TP HCM thí điểm lắp miệng hố ga ngăn mùi
Miệng hố ga kiểu mới sẽ khắc phục triệt để mùi hôi, giảm ngập nhờ rút nước nhanh và không đọng nước.
Miệng hố ga trên các tuyến đường hiện nay. Ảnh: T.D
Phó Chủ tịch UBND TP HCM Lê Văn Khoa vừa giao Sở Giao thông vận tải lắp đặt thí điểm cửa thu nước (miệng hố ga) kiểu mới tại 3 tuyến đường bị ngập, có rác nhiều và đông dân cư.
Miệng hố ga kiểu mới được đánh giá có khả năng thu nước trên đường nhằm giảm ngập, chặn rác và đất đá chảy vào lòng cống, ngăn mùi hôi, sinh vật trong lòng cống thoát ra mặt đường.
Theo Công ty TNHH MTV Thoát nước đô thị TP HCM, các miệng cống hiện liên tục phát ra mùi hôi, lưới chắn rác hay bị lấy trộm gây mất an toàn giao thông và rác chảy thẳng xuống lòng cống gây tắc nghẽn dòng chảy…
Video đang HOT
Qua thử nghiệm, miệng hố ga kiểu mới đã khắc phục triệt để mùi hôi, giảm ngập nhờ rút nước nhanh và đặc biệt không đọng nước tại khu vực hố ga.
Mô hình miệng hố ga mới được thí điểm tại 3 tuyến đường trong thời gian tới. Ảnh: T.D
Hiện, thành phố có hơn 87.000 miệng thu nước thải trên các tuyến đường. Công ty đề xuất thực hiện khoảng 50 miệng hố ga trên 15 tuyến, chi phí khoảng 20 triệu đồng mỗi cái.
Hữu Nguyên
Theo VNE
TP HCM cần 52.000 tỷ đồng đầu tư giao thông
Để giảm ùn tắc, từ nay đến năm 2020, thành phố dự kiến đầu tư hơn 52.000 tỷ đồng để xây cầu, mở đường...
Trong kế hoạch gửi Bộ Kế hoạch - Đầu tư và Tài chính, UBND TP HCM cho biết cần khoảng 150.000 tỷ đồng để đầu tư công giai đoạn 2016-2020 (tăng gần 40% so với giai đoạn trước) cho 5 lĩnh vực quan trọng: giao thông, giảm ngập và phòng chống lụt bão, môi trường, giáo dục, y tế.
Phần lớn số tiền được dồn cho lĩnh vực giao thông - khoảng hơn 52.600 tỷ đồng (chiếm 35,1%) - với nhiều dự án cấp thiết như: giải quyết ùn tắc ở khu vực sân bay Tân Sơn Nhất (cải tạo đường Cộng Hòa, cải tạo mở rộng đường Hoàng Minh Giám, Hoàng Hoa Thám...).
Sắp tới TP HCM dự kiến đầu tư cho lĩnh vực giao thông hơn 52.000 tỷ đồng. Ảnh: Thành Nguyễn.
Tương tự là ở các dự án khu vực cảng Cát Lái (cải tạo nâng cấp hoàn thiện mặt đường Vành đai phía Đông, nút giao Mỹ Thủy, cầu Bà Cua, xây cầu qua đảo Kim Cương...); xây dựng thay thế các cầu yếu như: Nam Lý, Rạch Chiếc trên đường Vành đai Đông, cầu Thăng Long...
Gần 24.000 tỷ đồng được bố trí cho các dự án giải quyết ngập do triều, cải tạo kênh Ba Bò, kênh Hiệp Tân, đường Kinh Dương Vương, đường Ngô Gia Tự, đường Gò Dầu...
Lĩnh vực môi trường được cân đối hơn 8.000 tỷ đồng. Trong đó, thành phố ưu tiên bố trí vốn ODA cho 2 dự án lớn gồm: Cải thiện môi trường nước lưu vực kênh Tàu Hủ - Bến Nghé - Đôi - Tẻ với số vốn hơn 4.000 tỷ đồng; Vệ sinh môi trường thành phố (giai đoạn 2) 950 tỷ đồng...
Lĩnh vực y tế dự kiến cũng được thành phố cân đối vốn đầu tư công hơn 12.500 tỷ đồng để giảm tải cho các cơ sở y tế, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân.
Chính quyền TP HCM cho biết sẽ có nhiều giải pháp huy động nguồn vốn cho đầu tư trong những năm tới như: nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, tạo nguồn thu ngân sách; xã hội hóa và công khai các dự án kêu gọi nhà đầu tư, rà soát và quy hoạch chi tiết quỹ đất đối ứng cho các dự án PPP (đối tác công - tư) trên địa bàn.
Trung Sơn
Theo VNE
TP HCM ra 'tối hậu thư' xóa 12 điểm ngập trước mùa mưa Chính quyền TP HCM yêu cầu các sở, ngành liên quan phải xóa bằng được 12 điểm ngập trước ngày 15/6. Trong số 35 điểm ngập nước đang tồn tại, UBND TP HCM yêu cầu các cơ quan chức năng xử lý dứt điểm 12 điểm ngập trên các tuyến đường Lương Văn Can, Mai Xuân Thưởng, Hậu Giang, Lê Quang Sung, Cao...