TP HCM thanh tra toàn diện dự án Sài Gòn Safari
Với vốn đầu tư 500 triệu USD, dự án Thảo cầm viên Sài Gòn Safari ( huyện Củ Chi) sau 12 năm vẫn còn là cánh đồng hoang sẽ bị thanh tra toàn diện.
Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong vừa đồng ý cho thanh tra toàn diện dự án Thảo cầm viên mới (hay còn gọi là Thảo cầm viên Sài Gòn Safari) trên địa bàn huyện Củ Chi, theo đề nghị của Thường trực Huyện ủy Củ Chi vào ngày 21/4.
Người đứng đầu chính quyền thành phố giao Chánh Thanh tra thành phố chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan thành lập Đoàn Thanh tra để triển khai thực hiện theo quy định của Luật Thanh tra.
Thời điểm triển khai thực hiện sẽ do Thanh tra thành phố trao đổi với UBND huyện Củ Chi để bảo đảm ổn định tình hình an ninh trật tự tại 2 xã An Nhơn Tây và Phú Mỹ Hưng.
Dự án công viên Sài Gòn Safari sau 12 năm vẫn là cánh đồng hoang. Ảnh: Trung Sơn
Lãnh đạo thành phố cũng yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường, Hội đồng thẩm định bồi thường thành phố, Sở Tài chính và Tư pháp cử những cán bộ am hiểu nội dung vụ việc tham gia Đoàn Thanh tra.
Video đang HOT
Từng được kỳ vọng là công viên sinh thái tầm cỡ khu vực với tổng vốn đầu tư 500 triệu USD, song 12 năm qua dự án Công viên Sài Gòn Safari vẫn là bãi đất hoang, cỏ mọc um tùm. Nguyên nhân khiến dự án chậm trễ là do công tác đền bù giải phóng mặt bằng khó khăn, tình trạng tái lấn chiếm, khiếu nại, khiếu kiện phức tạp. Ngoài ra, dự án cũng khó tìm được chủ đầu tư có nguồn lực tài chính đủ mạnh để tham gia.
Dự án công viên Sài Gòn Safari thuộc cụm du lịch văn hóa lịch sử Củ Chi, cách trung tâm thành phố khoảng 50 km. Với các khu chức năng: Khu thả thú bán hoang dã, dự kiến thả thú đặc trưng các khu vực trên thế giới; Khu trưng bày thú mở bao gồm hệ thống chuồng trại dạng mở và cảnh quan, trưng bày các loài thú đặc trưng của các châu lục trên thế giới, vườn thú đêm trưng bày các loài thú chuyên sinh hoạt vào ban đêm; Các công trình dịch vụ khác phục vụ du khách như biểu diễn thú ban ngày, ban đêm, khu dã ngoại, resort, khu vui chơi giải trí cho thiếu nhi…
Để thực hiện dự án, tháng 6/2004, UBND TP HCM ra quyết định thu hồi đất đồng thời giao chủ đầu tư là Công ty TNHH MTV Thảo Cầm Viên Sài Gòn và UBND huyện Củ Chi tiến hành bồi thường, tái định cư cho hơn 700 hộ dân thuộc địa bàn 2 xã
Trung Sơn
Theo VNE
Thanh tra cần giải quyết được bức xúc của người dân
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà yêu cầu, thanh tra, kiểm tra cần xác định rõ các sai phạm, trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân; giải quyết được các vấn đề bức xúc của người dân...
Thanh tra tại Formosa
Ngày 16 tháng 5 năm 2016, Bộ trưởng Trần Hồng Hà và Thứ trưởng Chu Phạm Ngọc Hiển đã có cuộc họp với các đơn vị: Thanh tra Bộ; các Tổng cục: Quản lý đất đai, Môi trường, Địa chất và Khoáng sản; các Vụ: Kế hoạch, Tài chính, Pháp chế; Cục Quản lý tài nguyên nước... về công tác thanh tra, kiểm tra năm 2016.
Sau khi nghe báo cáo của các đơn vị dự họp, Bộ trưởng Trần Hồng Hà kết luận: Thanh tra, kiểm tra là công cụ sắc bén của công tác quản lý nhà nước, góp phần bổ sung, hoàn thiện và đưa nhanh chính sách, pháp luật đi vào cuộc sống, giải quyết kịp thời các vấn đề bức xúc của người dân. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ phải quán triệt quan điểm coi thanh tra, kiểm tra là công việc ưu tiên hàng đầu và phải đặc biệt quan tâm, chỉ đạo triển khai công tác này trong thời gian tới.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng, dù thời gian vừa qua, các đơn vị đã tích cực triển khai kế hoạch thanh tra, kiểm tra, nhưng trong quá trình triển khai cũng phát sinh một số vướng mắc, tồn tại, hạn chế như: thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan thuộc Bộ, giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường với các Bộ, ngành và giữa các cơ quan ở Trung ương với địa phương; kết quả thanh tra, kiểm tra chưa gắn với công tác hoạch định chính sách, nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường.
Để công tác thanh tra, kiểm tra đạt được hiệu quả, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho rằng cần khắc phục ngay một số tồn tại, hạn chế nêu trên, trong đó đặc biệt quan tâm để giải quyết được những vấn đề bức xúc của người dân.
Đồng thời, theo Bộ trưởng, đối tượng thanh tra, kiểm tra phải được rà soát, lựa chọn kỹ lưỡng, đảm bảo đúng đối tượng, không trùng, không làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Các lĩnh vực cần có sự phối hợp để đảm bảo hiệu quả, hạn chế tình trạng nhiều đoàn tập trung tại một địa phương ở nhiều thời điểm khác nhau làm ảnh hưởng đến hoạt động của địa phương.
Bộ trưởng yêu cầu các đơn vị cần rà soát, cân đối nguồn lực để khẩn trương triển khai các nhiệm vụ cấp bách phát sinh, các nhiệm vụ cần phải ưu tiên theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và của Bộ trưởng. Thời gian triển khai thanh tra, kiểm tra cần hợp lý, tránh tình trạng tập trung quá nhiều vào thời điểm 6 tháng cuối năm.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho rằng, hoạt động thanh tra, kiểm tra cần được đổi mới để trở thành công cụ sắc bén, hữu hiệu nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.
"Thanh tra, kiểm tra cần xác định rõ các sai phạm, trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân, trên cơ sở đó chỉ đạo chấn chỉnh kịp thời và kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý nghiêm minh theo pháp luật; những bất cập, kẽ hở về chính sách, pháp luật được phát hiện qua thanh tra, kiểm tra cần kiến nghị sửa đổi, hoàn thiện sớm để đảm bảo phù hợp với thực tiễn mà không cần chờ đến sơ kết, tổng kết việc thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra" Bộ trưởng Trần Hồng Hà nêu rõ.
Đặc biệt, Bộ trưởng cho rằng, các Kết luận thanh tra, kiểm tra cần được báo cáo kiến nghị với cấp có thẩm quyền để giao trách nhiệm cho người đứng đầu khắc phục và báo cáo kết quả khắc phục. Thanh tra Bộ cần có hướng dẫn quy trình, nguyên tắc để các địa phương triển khai thống nhất và báo cáo kết quả về Bộ.
Đánh giá thanh tra, kiểm tra là công cụ quan trọng để nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật, hiệu quả quản lý nhà nước, do vậy, Bộ trưởng yêu cầu các Vụ Tổng hợp cần quan tâm ưu tiên nguồn lực cho công tác này; đồng thời nghiên cứu báo cáo Lãnh đạo Bộ giải pháp bố trí nguồn dự phòng để triển khai thanh tra, kiểm tra đột xuất theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, của Bộ trưởng để giải quyết các vấn đề phát sinh từ thực tiễn.
"Tinh thần của Thủ tướng, của Chính phủ và của lãnh đạo Bộ là nắm bắt, giải quyết bằng được trên cơ sở khách quan, khoa học, đúng pháp luật... những bức xúc, vướng mắc của doanh nghiệp và người dân. Vì vậy tôi đề nghị các đơn vị chủ động, nâng cao chất lượng công tác thanh tra. Nếu tài liệu các cuộc kiểm tra, thanh tra mà đưa về bỏ tủ thì nội dung thanh kiểm tra không còn ý nghĩa. Thanh tra, kiểm tra cần xác định rõ các sai phạm, trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân; giải quyết được các vấn đề bức xúc của người dân" Bộ trưởng Trần Hồng Hà cương quyết.
Xuân Hưng
Theo_VnMedia
Doanh nghiệp "nhốt" xe Thanh tra giao thông suốt 3 ngày Xe công vụ của Thanh tra Cục Đường bộ (Bộ GTVT) bị "giam" suốt 3 ngày. Doanh nghiệp bị thanh tra vừa có đơn tố cáo khẩn cấp vì cho rằng lực lượng chức năng đã thanh tra nhầm đường. Sự việc xảy ra chiều 13/5 khi lực lượng thanh tra liên ngành của Cục Đường bộ và Cục Cảnh sát quản lý...