TP HCM thêm 23 ca nghi Covid-19
TP HCM sáng 2/6 ghi nhận 23 ca nghi mắc Covid-19 cộng đồng, trong đó 18 ca liên quan ổ dịch Hội thánh Truyền giáo Phục hưng.
Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM (HCDC), 5 ca còn lại đang được xác minh nguồn tiếp xúc. 17 trường hợp được xét nghiệm theo diện F1, có một trường hợp tiếp xúc vòng 3 liên quan đến Hội thánh Truyền giáo Phục hưng.
Trong 23 trường hợp mới ghi nhận, 7 người ngụ quận Gò Vấp, 6 quận Bình Thạnh, hai Tân Bình, ba tại quận 12, còn lại TP Thủ Đức, Bình Tân, quận 8, Bình Chánh mỗi nơi ghi nhận một ca. Một trường hợp khác mới nhận kết quả từ phòng xét nghiệm, đang xác minh thông tin.
Theo HCDC, 20 trong số 22 quận, huyện của thành phố đã ghi nhận ca Covid-19, trừ quận 11 và huyện Cần Giờ. Các quận huyện của thành phố đã triển khai các biện pháp truy vết, khoanh vùng dập dịch, lấy mẫu xét nghiệm khẩn khi nhận thông tin ca mắc mới. Các khu vực xử lý truy vết chủ yếu tập trung nơi cư trú và nơi làm việc của các trường hợp nghi nhiễm. Ngành y tế cũng mở rộng giám sát các hộ gia đình, các khu vực xung quanh nơi người nghi nhiễm cư trú hoặc làm việc.
Thành phố ghi nhận hai cụm dịch xuất hiện trong 7 ngày qua. Trong đó, cụm liên quan Hội thánh Truyền giáo Phục hưng lớn nhất từ trước đến nay, cùng cụm lây nhiễm liên quan hai vợ chồng ở quận Tân Phú. Hai cụm này đến nay đã được xác định là liên quan nhau qua “bệnh nhân 6907″ làm việc tại tòa nhà quận 1, và cùng biến chủng Ấn Độ. Tổng cộng hai cụm này đến sáng nay 219 ca nhiễm đã được Bộ Y tế công bố.
Tổng ca nhiễm, nghi nhiễm cộng đồng tại TP HCM trong 7 ngày qua là 242 (219 đã công bố, 23 mới ghi nhận).
Hiện nay thành phố ghi nhận nhiều ca nhiễm là đồng nghiệp, tiếp xúc tại nơi làm việc. Dịch bệnh cũng đã xuất hiện tại các khu công nghiệp, khu chế xuất.
Theo giám đốc Sở Y tế TP HCM Nguyễn Tấn Bỉnh, một số người sinh hoạt trong hội truyền giáo cũng làm việc tại các công ty trong khu công nghiệp. Điều này cho thấy nguy cơ hiện hữu dịch lây lan từ cộng đồng dân cư vào khu công nghiệp hoặc ngược lại thông qua người lao động.
Video đang HOT
Môi trường làm việc và sinh hoạt tập thể tập trung rất đông người là điều kiện thuận lợi cho dịch lây lan nhanh và mạnh ra cộng đồng. Đáng kể là sự lây nhiễm trong các tòa nhà văn phòng, thường là môi trường kín, sử dụng máy lạnh trung tâm.
