TP HCM siết chặt kỷ cương từ đầu năm mới
Chủ tịch UBND TP HCM yêu cầu đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương, không vui chơi Tết quá dài, tập trung ngay vào công việc, không để người dân và doanh nghiệp phải chờ đợi
Ngày 14-2, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong đã chủ trì hội nghị tổng kết công tác tổ chức chăm lo Tết Kỷ Hợi 2019. Báo cáo tại hội nghị, Chánh Văn phòng UBND TP Võ Văn Hoan đã thông tin nhiều điểm tích cực trong dịp Tết vừa qua, như số vụ tai nạn giao thông, phạm pháp hình sự, cháy đều giảm so với cùng kỳ năm trước.
Hơn 1.500 tỉ đồng chăm lo Tết
Nổi bật nhất là TP đã tổ chức chăm lo chu đáo đời sống vật chất, tinh thần nhân dân, kịp thời trả lương – thưởng cho người lao động, bảo đảm mọi người, mọi nhà đều được đón Xuân vui Tết. Đặc biệt, những người dân bị ảnh hưởng do thực hiện một số dự án trên địa bàn TP cũng được chăm lo Tết chu đáo. Điển hình như dự án xây dựng cụm trường học công lập đạt chuẩn quốc gia tại khu đất công trình công cộng phường 6, quận Tân Bình. Đến nay, quận đã tiếp xúc được 111/124 hộ, còn 13/124 hộ không tiếp xúc được do đã bán nhà đi nơi khác hoặc đi nước ngoài; trong đó có 92/111 hộ đồng thuận. Trong 92 hộ đồng thuận, có 78 hộ đã đăng ký kê khai, cung cấp thông tin và tự nguyện đồng ý nhận tiền hỗ trợ. Quận đã chi tạm ứng kinh phí hỗ trợ 50% cho 39/78 hộ với tổng kinh phí 41,3 tỉ đồng và chi khen thưởng 5 triệu đồng/hộ. UBND quận còn hỗ trợ 50 phần quà Tết, trị giá 6 triệu đồng/hộ.
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Thiện Nhân thăm và tặng quà cho người nghèo trong dịp Tết Kỷ Hợi 2019
Còn tại dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm, chính quyền quận 2 đã thăm hỏi, động viên, chúc Tết và tặng phần quà trị giá 1 triệu đồng/hộ đối với 12 hộ dân có đất bị thu hồi nằm trong phần diện tích 4,3 ha. Đối với 986 hộ bị ảnh hưởng dự án trên địa bàn quận 2, địa phương đã tổ chức 7 đoàn đi thăm hỏi, tặng quà cho các hộ với tổng kinh phí 986 triệu đồng. “TP luôn nỗ lực, huy đông ca hê thông chinh tri tư TP đên cơ sơ va cac nguôn lưc xa hôi đê chăm lo cho cac tâng lơp nhân dân, mọi đối tượng xã hội với phương châm không để ai bị bỏ lại phía sau, mọi người dân đều có một cái Tết ấm áp, an vui” – ông Hoan cho hay.
Theo ông Hoan, dịp Tết Kỷ Hợi 2019, TP đã thực hiện hiệu quả chính sách an sinh xã hội, chăm lo chu đáo đời sống vật chất, tinh thần cho các gia đình chính sách, gia đình có công có hoàn cảnh khó khăn, hộ nghèo, công nhân, sinh viên, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt với tổng kinh phí hơn 1.540 tỉ đồng, tăng hơn 152 tỉ đồng so với năm 2018. Bên cạnh đó, với ý nghĩa TP nghĩa tình, san sẻ Tết yêu thương đến với bà con nghèo, đoàn lãnh đạo TP do Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Nguyễn Thiện Nhân dẫn đầu đã đi thăm, chúc Tết, tặng quà cho người dân gặp khó khăn tại các tỉnh Cao Bằng, Nghệ An, Tây Ninh, Trà Vinh và TP Đà Nẵng với kinh phí 1,8 tỉ đồng. Quỹ Vì người nghèo TP còn hỗ trợ kinh phí chăm lo Tết cho người nghèo và đồng bào dân tộc khó khăn tại 14 tỉnh, thành với tổng kinh phí hơn 5 tỉ đồng.
