TP HCM sắp có trung tâm hành chính 18.000 m2
Trụ sở UBND TP HCM được mở rộng để 8 cơ quan tập trung một địa điểm, phục vụ 1.700 người làm việc.
Phương án thiết kế Trung tâm hành chính TP HCM được lãnh đạo thành phố chọn hồi năm 2015. Ảnh: Trung Sơn
TP HCM vừa duyệt kế hoạch nâng cấp, mở rộng trụ sở HĐND và UBND TP HCM, sau hơn ba năm bàn bạc. Trung tâm hành chính mới rộng hơn 18.000 m2, được giới hạn bởi các trục đường Lê Thánh Tôn – Pasteur – Lý Tự Trọng – Đồng Khởi (phường Bến Nghé, quận 1).
Đây sẽ là nơi 8 cơ quan làm việc, gồm: Văn phòng UBND TP HCM, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND thành phố, Sở Nội vụ, Thông tin – Truyền thông, Công thương, Giao thông Vận tải, Tài nguyên – Môi trường, Ban Đổi mới doanh nghiệp. Tổng cộng có 95 phòng ban trực thuộc với khoảng 1.700 người.
Việc này được đánh giá là tiết kiệm, sử dụng có hiệu quả nhà đất thuộc sở hữu Nhà nước, phù hợp với xu thế cải cách chính quyền của các nước tiên tiến trên thế giới.
Chính quyền thành phố yêu cầu khi triển khai xây dựng phải bảo tồn khối công trình phía mặt tiền đường Lê Thánh Tôn đã hơn 100 năm tuổi – có kiến trúc đặc trưng, họa tiết hoa văn mang đậm phong cách kiến trúc cổ điển miền Bắc nước Pháp.
Video đang HOT
Tại đây sẽ bố trí phòng làm việc của Thường trực HĐND, UBND thành phố, nơi tiếp khách, thư viện, khu trưng bày về thành tựu của thành phố… để người dân có thể tham quan (tầng dưới).
Khu đất rộng hơn 18.000 m2 ở quận 1 được quy hoạch làm trung tâm hành chính của TP HCM. