TP HCM sẽ đặt thêm 4 trạm thu phí
Trong 10 năm tới, TP HCM kiến nghị sẽ đặt thêm 4 trạm thu phí để hoàn vốn các dự án mở rộng đường. Tổng cộng, thành phố sẽ có 10 trạm đặt trên địa bàn.
Ảnh minh họa
UBND TP HCM vừa kiến nghị Bộ Giao thông vận tải xem xét việc đặt trạm thu phí để hoàn vốn đầu tư cho dự án mở rộng quốc lộ 22. Ngoài trạm này, dự kiến từ năm 2016 đến 2025, thành phố sẽ bổ sung 3 khu vực đặt trạm thu phí để hoàn vốn đầu tư cho các dự án.
Theo kiến nghị, khu vực đặt thêm trạm thu phí gồm đường nối từ Nguyễn Duy Trinh vào khu công nghiệp Phú Hữu (quận 9), dự án đầu tư xây dựng đường nối từ đường Võ Văn Kiệt đến đường cao tốc TP HCM – Trung Lương, dự án đầu tư xây dựng nút giao thông đường Nguyễn Văn Linh – đường Nguyễn Hữu Thọ.
TP HCM hiện có 6 trạm thu phí gồm Xa lộ Hà Nội (thu đến năm 2045), cầu Bình Triệu (thu phí đến năm 2032), An Sương – An Lạc (đến năm 2033), cầu Phú Mỹ, đường Nguyễn Văn Linh và đường hầm sông Sài Gòn.
Ngoài ra, trên các trục đường cửa ngõ thành phố đang có một số trạm thu phí đặt trên quốc lộ 1 (Đồng Nai), quốc lộ 13 (Bình Dương), quốc lộ 1K (Đồng Nai), cao tốc Trung Lương (Long An, Tiền Giang).
Video đang HOT
UBND thành phố cũng kiến nghị Bộ Tài chính bãi bỏ phí thẩm định điều kiện về an ninh, trật tự; lệ phí cấp giấy phép quản lý, sử dụng phương tiện nghiệp vụ, vật liệu nổ, chất nổ, vũ khí và công cụ hỗ trợ.
Ngoài ra, TP HCM đề xuất tăng mức thu lệ phí hải quan từ 20.000 đồng mỗi tờ khai lên 50.000 đồng, từ 200.000 đồng mỗi phương tiện vận tải lên 1.000.000 đồng và phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp.
Sơn Hòa
Theo VNE
Khống chế giới hạn vay của địa phương trên số thu đạt được
Thay vì khống chế mức huy động trên chi đầu tư xây dựng cơ bản như hiện nay, Luật Ngân sách Nhà nước đã quy định khống chế mức giới hạn vay của ngân sách địa phương tính trên số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai giải thích những điểm mới của luật Ngân sách nhà nước.
Đây là một trong những điểm mới của Luật Ngân sách nhà nước, vừa được công bố tại buổi họp báo của Văn phòng Chủ tịch nước sáng 17/7. Giới thiệu những nội dung cơ bản của Luật Ngân sách Nhà nước, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cho biết, luật đã quy định rõ toàn bộ lệ phí phải nộp vào ngân sách nhà nước.
Còn đối với phí thu từ các hoạt động dịch vụ do Nhà nước đầu tu và cơ quan quản lý nhà nước thực hiện thì nộp toàn bộ vào ngân sách nhà nước, trường hợp được khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ. Đối với phí thu từ hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước thì được phép trích lại một phần hoặc toàn bộ, phần còn lại thực hiện nộp ngân sách theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí và pháp luật có liên quan.
Luật mới cũng quy định bội chi ngân sách nhà nước bao gồm bội chi ngân sách Trung ương và bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh.
Luật Ngân sách 2015 đã bổ sung những nội dung để bảo đảm quyền quyết định những vấn đề trọng yếu nhất về ngân sách nhà nước của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, bà Mai cho biết.
Liên quan đến phân cấp quản lý ngân sách, theo nữ thứ trưởng, Luật đã quy định toàn bộ tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, phạt, tịch thu khác phải nộp vào ngân sách nhà nước và phân cấp rõ dơ quan nhà nước thuộc cấp nào thu thì ngân sách cấp đó hưởng.
Lần sửa đổi này, luật cũng đã phân định cụ thể, rõ ràng đối với các khoản thu hồi vốn của nhà nước đầu tư tại các tổ chức kinh tế, thu cổ tức, lợi nhuận được chia tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn góp của nhà nước do cơ quan nhà nước đại diện chủ sở hữu, thu phần lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ của doanh nghiệp nhà nước do cơ quan nhà nước đại diện chủ sở hữu.
Về nâng cao hiệu quả ngân sách - vấn đề luôn được đặt ra tại nghị trường - bà Mai cho biết luật đã quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan liên quan trong việc lập, quyết định khi xem xét, thông qua dự toán ngân sách và phương án phân bổ ngân sách hằng năm. Quy định mới khác là quản lý ngân sách nhà nước sẽ được thực hiện theo kết quả thực hiện nhiệm vụ và lộ trình thực hiện do Chính phủ quy định cụ thể.
Nguyên tắc về chi ngân sách nhà nước cũng đã được bổ sung và làm rõ hơn tại luật mới. Theo đó, các khoản chi ngân sách chỉ được thực hiện khi có dự toán được cấp có thẩm quyền giao và phải đảm bảo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
Ngân sách các cấp, đơn vị dự toán ngân sách, đơn vị sử dụng ngân sách không được thực hiện nhiệm vụ chi khi chưa có nguồn tài chính, dự toán chi làm phát sinh nợ khối lượng xây dựng cơ bản, nợ kinh phí thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên.
Với luật mới, theo thứ trưởng Mai, tính minh bạch, công khai cũng sẽ được nâng cao cùng với quy định các cấp ngân sách và các đơn vị sử dụng ngân sách có trách nhiệm công khai tình thực hiện dự toán ngân sách kèm báo cáo thuyết minh. Kết quả thực hiện kiến nghị của Kiểm toán nhà nước, các thủ tục ngân sách nhà nước cũng phải được công khai và ngân sách nhà nước chịu sự giám sát của cộng đồng.
Để phù hợp với thông lệ quốc tế, phương pháp tính bội chi ngân sách đã dược quy định bao gồm bội chi ngân sách Trung ương và bội chi ngân sách địa phương, trong đó chi trả nợ của ngân sách nhà nước chỉ bao gồm chi trả nợ lãi, còn trả nợ gốc được chi trả từ nguồn vay mới.
Trường hợp có bội thu ngân sách, tăng thu thực hiện so với dự toán, nguồn kết dư ngân sách được dành ưu tiên để chi trả nợ, cả gốc và lãi, bà Mai cho biết.
Mở rộng kiểm toán đến các cơ quan quản lý sử dụng nợ công Bên cạnh những đơn vị được kiểm toán như luật hiện hành, Luật Kiểm toán Nhà nước năm 2015 đã bổ sung đơn vị được kiểm toán là cơ quan quản lý sử dụng nợ công, Phó tổng Kiểm toán nhà nước Vũ Văn Họa cho biết tại cuộc họp báo công bố Luật Kiểm toán Nhà nước, sáng 17/7. Vẫn ở phạm vi, đối tượng kiểm toán, ông Ngoạn còn cho biết luật đã bổ sung doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ. Còn doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ từ 50% vốn điều lệ trở xuống thì khi cần thiết, Tổng kiểm toán nhà nước quyết định lựa chọn mục tiêu, tiêu chí, nội dung và phương pháp kiểm toán phù hợp. Điểm mới khác là luật đã quy định giá trị pháp lý của báo cáo kiểm toán. Theo đó, báo cáo kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước sau khi phát hành và công khai có giá trị bắt buộc phải thực hiện đối với đơn vị được kiểm toán về sai phạm trong việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công. Đồng thời, báo cáo kiểm toán cũng là căn cứ để Quốc hội, Chính phủ, cơ quan, tổ chức sử dụng trong công tác quản lý, điều hành và thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của mình và là căn cứ để đơn vị được kiểm toán thực hiện quyền khiếu nại. Luật mới cũng đã sửa đổi quy định về nhiệm kỳ của Tổng Kiểm toán Nhà nước từ 7 năm thành 5 năm cho phù hợp với các chức danh khác trong bộ máy nhà nước. Ông Vũ Văn Họa cũng cho biết, thời hạn của một cuộc kiểm toán, theo quy định tại luật là không quá 60 ngày. Trường hợp phức tạp, cần thiết thì Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định gia hạn một lần không quá 30 ngày. Còn đối với cuộc kiểm toán hoạt động để đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý và sử dụng tài chính công, tài sản công có quy mô toàn quốc thường cần thời gian kiểm toán dài thì Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định cụ thể thời hạn kiểm toán cho phù hợp.
P.Thảo
Theo Dantri
Phát hoảng vì xe đầu kéo húc gãy trụ điện Chiếc xe đầu kéo đang lưu thông trên quốc lộ 22 thì bất ngờ mất kiểm soát, ủi bay hàng chục mét dải phân cách rồi lao lên vỉa hè, húc gãy một trụ điện. Đến trưa 13/5, hiện trường vụ tai nạn xe đầu kéo làm loạn trên quốc lộ 22 (thuộc thị trấn Củ Chi, huyện Củ Chi, TPHCM) mới được...