Cấm đi lễ hội vào giờ hành chính
Đánh giá về công tác tổ chức chăm lo Tết năm nay, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong cho biết đã tổ chức chu đáo, nhiều hoạt động tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho người dân. “Đây là năm đầu tiên cán bộ, công chức TP nhận được tiền lương tăng thêm, điều này đã tạo sự phấn khởi để họ phục vụ người dân tốt hơn” – ông Nguyễn Thành Phong nói. Một trong những điểm sáng năm nay mà ông Phong nhắc đến là tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội giữ được ổn định. Ông đặc biệt biểu dương Lực lượng 363 đã thường xuyên tuần tra kiểm soát chủ động phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trên đường phố, nơi công cộng và những khu vực trọng điểm, giữ bình yên cho người dân đón Tết.
Phấn khởi trước những mặt đạt được nhưng UBND TP cũng thẳng thắn chỉ ra các hạn chế, thiếu sót trong Tết Kỷ Hợi 2019. Đó là một số quận – huyện chưa quản lý chặt chẽ địa bàn, vẫn còn hiện tượng mua bán, lấn chiếm vỉa hè… Tình trạng đốt pháo trái phép, pháo tự chế, cờ bạc với quy mô nhỏ vẫn còn xảy ra ở một số nơi. Một số trụ ATM không hoạt động, hết tiền, nuốt thẻ và dịch vụ Internet Banking vào những ngày cận Tết bị tắc nghẽn, gây khó khăn cho hoạt động mua sắm, chi trả, chuyển tiền của người dân.
Video đang HOT
Về nhiệm vụ trong năm 2019, Chủ tịch UBND TP chỉ đạo các quận – huyện, sở – ngành phải triển khai quyết liệt ngay từ đầu năm. Ông Nguyễn Thành Phong nhấn mạnh: “Đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương, không vui chơi Tết quá dài, tập trung ngay vào công việc, không để người dân và doanh nghiệp phải chờ đợi. Tuyệt đối không đi lễ hội vào giờ hành chính”. Đối với chủ đề năm 2019 là cải cách hành chính và thực hiện Nghị quyết 54 của Quốc hội, ông Nguyễn Thành Phong yêu cầu các cơ quan, đơn vị phải xác định công việc trọng tâm, giao việc và xác định rõ ràng trách nhiệm từng người để đánh giá tính nêu gương và trách nhiệm cá nhân. Ông cũng lưu ý từng đơn vị phải chú ý xác định đột phá cải cách hành chính là đột phá chỗ nào, khâu nào? Đồng thời, thực hiện hiệu quả việc nhận ủy quyền từ UBND TP và chủ tịch UBND TP để tăng tính chủ động trong giải quyết công việc.
UBND TP HCM đã tặng bằng khen cho 188 tập thể vì đã có thành tích xuất sắc trong tổ chức, chăm lo Tết nguyên đán 2019, trong đó có Báo Người Lao Động.
Rà soát pháp lý 99 dự án chậm tiến độ
Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong đề nghị các sở – ngành, quận – huyện quyết liệt rà soát lại pháp lý của từng dự án trong tổng số 99 dự án chậm tiến độ trên địa bàn để qua đó, đẩy nhanh tiến độ thực hiện, không để dự án treo kéo dài. Ông Nguyễn Thành Phong nhắc: “Vẫn còn một số lãnh đạo sở – ngành chần chừ trong việc này và trong phối hợp chung. Do đó, phải có sự phối hợp, tạo hành lang pháp lý minh bạch, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, không được tái diễn đùn đẩy trách nhiệm để ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của TP”.
Bài và ảnh: PHAN ANH
Theo Nguoilaodong
Chủ tịch Nguyễn Thành Phong: "Dân khổ ở dự án treo là có lỗi của chính quyền TP"
Nỗi khổ của người dân trong các dự án treo, không chỉ là dự án bán đảo Thanh Đa, đều có phần trách nhiệm của chính quyền thành phố.
Đó là nhận định của ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP. HCM, trong phiên báo cáo và thảo luận Chương trình giám sát chuyên đề quản lý, sử dụng đất công trên địa bàn TP ở buổi họp HĐND chiều nay (11/7).
UBND TP phê duyệt Dự án Khu đô thị sinh thái Bình Quới - Thanh Đa từ năm 1992 với tổng diện tích dự án khoảng 427 ha, gồm toàn bộ phường 28, quận Bình Thạnh có vốn đầu tư trên 30.000 tỷ đồng. Tiền bồi thường giải phóng mặt bằng cho dự án này khoảng 22.800 tỷ đồng/gần 3.100 hộ dân.
Dự án Khu đô thị sinh thái Bình Quới - Thanh Đa đã bị treo suốt 26 năm. Ảnh Zing.vn
Song đã 26 năm trôi qua, dự án vẫn chưa được triển khai.
