TP HCM: Tạm giữ trên 4 tấn vải và các loại quần áo trị giá gần 1,6 tỷ đồng
Vừa qua, lực lượng chức năng tại TP.Hồ Chí Minh đã tiến hành kiểm tra và tạm giữ số lượng lớn váy đầm, áo may sẵn không ghi xuất xứ cùng nhiều vải cây, giấy, gỗ không ghi xuất xứ…
Mới đây, Đội Quản lý Thị trường số 4 (Cục Quản lý Thị trường TP. Hồ Chí Minh) phối hợp với Công an và UBND phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh tiến hành kiểm tra tại một cơ sở kinh doanh trên đường Ngô Đức Kế và Điểm chứa trữ hàng hóa của cơ sở này tại một căn hộ thuộc Chung cư 40E đường Ngô Đức Kế.
Lực lượng chức năng tại TP Hồ Chí Minh tiến hành tạm giữ số lượng lớn vải, quần áo may sẵn, váy đầm,… có trị giá khoảng 1,6 tỷ đồng do vi phạm.
Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện số lượng lớn hàng hóa gồm: 93 đơn vị sản phẩm là váy đầm, áo may sẵn các loại, không ghi xuất xứ, không dán tem CR, chưa qua sử dụng, tổng trị giá hàng hóa là: 920.170.000 đồng. Ngoài ra còn có vải cây các loại có lõi nhựa, giấy, gỗ không ghi xuất xứ, khổ từ 1,1 mét đến 1,6 mét, chưa qua sử dụng, số lượng: 4.348 kg, tương đương 605 cây được đựng trong 101 bao nylon PP, tổng giá trị hàng hóa là: 652.200.000 đồng.
Video đang HOT
Đại diện cơ quan chức năng cho hay, toàn bộ hàng hóa nêu trên chưa xuất trình được hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc hàng hóa, có nhãn không ghi đủ các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa theo quy định.
Cụ thể, không ghi tên hàng hóa, tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa, xuất xứ hàng hóa, thành phần hoặc thành phần định lượng, thông số kỹ thuật, thông tin cảnh báo, hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản, năm sản xuất…
Hiện Đội Quản lý thị trường số 4 đã tạm giữ toàn bộ hàng hóa nêu trên để tiếp tục xác minh, làm rõ xử lý theo quy định.
Ngăn chặn hoạt động tội phạm công nghệ cao của người nước ngoài trên địa bàn TP Hồ Chí Minh
Thượng tá Võ Chiến Thắng, Phó Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh (XNC), Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, hiện nay trên địa bàn TP Hồ Chí Minh có số lượng người nước ngoài (NNN) cư trú đông nhất cả nước (khoảng 100.000 người) và ngày càng gia tăng, điều này đã tạo áp lực rất lớn đối với công tác quản lý của cơ quan chức năng...
Hoạt động của NNN có những diễn biến đáng chú ý, trong đó có tình trạng vi phạm pháp luật có chiều hướng gia tăng, phức tạp.
Tại Việt Nam, hiện nay pháp luật không cho phép mở sàn môi giới các hoạt động đầu tư vào thị trường Forex, nhưng nhiều công ty vẫn lách luật, núp bóng sàn giao dịch nước ngoài và NNN, lôi kéo cá nhân đầu tư với lãi suất cao để lừa đảo.
Đầu tháng 1/2024, Phòng Quản lý XNC đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính bà c vì hành vi nhập cảnh, hành nghề hoặc có hoạt động khác tại Việt Nam mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam với mức phạt là 12,5 triệu đồng. Đồng thời, xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Hubbis Việt Nam vì hành vi: "Làm thủ tục mời, bảo lãnh cho NNN nhập cảnh nhưng không thực hiện đúng trách nhiệm theo quy định của pháp luật" với số tiền 35 triệu đồng.
Cơ quan Công an bắt giữ các đối tượng phạm tội người Trung Quốc cùng tang vật.
Bà Stanhope Michelle Jaala (SN 1969, quốc tịch Australia, Tổng giám đốc Công ty Hubbis (HK) Limited, trụ sở tại Hồng Kông - Trung Quốc; đại diện pháp luật của Công ty TNHH Hubbis Việt Nam, trụ sở tại phường Võ Thị Sáu, quận 3; tạm trú phường Bến Nghé, quận 1, TP Hồ Chí Minh) và Công ty Hubbis (HK) Limited liên quan tới hành vi tổ chức sự kiện hội nghị quốc tế trái phép "Vietnam Wealth Management Forum 2023" (Diễn đàn quản lý tài sản Việt Nam) tại khách sạn Le Meridien Sài Gòn (địa chỉ 3C Tôn Đức Thắng, phường Bến Nghé, quận 1) trước đó.
Ngày 10/11/2023, tại Phòng Quản lý XNC, bà Stanhope Michelle Jaala giải trình, bà là Tổng giám đốc Công ty TNHH Hubbis Việt Nam (công ty 100% vốn nước ngoài được Sở Kế hoạch Đầu tư cấp giấy chứng nhận đầu tư) thuộc chủ sở hữu Công ty Hubbis (HK) Limited. Công ty Hubbis Việt Nam là đơn vị làm thủ tục bảo lãnh cho đương sự nhập cảnh, tuy nhiên khi khai hồ sơ xin cấp thị thực điện tử, công ty không khai báo nội dung cơ quan bảo lãnh theo quy định...
