cambridge).
Một tiết học tiếng Anh của học sinh tiểu học TPHCM
UBND TPHCM cũng đã có văn bản gửi cấp thẩm quyền TP về thẩm định kết quả triển khai chương trình tiếng Anh tích hợp, theo đó, từ tháng 6.2014, Bộ GDĐT đã có văn bản đồng ý cho Sở GDĐT TPHCM trình UBND TP phê duyệt và triển khai thực hiện đề án “Đổi mới dạy và học các môn Toán – Khoa học và Tiếng Anh theo chuẩn tiến tiến” để kịp thời thay chương trình CIE.
Theo UBND TP, qua thẩm định, chương trình hội đủ các ưu điểm của chương trình CIE, khẳng định học sinh tham gia chương trình vừa đảm bảo được thụ hưởng một chương trình tiên tiến, mang tính quốc tế nhưng vẫn mang đậm bản sắc dân tộc; được đánh giá bằng các bài thi quốc tế và bài thi Việt Nam nhưng đảm bảo không quá tải; đáp ứng yêu cầu một chương trình nhiều chuẩn đầu ra.
Học sinh bậc tiểu học và trung học cơ sở làm bài kiểm tra theo chuẩn của Cơ quan khảo thí Quốc gia Anh (STA) theo đăng ký của EMG và STA. Học sinh trung học phổ thông có nhiều lựa chọn đầu ra theo các bài thi của các tổ chức khảo thí Anh, Mỹ, Úc…
Về ngoại ngữ (tiếng Anh), học sinh có thể chọn các bài thi của TOEFL, IELTS, TOEIC… Chương trình còn tạo điều kiện để giáo viên Việt Nam tham gia giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ, tăng tính chủ động và giảm dần học phí để mở rộng đối tượng học sinh được tham gia chương trình.
Video đang HOT
Ngoài ra, khả năng triển khai chương trình không chỉ ở các trường công lập trong nội thành mà còn triển khai dần ra các quận ven và ngoại thành. Học sinh tham gia chương trình theo nguyện vọng, tự nguyện. Sở GDĐT được giao chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát thực hiện chương trình và chịu trách nhiệm về chất lượng của chương trình.
UBND thành phố cũng yêu cầu Sở GD ĐT phải rút kinh nghiệm trong công tác quản lý nhà nước không để dư luận phức tạp, ảnh hưởng đến môi trường giáo dục của TP. Đồng thời, phối hợp với Sở Ngoại vụ làm việc với Tổng lãnh sự quán Anh Quốc tại TPHCM về những vấn đề liên quan đến Chương trình CIE tại địa bàn để chia sẻ thông tin, đảm bảo nguyên tắc đối ngoại.
Trước đó, trong cuộc họp báo ngày 23.6, Sở GDĐT TPHCM cho biết sẽ ngừng tuyển sinh chương trình Cambridge và triển khai thực hiện đề án dạy tiếng Anh tích hợp theo chuẩn tiên tiến. Lãnh đạo Sở GDĐT còn cho biết, ngoài việc hỗ trợ xây dựng chương trình theo chuẩn tiên tiến, Hội đồng khảo thí Anh sẽ là đơn vị kiểm tra, giám sát chất lượng và là một trong các đơn vị cấp bằng cho học sinh. Đây là một chương trình tiên tiến đạt chuẩn của Bộ Giáo dục Anh.
Trước thông tin này, ông Douglas Barnes (Tổng lãnh sự quán Anh tại TP HCM) hôm 30.6 đã ra tuyên bố không có việc Bộ Giáo dục Anh liên kết với Sở GDĐT TPHCM trong việc xây dựng chương trình tiếng Anh tích hợp, Hội đồng khảo thí Anh cũng không tham gia vào việc giám sát hay kiểm định chất lượng chương trình này. Đến ngày 4.7, Tổng lãnh sự quán Anh lần thứ 2 ra thông cáo tái khẳng định không có sự hợp tác nào giữa Bộ Giáo dục Anh và Sở GDĐT TPHCM và cho biết sẽ không đính chính thông tin theo yêu cầu của Sở này.
Đến ngày 5.7, UBND TPHCM chỉ đạo Sở GDĐT TPHCM ngưng triển khai chương trình tiếng Anh tích hợp, đến nay chương trình này đã được UBND TPHCM cho phép Sở GDĐT thực hiện.
