TP HCM sẽ hạn chế xe vào trung tâm theo khung giờ nhất định
Sở Giao thông Vận tải TP HCM đang lập kế hoạch hạn chế xe cá nhân vào một số đường ở trung tâm theo khung giờ nhất định, trước mắt có thể vào buổi tối cuối tuần.
Theo Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP HCM Trần Quang Lâm, qua báo chí được biết TP Hà Nội đang xây dựng kế hoạch hạn chế xe máy, Sở GTVT thành phố cũng ấp ủ điều này và có thể sẽ thực hiện ở khu vực trung tâm. Vì theo quy hoạch, khu lõi của TP HCM có các phố đi bộ như đường Đồng Khởi, Nguyễn Huệ, Huỳnh Thúc Kháng, Hàm Nghi, quảng trưởng Quách Thị Trang trước chợ Bến Thành.
TP HCM đang lên kế hoạch hạn chế xe cá nhân vào trung tâm trong một số khung giờ nhất định. Ảnh: Hữu Công
Tuy nhiên, theo ông Lâm, việc tổ chức các tuyến phố đi bộ chỉ triển khai khi đảm bảo được hoạt động của các loại xe công cộng, chẳng hạn như khi tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) đưa vào sử dụng. Đồng thời, việc tổ chức xe buýt phải đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân và các bãi đỗ xe ngầm cũng phải hoàn thành để giữ xe cho người dân đi bộ vào trung tâm.
“Chúng tôi đang phối hợp với một trường đại học lập kế hoạch và lộ trình để hạn chế xe vào một số tuyến đường ở khu vực trung tâm theo một số giờ nhất định. Có thể trước mắt là vào buổi tối các ngày cuối tuần, tương tự như đường Nguyễn Huệ đang làm”, ông Lâm nói và cho rằng đây là một lộ trình dài, sẽ kết hợp với việc hoàn chỉnh hạ tầng cũng như các xe công cộng.
Video đang HOT
Theo báo cáo của Sở Giao thông Vận tải TP HCM, trong 6 tháng đầu năm nay số lượng xe cá nhân trên địa bàn tiếp tục tăng cao, nhất là ôtô đăng ký mới có tốc độ tăng rất nhanh (86% so với cùng kỳ). Nếu năm 2015 mỗi ngày thành phố tăng thêm 100 chiếc thì năm nay là 180 chiếc. Tính đến ngày 15/6, toàn thành phố có 7,6 triệu phương tiện, trong đó ôtô là gần 600.000.
Thời gian qua, nhiều giải pháp đã được TP HCM nghiên cứu để hạn chế xe cá nhân, giảm ùn tắc giao thông như cấp quota mua ôtô, cấm ôtô vào nội đô, cho xe chạy theo ngày chẵn, lẻ… tuy nhiên, sau nhiều năm, ùn tắc giao thông vẫn là vấn đề nan giải đối với đô thị lớn nhất nước.
Hữu Công
Theo VNE
Khởi công nút giao 840 tỷ đồng ở cửa ngõ phía Đông TP HCM
Công trình nút giao Mỹ Thủy (quận 2) gồm cầu vượt 4 làn xe, hầm chui và các hạng mục khác sẽ giảm ùn tắc tại giao lộ đường vành đai 2 và Đồng Văn Cống.
Nút giao Mỹ Thủy có lượng xe rất lớn, nhất là xe tải và container, nên thường xuyên bị ùn tắc. Ảnh: Hữu Công
Sáng 3/6, Sở Giao thông Vận tải TP HCM khởi công dự án nút giao thông Mỹ Thủy (quận 2) nhằm giảm ùn tắc cho các tuyến đường dẫn vào cảng Cát Lái - lớn nhất Việt Nam.
Với tổng đầu tư gần 840 tỷ đồng từ vốn ngân sách, giai đoạn một dự án gồm: cầu vượt 4 làn xe theo hướng đường Vành đai 2; hầm chui theo hướng rẽ trái từ Vành Đai 2 đi Cát Lái; xây cầu Kỳ Hà 3; các nhánh đường bờ tả và bờ hữu rạch Mỹ Thủy.
Phó chủ tịch UBND TP HCM Lê Văn Khoa cùng lãnh đạo các sở, ngành thực hiện nghi thức khởi công công trình. Ảnh: Hữu Công
Ông Lê Ngọc Hùng - Giám đốc khu quản lý giao thông đô thị số 2, chủ đầu tư dự án - cho biết công trình dự kiến sẽ hoàn thành sau 2 năm. Ngay sau khi khởi công, gói thầu xây lắp cầu Kỳ Hà 3 sẽ được triển khai và hoàn thành vào cuối năm nay.
"Khi hoàn thành, dòng xe trên đường Vành đai 2 sẽ lưu thông theo hầm chui về hướng Cát Lái, dòng xe từ cầu Rạch Chiếc 2 về Phú Mỹ sẽ đi theo hướng cầu vượt. Đồng thời, lượng xe 2 bánh trên đường Nguyễn Thị Định đi qua hầm chui không phải lưu thông chung với ôtô như hiện nay", ông Hùng cho biết.
Nút giao Mỹ Thủy (quận 2, TP HCM). Ảnh: Google maps
Phát biểu tại lễ khởi công, Phó chủ tịch UBND TP HCM Lê Văn Khoa cám ơn các hộ dân đã chấp nhận di dời để lấy mặt bằng xây dựng công trình. Đồng thời, ông đề nghị quận 2 cùng các sở, ngành liên quan tổ chức bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư cho những người dân bị ảnh hưởng. "Phải thực hiện công trình đúng tiến độ đề ra nhưng cũng phải đảm bảo an toàn lao động và chất lượng", ông Khoa yêu cầu.
Nút giao thông Mỹ Thủy là điểm giao hai trục giao thông quan trọng của thành phố ở cửa ngõ phía Đông gồm đường Nguyễn Thị Định, Đồng Văn Cống. Đây cũng là 2 tuyến đường ra vào cảng Cát Lái có lượng xe vận chuyển hàng hóa cực kỳ lớn với hơn 18.000 lượt xe tải, container. Vì vậy, khu vực này thường xuyên xảy ra ùn tắc giao nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển hàng hóa ra vào cảng.
Hữu Công
Theo VNE
Sở Giao thông Hà Nội: 'Cấm xe máy chứ không cấm mua, sở hữu' Thành phố sẽ hạn chế và tiến tới cấm xe máy ở một số tuyến phố nội đô, nhưng không hạn chế quyền sở hữu, mua sắm phương tiện. Người dân vẫn có thể mua xe và lưu thông bình thường tại các tuyến phố không cấm. Trao đổi với báo chí chiều 29/6, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội...