TP HCM tập trung xe công về một đầu mối để quản lý
Để tiết kiệm ngân sách, toàn bộ xe công tại TP HCM dự kiến được đưa về trung tâm quản lý, sau đó cho các sở ngành thuê lại theo nhu cầu sử dụng.
Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong vừa giao Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích TNXP xây dựng đề án Cung cấp dịch vụ đưa đón cán bộ, công chức, hoàn chỉnh trong tháng 5 để lãnh đạo thành phố xem xét.
Dự kiến toàn bộ xe công được tập trung về một đầu mối quản lý. Ảnh: H.H
Đề án loại trừ một số chức danh lãnh đạo, thường trực phải bố trí xe riêng để đảm bảo việc đi lại, công tác. Còn sở ngành, quận huyện và các đơn vị sự nghiệp của thành phố sẽ đưa toàn bộ xe công về trung tâm quản lý. Sau đó, các đơn vị sẽ thuê lại theo nhu cầu sử dụng, tiền cho thuê sẽ nộp vào ngân sách.
Video đang HOT
Theo UBND thành phố, mô hình này nhằm kiểm soát chặt chẽ hơn, giảm chi về mua sắm xe hàng năm, giảm chi phí phát sinh bộ máy quản lý riêng (ví dụ có những ngày lãnh đạo không đi họp, hoặc chỉ họp một buổi thì vừa lãng phí xe, vừa lãng phí tài xế)…
Liên quan đến vấn đề xe công, tại cuộc họp về bố trí nguồn vốn thực hiện các công trình trọng điểm của TP HCM hồi tháng 10 năm ngoái, Phó chủ tịch UBND thành phố Trần Vĩnh Tuyến đề nghị các sở ngành tính toán việc không đầu tư xe công mà đi thuê. Điều này sẽ giúp không tốn tiền bảo trì, chỉ phải trả tiền thuê góp phần tiết kiệm ngân sách.
Trung Sơn
Theo VNE
TP HCM muốn 'cấp bách' xây cầu Thủ Thiêm 4 nối quận 2 và 7
Công trình có mức đầu tư hơn 5.200 tỷ đồng được TP HCM kiến nghị Thủ tướng cho xây sớm để tăng khả năng kết nối cho khu đô thị Thủ Thiêm và giải quyết ùn tắc từ phía Nam về trung tâm.
Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong vừa kiến nghị Thủ tướng và các Bộ Giao thông Vận tải, Kế hoạch và Đầu tư về cho phép chỉ định nhà đầu tư xây dựng cầu Thủ Thiêm 4 theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao) với tổng số vốn hơn 5.200 tỷ đồng.
Theo quy hoạch, có 5 cây cầu và một hầm chui nối trung tâm và các quận khác với khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2).
Cầu dài hơn 2,1 km, tĩnh không 10 m, thiết kế dạng dây văng gồm phần cầu chính nối quận 2 và 7 với 6 làn xe, phần cầu dẫn trên đường Nguyễn Văn Linh bố trí từ trước nút giao Nguyễn Văn Linh - cầu Tân Thuận 2 và 2 nhánh cầu dẫn N1, N2 từ cầu chính phía quận 7 xuống đường Huỳnh Tấn Phát.
Công trình này được thành phố xác định là "dự án cấp bách, cần ưu tiên đầu tư" nhằm tăng khả năng kết nối cho khu đô thị Thủ Thiêm và hoàn chỉnh hệ thống giao thông khu vực. Vì hiện Khu đô thị mơi Thủ Thiêm chỉ kết nối giao thông với Khu trung tâm hiện hữu tại địa bàn quận Bình Thạnh và quận 1, chưa kết nối được với các quận 4, 7 và Khu đô thị Nam thành phố.
Khi cầu Thủ Thiêm 4 hoàn thành cũng sẽ giải tỏa áp lực giao thông từ phía quận Bình Thạnh, quận Thủ Đức qua phía các quận 7, 8, huyện Bình Chánh, Nhà Bè (cầu Thủ Thiêm 1 - đường trục Bắc Nam trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm - cầu Thủ Thiêm 4); đồng thời, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Để giảm ảnh hưởng trong quá trình xây dựng và khai thác cầu Thủ Thiêm 4 khi cảng Tân Thuận chưa được di dời toàn bộ, UBND thành phố cũng kiến nghị xem xét phương án cho cảng Sài Gòn được khai thác khu bến cảng Tân Thuận hiện hữu, như bến ICD, để chuyển tải hàng hóa ra khu cang Hiệp Phước, với sà lan vận tải có tĩnh không nhỏ hơn 10 m.
Theo quy hoạch, sẽ có 5 cây cầu và một hầm chui nối các khu vực khác của thành phố với khu đô thị Thủ Thiêm (quận 2). Hiện cầu Thủ Thiêm 1 và hầm vượt sông Sài Gòn (nối quận 2 và quận 1) đã được xây dựng và đưa vào sử dụng. Đầu năm 2015, cầu Thủ Thiêm 2 với tổng số vốn gần 3.100 tỷ đồng cũng được khởi công và dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2018.
Hữu Công
Theo VNE
TP HCM khẳng định không đẩy đuổi người bán hàng rong Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong yêu cầu các quận huyện tổ chức phiên chợ cho người dân buôn bán, song không ảnh hưởng an ninh trật tự và giao thông. Trong văn bản khẩn gửi các quận huyện, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong khẳng định thành phố không chủ trương đẩy đuổi người bán hàng rong. Tuy...