TP HCM sẽ cho chợ truyền thống hoạt động trở lại
Đây là ý kiến của Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP HCM Phan Văn Mãi tại cuộc họp báo ngày 16-7
Theo ông Phan Văn Mãi, TP HCM có dân số hơn 10 triệu người, khi thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, vấn đề cung ứng hàng hóa, bảo đảm đời sống cho người dân sẽ gặp khó khăn nhất định. Lãnh đạo TP cam kết không để ai thiếu đói hoặc rơi vào hoàn cảnh cùng cực do dịch Covid-19 trong thời gian thực hiện Chỉ thị 16. TP đã chuẩn bị kỹ về kế hoạch cung ứng hàng hóa và sẽ không để xảy ra tình trạng tăng giá, khan hiếm hàng hóa.
Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP HCM Phan Văn Mãi trả lời báo chí ngày 16-7
TP đã bàn với các bộ, ngành trung ương, địa phương, về việc tổ chức lại mạng lưới, hệ thống phân phối hàng hóa, không chỉ dựa vào các trụ cột chính như Co.opmart, Satra Food, Bách Hóa Xanh… TP cũng huy động các hệ thống khác vào cuộc, như các chuỗi cung ứng thực phẩm công nghiệp; yêu cầu ngành công thương, các địa phương trao đổi với các thành phần kinh tế, hiệp hội để có thể tham gia cung ứng các mặt hàng thiết yếu.
“Sáng nay, tôi cùng giám đốc Sở Công Thương đi khảo sát một số chợ để TP mở ra các điểm tiếp nhận hàng hóa, có thể khôi phục lại các địa điểm của các chợ đầu mối để trở thành nơi tiếp nhận hàng hóa và từ đây TP sẽ tiếp nhận và cung ứng hàng hóa an toàn để đưa đến các quận huyện. Sắp tới ở từng quận, huyện, từng xã phường sẽ có những điểm cung ứng hàng hóa. Các chợ truyền thống sẽ được nghiên cứu, mở lại chợ an toàn chỉ chuyên kinh doanh lương thực thực phẩm nhu yếu phẩm. Việc tổ chức, tiếp nhận hàng hóa mua bán đảm bảo giãn cách, cách ly an toàn” – ông Phan Văn Mãi thông tin.
Chưa xác định thời điểm TPHCM vào đỉnh dịch, lường trước tình huống xấu
Phó Bí thư Thành ủy TPHCM Phan Văn Mãi cho biết dịch Covid-19 trên địa bàn còn phức tạp, chưa thể xác định thời điểm thành phố bước vào đỉnh dịch, cần lường trước tình huống kéo dài Chỉ thị 16.
Chiều 16/7, Phó Bí thư Thành ủy TPHCM Phan Văn Mãi chủ trì buổi họp báo cung cấp thông tin cho báo chí về tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn. Buổi họp diễn ra trong bối cảnh TPHCM vừa kết thúc 7 ngày đầu tiên của đợt giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.
Video đang HOT
Tại buổi làm việc, phóng viên Dân trí đã đặt 2 câu hỏi cho lãnh đạo Thành ủy TPHCM, về nhận định thời điểm thành phố sẽ đạt đỉnh dịch dựa trên số liệu đang có. Ngoài ra, sau một tuần áp dụng Chỉ thị 16, thành phố đang nghiêng về kịch bản nào trong 3 tình huống dịch bệnh đã được nêu trước đó.
Lãnh đạo Bệnh viện dã chiến số 6 gõ cửa từng phòng lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của hàng trăm F0 (Ảnh: Hữu Khoa).
Cần lường trước tình huống xấu nhất
Trả lời Dân trí, Phó Bí thư Thành ủy TPHCM Phan Văn Mãi cho biết do những số liệu thu thập được những ngày qua có độ trễ nhất định, thành phố chưa đoán định được thời điểm sẽ đạt đỉnh dịch. Thời gian tới, Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 TPHCM tiếp tục theo dõi các số liệu để đưa ra dự báo tình hình cụ thể hơn.
"Thời điểm này, chúng tôi nhận định tình hình còn phức tạp. Đỉnh dịch sẽ rơi vào thời điểm nào, hay thành phố sẽ đạt đỉnh ở số lượng bao nhiêu", Phó Bí thư Thành ủy TPHCM chia sẻ.
Phó Bí thư Thành ủy TPHCM Phan Văn Mãi chủ trì họp báo (Ảnh: Quang Huy).
Đối với câu hỏi thứ 2, ông Phan Văn Mãi cho biết hiện tại, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TPHCM và cả hệ thống chính trị đang tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ, triệt để Chỉ thị 16 với mong muốn sẽ đạt kết quả cao nhất sau 15 ngày.