Ông Bỉnh nhận định, với đặc điểm biến chủng virus lây nhanh, mạnh, mức độ người dân đi lại và giao lưu, tiếp xúc trong lao động, học tập, sinh hoạt, nên nguy cơ dịch tiếp tục lây lan trong thành phố là rất cao. Dịch cũng có thể lây lan đến các tỉnh thành lân cận. Hiện, nhiều tỉnh khác đã ghi nhận các ca nhiễm, liên quan các ca cộng đồng TP HCM như Long An, Bình Dương, Trà Vinh, Đăk Lăk, Bạc Liêu, Tây Ninh…
Để ứng phó đợt dịch này, thành phố đã huy động lực lượng toàn ngành y tế tham gia lấy mẫu xét nghiệm, đạt công suất trung bình 100.000 người mỗi ngày (khoảng 20.000 mẫu gộp). Xét nghiệm được triển khai tầm soát diện rộng để đánh giá nguy cơ hiện nay tại cộng đồng.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long đánh giá ổ dịch Hội thánh Truyền giáo Phục hưng đã lây 4-5 chu kỳ, hàng chục công ty, 3 khu công nghiệp xuất hiện ca nhiễm, dự báo thêm các ổ dịch không rõ nguồn lây.
Thành phố đã chuẩn bị ứng phó cho các tình hình dịch bệnh khác nhau. HCDC khuyến cáo người dân không hoang mang, thực hiện theo các khuyến cáo phòng dịch của ngành y tế. Đi khám bệnh ngay khi có dấu hiệu sốt, ho, khó thở… Trung thực trong khai báo y tế khi đi khám bệnh.
20 quận huyện TP HCM xuất hiện dịch
Với 227 ca nhiễm được công bố, hiện 20/22 địa phương tại TP HCM đã ghi nhân bệnh nhân Covid-19, chỉ quận 11 và huyện Cần Giờ chưa xuất hiện dịch.
Điểm sinh hoạt Hội thánh Truyền giáo Phục hưng ở quận Gò Vấp vẫn là ổ dịch nhiều trường hợp dương tính nhất tới thời điểm này với 219 ca. "Dự báo thêm khoảng 500 ca liên quan ổ dịch Hội thánh Truyền giáo Phục hưng, vì còn nhiều F1 trong các khu cách ly tập trung", Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Tấn Bỉnh nói.
Theo ông Bỉnh, với đặc điểm chủng virus lây nhanh, mạnh nên nguy cơ dịch tiếp tục bùng phát ở thành phố rất cao, do mức độ người dân đi lại và giao lưu, tiếp xúc trong lao động, học tập, sinh hoạt; thậm chí có thể lan đến các tỉnh, thành lân cận.
Ổ dịch liên quan Hội thánh Truyền giáo Phục hưng lan ra 6 tỉnh thành. Đồ họa: Tiến Thành.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long trong cuộc họp với Ban chỉ đạo chống Covid-19 TP HCM sáng 1/6 cho biết hiện thành phố xuất hiện một số ca bệnh trong tòa nhà cao ốc, các công ty trong khu công nghiệp và nguy cơ dịch bệnh xâm nhập vào các khu công nghiệp rất lớn.
"TP HCM có 1,6 triệu công nhân, nếu không kiểm soát dịch bệnh tốt sẽ gây ra khủng hoảng", Bộ trưởng Long nhấn mạnh khi nhắc lại bài học từ Bắc Giang.
TP HCM đến nay ghi nhận hàng chục ca lây nhiễm trong các tòa nhà văn phòng, xí nghiệp. Đặc biệt, nhánh lây nhiễm tại Công ty đầu tư dịch vụ Thiên Tú, quận Tân Bình, đến 34 trong số 300 nhân sự mắc Covid-19. Môi trường làm việc khép kín, sử dụng điều hòa khiến dịch lây nhanh hơn.
Tại Công ty Phát triển giải pháp tầm nhìn IDS, quận Tân Phú, ghi nhận 9 ca. Trường mầm non ở quận 12 có 5 ca trong cùng một gia đình. Tòa nhà Sogetraco trên đường Đặng Văn Ngữ, quận Phú Nhuận có 100 nhân viên ghi nhận 4 ca. Công viên phần mềm Quang Trung trong 400 nhân viên có 4 ca. Ba tòa nhà văn phòng lớn ở quận 12 ghi nhận 5 ca.
