TP HCM thiếu nhân viên y tế như thế nào
Tỷ lệ nhân viên y tế tuyến phường, xã tại TP HCM đạt 2,3 trên 10.000 dân, thấp hơn nhiều so chỉ tiêu và nhu cầu thực tế; tỷ lệ này cả nước là 7,4, Hà Nội 6.
Bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu (Phó giám đốc Sở Y tế) chiều 11/11 cho biết, hiện thành phố có 310 trạm y tế cố định. Căn cứ theo Thông tư liên tịch số 08/2007 của liên Bộ Y tế, Bộ Nội vụ về biên chế tối thiểu cho trạm y tế thì nhân sự không đủ chỉ tiêu. Cụ thể, 52 trạm được phân bổ từ 5 nhân sự trở xuống; 173 trạm có 6-8 người; 64 trạm có 9-10 người.
“Thực tế, mỗi trạm tại TP HCM cần ít nhất 10 người vì trung bình một phường xã có 30.000 dân”, bác sĩ Châu nói.
Trước đó, làm việc về công tác y tế cơ sở, Giám đốc Sở – ông Tăng Chí Thượng, cho biết khoảng 50% trạm y tế chưa có trưởng, phó trạm vì thiếu tiêu chuẩn bổ nhiệm. Tình trạng này đã kéo dài từ lâu, do trước đây các trung tâm y tế quận huyện, trạm y tế phường xã trực thuộc UBND quận huyện – do nơi này quyết định bổ nhiệm lãnh đạo trạm. Khi các trung tâm và trạm sáp nhập về Sở Y tế quản lý theo tiêu chí của ngành, nhiều người không đủ điều kiện làm trưởng trạm.
Theo bác sĩ Châu, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trạm y tế thiếu người, như liên quan đến chính sách, nhân viên y tế không thích về trạm phường xã, do hệ thống y tế tư nhân tại TP HCM đang phát triển mạnh.
Để giải quyết vấn đề này, UBND thành phố đã giao Sở Y tế xây dựng đề án nâng cao năng lực y tế cơ sở. Trong bối cảnh F0 đang tăng trở lại, trước mắt sẽ đưa bác sĩ, điều dưỡng của trạm y tế lưu động về tăng cường cho trạm cố định để chăm sóc người bệnh. Vài tháng tới, thành phố sẽ điều chuyển các bác sĩ mới ra trường, từ Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch về tăng cường cho trạm y tế cơ sở.
Video đang HOT
Liên quan đến kế hoạch điều chuyển, hôm 8/11, Sở Y tế có tờ trình gửi UBND TP HCM, đề xuất đưa 750 bác sĩ đa khoa, cử nhân điều dưỡng (tốt nghiệp năm nay) tham gia thực hành khám, chữa bệnh tại 22 trung tâm y tế quận huyện, TP Thủ Đức và 310 trạm y tế phường xã. Thời gian thực hành là 12 tháng đối với bác sĩ và 9 tháng đối với điều dưỡng. Họ sẽ được hỗ trợ sinh hoạt phí hằng tháng bằng 1,5 lần mức lương tối thiểu vùng (kéo dài 18 tháng đối với bác sĩ, 9 tháng đối với điều dưỡng).
Về chính sách giữ chân nhân viên y tế an tâm công tác tại các trạm; đồng thời thu hút, hỗ trợ bác sĩ nghỉ hưu về đây làm việc, Giám đốc Sở Y tế đề xuất mức hỗ trợ hàng tháng: 5 triệu đồng đối với bác sĩ, nhân viên y tế có trình độ đại học và y sĩ là 4 triệu đồng, nhân viên y tế có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp là 3 triệu đồng.
Sở Y tế cũng đề xuất HĐND TP HCM, Quốc hội điều chỉnh nhiều chính sách để thu hút thêm nhân sự về phục vụ trạm y tế. Đó không chỉ là lương, thu nhập mà còn chính sách để họ phát triển nghề nghiệp trong thời gian dài, đảm bảo nhân viên trạm y tế có cơ hội học để trở thành tiến sĩ, giáo sư, hay lên ngạch thành bác sĩ chính.
“Đây là vấn đề lớn, cần thực hiện để nâng cao năng lực, sẵn sàng ứng phó với các dịch bệnh trong tương lai”, bác sĩ Châu nói.
Ông Hồ Văn Thái (phải), 47 tuổi, bị bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, khám ở trạm y tế phường 27, Bình Thạnh được bác sĩ Bệnh viện Nhân dân Gia Định tư vấn trực tuyến hồi cuối năm 2020. Ảnh: Thư Anh
TP HCM đã nhiều lần thay đổi chiến lược điều trị F0, trước đây F0 bắt buộc cách ly tập trung. Từ tháng 7, khi số ca nhiễm tăng cao, thành phố thí điểm cách ly, điều trị F0 tại nhà. Hiện, số F0 giảm, đã được tiêm vaccine, không triệu chứng hoặc nhẹ được quản lý, chăm sóc tại nhà bởi các trạm y tế cơ sở.