Trong số 3 tình huống đặt ra, Ban Chỉ đạo thành phố rất mong muốn có thể đạt được tình huống thứ nhất - đạt kết quả tốt trong công tác phòng, chống dịch bệnh.
"Tuy nhiên, tình hình diễn biến phức tạp, chúng ta cần lường trước khả năng có thể tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16 thêm một khoảng thời gian nữa", Phó Bí thư Thành ủy TPHCM chia sẻ.
Để chuẩn bị cho tình huống xấu nhất, các cơ quan, đơn vị, người dân cần có sự chuẩn bị về tâm lý, kèm theo các giải pháp, phương án phòng, chống dịch Covid-19 một cách chủ động, bình tĩnh, đạt kết quả cao. Đối với cả 3 tình huống, TPHCM đã có kịch bản, kế hoạch ứng phó phù hợp.
Cần tập trung cho công tác điều trị
Phó Bí thư Thành ủy TPHCM cho biết trong trường hợp thành phố xảy ra tình huống xấu sau 15 ngày cách ly xã hội theo Chỉ thị 16, năng lực điều trị cần được tập trung do số ca trở nặng, cần hồi sức sẽ ở mức cao.
Để hạn chế đến mức thấp nhất ca tử vong, thành phố cần sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho công tác thu dung, điều trị.
"Chúng tôi đã chuẩn bị cơ sở để thu dung đến 2.000 bệnh nhân nặng. Ngoài ra, thành phố sẽ xây dựng mô hình điều trị bệnh nhân mắc Covid-19 4 tầng để giảm tải áp lực cho ngành y thời gian tới", ông Phan Văn Mãi thông tin.
TPHCM sẽ sớm áp dụng cách ly F1 tại nhà và rút ngắn thời gian điều trị F0 tại bệnh viện. Trong đó, các F1 sẽ được áp dụng cách ly tại nhà với giải pháp giám sát bằng phần mềm quản lý.
TPHCM sẽ sớm áp dụng phương án cách ly F1 và điều trị F0 tại nhà (Ảnh: Phạm Nguyễn).
Các F0 không có triệu chứng sẽ được giám sát, chữa trị tại nhà hoặc tập trung trong cộng đồng. Phó Bí thư Thành ủy TPHCM thông tin dự kiến, chỉ các F0 có triệu chứng, có bệnh nền sẽ được điều trị tại cơ sở y tế.
"TPHCM sẽ xây dựng hệ thống phân phối điều trị kèm quy chế phối hợp cụ thể để đảm bảo các F0 điều trị tại nhà, hoặc điều trị tại cộng đồng kịp thời được đưa đi chữa trị nếu phát sinh tình huống cấp bách", ông Phan Văn Mãi chia sẻ.
Những ngày đầu tiên cách ly xã hội, TPHCM đã tập trung tháo gỡ những vướng mắc liên quan đến việc cung ứng nhu, yếu phẩm cần thiết, lương thực, thực phẩm cho người dân. Một số khó khăn có thể kể tới trong ngày đầu là những chuyến xe chở hàng hóa về TPHCM lâm vào cảnh ùn ứ tại địa bàn giáp ranh do công tác kiểm soát dịch.
Một số thời điểm, việc ùn tắc vẫn diễn ra tại một số chốt, trạm kiểm soát dịch Covid-19 trong địa bàn thành phố. Những ngày gần đây, các phương án mới đã được đưa ra nhằm giảm thiểu và gỡ bỏ những bất cập trên.
Sau một tuần áp dụng cách ly xã hội theo Chỉ thị 16 toàn địa bàn, tình hình dịch Covid-19 tại TPHCM vẫn chưa có dấu hiệu bớt căng thẳng. Số ca mắc mới được công bố mỗi ngày có xu hướng tăng dần những ngày gần đây.
Từ ngày 9/7 đến hết ngày 14/7, số bệnh nhân mắc Covid-19 được công bố tại TPHCM là 12.427 trường hợp. Trong đó, hầu hết bệnh nhận được phát hiện trong khu cách ly, vùng phong tỏa.
TP.HCM sắp xếp lại điểm bán ở chợ truyền thống Để tăng điểm cung ứng thực phẩm, mặt hàng tươi sống như rau, củ, Sở Công Thương đề nghị chính quyền các địa phương xem xét sắp xếp chỗ bán phù hợp tại các chợ đang dừng hoạt động. Ngày 13/7, Phó giám đốc Sở Công Thương TP.HCM Nguyễn Nguyên Phương ký công văn hỏa tốc, hướng dẫn tổ chức hoạt động chợ...