Theo LDO
Muốn vào trường chuyên, khó tránh thi cử
Rắc rối xung quanh việc làm thế nào để tuyển sinh với những trường đặc thù, trường chất lượng cao trong khi Bộ GD-ĐT đã yêu cầu không thi tuyển lớp 6 đã được phản ánh tới Sở GD-ĐT Hà Nội. Ông Phạm Hữu Hoan, Trưởng phòng Giáo dục trung học, Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, sẽ phải xin ý kiến thành phố với những trường có áp lực tuyển sinh cao.
Theo đúng yêu cầu của Bộ GD-ĐT, Hà Nội sẽ không tổ chức thi tuyển vào lớp 6
- Hàng năm, một số trường THCS của Hà Nội vẫn tổ chức thi tuyển vào lớp 6. Năm nay, Bộ GD-ĐT cấm thi tuyển đầu cấp thì Hà Nội sẽ giải quyết như thế nào, thưa ông?
- Theo đúng yêu cầu của Bộ GD-ĐT, Hà Nội sẽ không tổ chức thi tuyển vào lớp 6. Tuy nhiên, một số trường như Hà Nội - Amsterdam hàng năm có số học sinh đăng ký xét tuyển quá lớn, khó đưa ra được căn cứ chọn lọc thì buộc phải thi tuyển. Chỉ thị của Bộ cấm tất cả các kỳ thi học sinh giỏi, thi tài năng... thì dựa vào tiêu chí nào để chọn lựa? Có 4.000 hồ sơ đăng ký mà chỉ lấy 200 thì nên lấy tiêu chí nào để xét tuyển? Điều này rất khó, cần phải xin ý kiến UBND TP cho phép những trường này thi tuyển.
- Sở GD-ĐT Hà Nội có nghĩ đến những phương án đổi mới thi tuyển để tránh tình trạng ôn luyện từ bậc tiểu học?
- Sở GD-ĐT luôn chỉ đạo đổi mới hình thức thi, nội dung thi, cách thức thi. Quan điểm chung là phải căn cứ vào học lực, bên cạnh đó có thể xét thêm chỉ số IQ, EQ... Bộ GD-ĐT cũng đang nghiên cứu vấn đề này.
- Với những yếu tố khách quan như trên, liệu yêu cầu không tổ chức thi tuyển vào lớp 6 có phù hợp?
- Trong quy chế tuyển sinh vào THCS, Bộ GD-ĐT yêu cầu không tổ chức thi tuyển vì bậc THCS mang tính phổ cập. Mỗi phường, xã đều có một trường THCS, đáp ứng được nhu cầu của người học, đảm bảo 100% học sinh có chỗ học. Yêu cầu không được tổ chức thi tuyển vào lớp 6 của Bộ là phù hợp. Nhưng hiện nay, chúng ta đang có một số trường chất lượng cao, không tuyển học sinh theo tuyến, số lượng học sinh đăng ký lớn, số được tuyển ít, không đủ chỉ số xét tuyển thì phải sử dụng phương pháp thi tuyển. Tùy thuộc điều kiện từng trường, trường nào tổ chức xét tuyển được thì không thi tuyển. Trường nào có đặc thù, không xét tuyển được thì buộc phải trình thành phố xin ý kiến về phương pháp tuyển sinh.
- Ông có ý kiến gì về các trường tổ chức kiểm tra chất lượng đầu vào để xếp lớp?
- Quan điểm chỉ đạo của Sở là, với các trường THCS, THPT thì không được tổ chức thi để xếp lớp. Đối với lớp đầu cấp, khi học sinh nhập học, sẽ phát đơn cho học sinh xếp lớp theo nhu cầu. Nếu nhu cầu vượt quá đáp ứng thì xét đến các tiêu chí khác chứ không tổ chức bất cứ kỳ thi nào.
- Nhưng việc xếp học sinh cùng trình độ, cùng năng lực học chung lớp có hợp lý không?
- Đây không phải là thi mà là kiểm tra chất lượng để xếp lớp với những học sinh có học lực đồng đều. Theo quan điểm của tôi, chúng ta nên dựa vào học bạ của học sinh bậc tiểu học để xếp lớp cho phù hợp vì bất cứ việc tổ chức thi cử, kiểm tra nào đó cũng có thể là nguyên nhân phát sinh tiêu cực.
Theo ANTD
Quảng Ninh: Lỗi ngữ pháp tiếng Anh sơ đẳng tại hội thảo quốc tế Nhiều người ngỡ ngàng trước chữ tiếng Anh dịch sai tại hội thảo "Bảo tồn và phát huy bền vững giá trị Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long". Tên của hội thảo "Bảo tồn và phát huy bền vững giá trị Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long" được ban tổ chức dịch sang tiếng Anh là "Conference...