Ngoài trạm cố định, tùy số lượng F0 mà mỗi địa phương triển khai số lượng trạm y tế lưu động, trung bình mỗi trạm quản lý 50-100 F0.
Những bệnh nhân COVID-19 khi khỏi bệnh được về nhà cần làm những việc gì?
Tại TP Hồ Chí Minh, mỗi ngày hiện có hàng ngàn bệnh nhân COVID-19 khỏi bệnh được xuất viện về nhà theo tiêu chuẩn mới và được theo dõi theo những quy định của Bộ Y tế.
Tuy nhiên, người đã khỏi khi được về vẫn cần phải thực hiện nghiêm việc cách ly tại nhà để đảm bảo phòng dịch.
Bác sỹ Trương Hữu Khanh, Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, những người đã được chữa khỏi COVID-19 khi về nhà vẫn cần tuân thủ nghiêm các quy định phòng dịch để đảm bảo an toàn cho mình và người thân. Những điều cần tuân thủ là: Không ra khỏi nhà cho đến khi ngành y tế cho phép; tiếp tục tự cách ly với người nhà, giữ khoảng cách trên 2 m; 2 bên luôn đeo khẩu trang, tấm chắn giọt bắn khi tiếp tế.
Người dân được tiêm vaccine để phòng dịch nhưng vẫn phải đảm bảo 5K để phòng dịch.
Ngoài ra, người đã khỏi bệnh đang bước vào giai đoạn hồi phục, nếu vẫn còn dương tính thì khả năng lây lan cho người khác rất thấp và cũng không thể trở nặng được nữa vì đã qua giai đoạn nguy hiểm.
Vì vậy, thay vì lo lắng nên tập trung uống đủ nước, ngủ đủ giấc, ăn đủ chất, tập thể dục điều độ. Cần giữ vệ sinh nơi ở (phòng thông thoáng, thường xuyên vệ sinh), ăn sạch, uống sạch, mang khẩu trang và rửa tay khi đi vệ sinh. Bình tĩnh chờ thông báo từ nhân viên y tế để được xét nghiệm lại. Ngoài ra, hoàn toàn có thể làm việc online hay những thứ bình thường khác trong không gian căn phòng của mình, bởi hoạt động vừa sức luôn có lợi cho sự hồi phục.
"F0 khi ở nhà cũng không nên lo lắng khi sau này ngành y tế không theo dõi các ca tái dương tính. Bởi sau một thời gian nghiên cứu, thử nuôi cấy virus từ người tái dương tính trong phòng thí nghiệm, người ta thấy sự tái dương tính chỉ là sự xuất hiện của xác con virus, mà xác thì không lây. Kết quả theo dõi nhiều ca tái dương tính ở nước ta cũng đã khẳng định lần nữa điều này. Đến khi ngành y tế khẳng định bạn hoàn toàn khỏi bệnh và được hòa nhập trở lại, bạn không cần phải bận tâm đến nó". bác sỹ Trương Hữu Khanh nói.
Theo bác sỹ Khanh, người an toàn nhất hiện nay đối với dịch COVID-19 là người mới bệnh xong, kháng thể nhiều sau đó mới tới người mới chích ngừa. Vì vậy, nếu là F0 đã khỏi bệnh, chúng ta cũng không nên lo lắng tới chuyện vì sao không ai kêu mình đi chích ngừa vaccine COVID-19.
Ngoài ra, các nghiên cứu trên thế giới cũng cho thấy khả năng miễn dịch của người từng mắc COVID-19 đến tận 6 tháng sau. Một số nước khi đã đủ vaccine thường tiêm lại cho người từng mắc COVID-19 sau 6 tháng để dự phòng dịch bệnh. "Vì vậy, tôi tin rằng 6 tháng sau thì vaccine ở nước ta đã dồi dào hơn, bao gồm một số vaccine trong nước, thứ giúp bảo đảm an ninh vaccine lâu dài và mọi người dễ dàng được tiêm nhắc nếu các nghiên cứu cho thấy điều đó cần thiết", bác sĩ Trương Hữu Khanh nói.
TP Hồ Chí Minh: Triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho cộng đồng người Pháp Ngày 29/7, tại Bệnh viện FV TP Hồ Chí Minh đã diễn ra hoạt động tiêm vaccine cho cộng đồng người Pháp đang sinh sống, làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam. Nhân viên y tế hướng dẫn và tư vấn trước khi tiêm chủng vaccine phòng COVID-19. Ảnh: TTXVN phát Ông Vincent Floreani, Tổng Lãnh sự...