Ông Nguyễn Thành Phong xin được chia sẻ khó khăn với người dân Bình Thạnh trong vùng dự án. Ông cũng đã gặp gỡ chủ đầu tư để xem có thực hiện dự án hay không, nếu không thì TP sẽ thu hồi. Song lúc đó, chủ đầu tư đã cam kết thực hiện dự án.
Dự án do liên doanh Tập đoàn Bitexcovà Emaar Properties PJSC (công ty trong lĩnh vực bất động sản ở Dubai) thực hiện nhưng sau đó DN nước ngoài xin rút và công ty trong nước cam kết thực hiện dự án. Lúc này, TP phải trình ra Chính phủ xin ý kiến. Thủ tục vì thế hơi kéo dài. Tuy vậy, trách nhiệm vẫn có phần của UBND TP, là phải thẩm định được năng lực của nhà đầu tư để đảm bảo dự án đúng tiến độ.
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong hứa giải quyết dứt điểm dự án Thanh Đa
Trước HĐND TP, ông Nguyễn Thành Phong cam kết với các đại biểu là sẽ giải quyết dứt điểm dự án Thanh Đa.
"Chúng ta phải đặt mình vào hoàn cảnh người dân trong đó sẽ thấy thế nào? Nỗi khổ của người dân trong dự án treo, không chỉ có dự án Thanh Đa mà tất cả các dự án, có một phần trách nhiệm của chính quyền TP" - ông Nguyễn Thành Phong nhận định.
Thu hồi dự án treo, trả lại quyền sử dụng đất cho dân
Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường TP Nguyễn Toàn Thắng cho biết, đã có 575 dự án bị thu hồi do chậm triển khai, không có khả năng triển khai và hiện đang rà soát 1.400 dự án khác, nếu không thực hiện cũng sẽ bị thu hồi.
Trung tâm Hội nghị xây chiếm phần lớn tại Công viên Phú Lâm
Theo ông Thắng, TP sẽ chia thành 3 nhóm để triển khai quá trình thu hồi. Nhóm thứ nhất là các dự án 3 năm không triển khai thì thu hồi, hủy dự án. Nhóm thứ hai là đã giao quận, huyện thu hồi nhưng chưa thu hồi được thì báo có để tiếp tục triển khai và nhóm thứ 3 là những dự án từ năm 2017 trở về trước nếu chậm tiến độ thì cũng sẽ thu hồi và hủy dự án.
Khi dự án bị thu hồi, quyền sử dụng đất sẽ được trả lại cho người dân.
Trước đó, các đại biểu cũng đặt vấn đề tập trung vào việc quản lý, khai thác và sử dụng đất công cũng như dự án treo, chậm triển khai trên địa bàn TP.
Đại biểu Phan Nguyễn Như Khuê nói rằng qua báo cáo giám sát, cho thấy tài nguyên đất của TP trong từng giai đoạn, từng thời điểm có hiện tượng bị buông lỏng quản lý. Cụ thể, có những dự án nhắm vào khu dân cư hiện hữu để quy hoạch, trong khi còn nhiều khu đất trống để hoang phí.
"Mặt bằng kho bãi, nhà xưởng đang được sử dụng không đúng công năng. TP cần giám sát để đưa vào xây dựng công trình công cộng như trường học, y tế" - ông Khuê nêu ý kiến.
Đại biểu Phan Nguyễn Như Khuê
Còn đại biểu Nguyễn Thị Tố Trâm cho rằng việc lãng phí đất công diễn ra trong thời gian dài gây bức xúc cho người dân. Nhiều khu đất ở vị trí trung tâm bị bỏ hoang hoặc cho thuê với giá rẻ mạt. Còn có cả những địa chỉ nhà đất thuộc Nhà nước quản lý nhưng chưa được kê khai, bị lấn chiếm.
Theo các đại biểu, người dân cũng rất bức xúc trước tình trạng công viên như công viên Phú Lâm, công viên 23-9, Thảo Cầm viên...bị bức tử bởi hàng quán, bãi giữ xe, hội chợ...làm mất đi công năng của công viên cũng như quyền lợi của người dân bị xâm phạm.
Quỳnh Như
Theo_VietNamNet
Năm 2019: TP.HCM tập trung cải cách hành chính, phục vụ dân TP.HCM tin tưởng rằng thực hiện tốt cải cách hành chính, hoạt động của bộ máy chính quyền cũng như năng lực cạnh tranh và thu hút đầu tư của TP sẽ được phát huy hiệu quả. Vượt qua những khó khăn, thách thức, năm 2018 TP.HCM đã nỗ lực về đích với những kết quả nổi bật khi hầu hết các chỉ...