Ba khu công nghiệp Tân Bình, Tây Bắc Củ Chi và Vĩnh Lộc - Hóc Môn cũng ghi nhận mỗi nơi một ca Covid-19. Tuy nhiên, Giám đốc Sở Y tế cho biết hiện tạm kiểm soát được tình hình ở các khu công nghiệp này, các trường hợp tiếp xúc ca nhiễm có kết quả xét nghiệm âm tính.
"TP HCM cần coi việc chống dịch bệnh xâm nhập vào các khu công nghiệp là một trong những trọng điểm", ông Long nói và cho biết nếu bùng phát ca bệnh trong bệnh viện, toà nhà, cao ốc có thể thực hiện giãn cách xã hội, cách ly, nhưng dịch trong khu công nghiệp bắt buộc phải ngừng sản xuất. Do đó thành phố cần bảo vệ nghiêm ngặt, chặt chẽ, chống dịch xâm nhập khu công nghiệp.
Phó thủ tướng thường trực Trương Hoà Bình cũng cho rằng tại khu công nghiệp - khu chế xuất TP HCM có khoảng 280.000 người nên nguy cơ dịch bệnh rất cao tại đây. Vì vậy, thành phố cần triển khai các bộ tiêu chí đảm bảo an toàn, kiểm tra cụ thể, xác định rõ trách nhiệm người đứng đầu không chỉ tại khu công nghiệp - khu chế xuất mà cả cơ sở sản xuất.
Phó thủ tướng yêu cầu TP HCM triển khai các biện pháp, quyết tâm dập dịch trong 2 tuần. Theo đó, thành phố cần nghiêm túc rút kinh nghiệm về quản lý địa bàn tại cơ sở, phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị, trách nhiệm của người đứng đầu, nhất là chủ tịch UBND quận, phường.
Chiến si thuộc Phòng hóa học Quân khu 7 phun khử khuẩn hẻm đường Nguyễn Văn Công, phường 3, Gò Vấp - nơi có trụ sở Hội thánh Truyền giáo Phục hưng, chiều 1/6. Ảnh: Quỳnh Trần.
Hôm qua, 15 xe đặc chủng cùng 70 cán bộ chiến sĩ thuộc Phòng hóa học Quân khu 7 và Bộ tư lệnh TP HCM đã phun khử trùng tiêu độc 12 khu vực và tuyến đường quận Gò Vấp gồm: cầu vượt công viên Gia Định, đường Nguyễn Thái Sơn, toàn bộ phường 15, đường Nguyễn Văn Công...
Ngoài ra, để giảm thiểu nguy cơ lây lan dịch, Cục Hàng không quyết định hạn chế chuyến bay nội địa từ các nơi đến sân bay Tân Sơn Nhất trong 2 tuần kể từ 1/6.
Trong ngày 1/6, cả nước ghi nhận thêm 251 ca bệnh, nâng tổng số ca nhiễm cộng đồng trong nước lên 4.496. Hiện, Bắc Giang vẫn là nơi xuất hiện nhiều bệnh nhân nhất với 2.376 ca; tiếp đó là Bắc Ninh 876, Hà Nội 414 ca (trong đó Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương 93 ca, 50 ca ở Bệnh viện K)... Dịch đã lan rộng 37 tỉnh, thành. Đồng Tháp hôm nay ghi nhận ca nhiễm đầu tiên.
Diễn biến dịch 1/6: Bắc Giang hơn 100 ca mắc, dịch lan 20 quận huyện TPHCM TPHCM đã ghi nhận hơn 200 ca dương tính SARS-CoV-2 liên quan ổ dịch Hội thánh Truyền giáo Phục Hưng. Việt Nam cũng đã có bệnh nhân Covid-19 thứ 48 tử vong. Trong ngày 1/6, cả nước ghi nhận 251 ca Covid-19 , trong đó có 250 ca lây nhiễm trong cộng đồng. Bắc Giang vẫn là điểm nóng nhất cả nước khi...