Theo Phòng Quản lý XNC, qua công tác phối hợp xác minh, đơn vị được biết trong số các đơn vị tài trợ cho việc tổ chức hội nghị quốc tế trên có sự tham gia của sàn giao dịch Exness là sàn giao dịch tiền ảo trái pháp luật đang bị xử lý tại Việt Nam. Phòng đã yêu cầu đương sự cung cấp thông tin cá nhân của 6 thành viên Exness tham dự hội nghị để tiếp tục xác minh làm rõ hoạt động của các đối tượng liên quan tổ chức Exness...
Qua một số vụ việc, cơ quan Công an khuyến cáo, mọi hình thức tổ chức kinh doanh, giao dịch sàn Forex sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Người tham gia chơi Forex được xem là tiếp tay cho hoạt động phi pháp, đồng thời tiềm ẩn rủi ro về tài chính rất cao.
Ngoài ra, cuối tháng 12/2023, Phòng Quản lý XNC cũng đã phối hợp với Cục Quản lý XNC đề nghị xử phạt vi phạm hành chính và yêu cầu xuất cảnh vì có hoạt động trái mục đích nhập cảnh đối với 3 đối tượng người Trung Quốc có hành vi tuyển phụ nữ Việt Nam nhảy múa trực tuyến theo yêu cầu của người xem trên các nền tảng ứng dụng mạng...
Kết quả xác minh ban đầu, 3 đối tượng gồm Tang Lin, Yu Yilong, Mei Xiang (quốc tịch Trung Quốc) đã lợi dụng chính sách thị thực thông thoáng xin nhập cảnh Việt Nam mục đích du lịch. Sau đó, thành lập 3 công ty làm bình phong để tuyển phụ nữ Việt Nam nhảy múa trực tuyến theo yêu cầu của người xem trên các nền tảng ứng dụng "Douyin", "Kuai Shou" của Trung Quốc nhằm thu lợi từ người xem Trung Quốc. Việc số đối tượng Trung Quốc xây dựng và phát triển kênh thông tin có nhiều lượt view của Trung Quốc đặt tại Việt Nam nhằm tránh sự quản lý của nhà nước Trung Quốc...
Thượng tá Võ Chiến Thắng cho biết, trong năm 2023, Phòng đã phát hiện, báo cáo đề xuất, xử lý hành chính 1.990 vụ/1.999 người (trong đó có 1.483 NNN) và 42 tổ chức vi phạm lĩnh vực XNC bằng hình thức phạt tiền, thu nộp ngân sách hơn 10,1 tỷ đồng (trong đó 147 NNN áp dụng hình phạt bổ sung trục xuất), vi phạm có dấu hiệu hình sự 76 vụ/117 NNN, đã khởi tố 33 vụ/44 NNN; đang điều tra 33 vụ/58 NNN).
Đáng chú ý, thông qua công tác quản lý hồ sơ quản lý địa bàn, Phòng Quản lý XNC còn phát hiện và phối hợp với các đơn vị liên quan bắt giao các Cục nghiệp vụ Bộ Công an (Cục Quản lý XNC, Cục Cảnh sát hình sự) 7 đối tượng (6 người Hàn Quốc, 1 người Trung Quốc)... Phòng cũng phối hợp với Công an địa phương xử lý 1 vụ/44 người Malaysia gọi điện giả danh lừa đảo người Malaysia ở Malaysia, 1 vụ/3 người Malaysia lừa đảo 30 người Indonesia qua Việt Nam để lừa đảo người Indonesia ở Indonesia, 1 vụ/7 người Trung Quốc ở quận 8 lập sàn chứng khoán có trên mạng, 1 vụ/2 người Đài Loan cầm đầu 16 người Malaysia lừa đảo qua mạng viễn thông ở Thủ Đức...
Để phòng ngừa tình trạng NNN vi phạm pháp luật Việt Nam, Phòng Quản lý XNC đã tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, xử phạt đối với các đối tượng NNN nhập cảnh trái phép, cư trú không khai báo và những hành vi vi phạm pháp luật về cư trú. Kiểm tra, xử phạt đối với các chủ cơ sở có NNN cư trú, cá nhân, tổ chức bảo lãnh hoặc làm các thủ tục cho NNN không thực hiện đúng các quy định pháp luật về khai báo nhập cảnh, cư trú của NNN; điều tra, xử lý hình sự đối với các đối tượng là NNN có hành vi vi phạm pháp luật hình sự.
Tổ chức hội nghị quốc tế trái phép, có sự tham gia của sàn giao dịch tiền ảo Ngày 17/1, Phòng Quản lý xuất nhập cảnh (QLXNC) Công an TP Hồ Chí Minh cho biết đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính một cá nhân người nước ngoài và một công ty liên quan tới hành vi tổ chức hội nghị trái phép được tổ chức trước đó. Sự kiện có sự tham gia của một sàn giao...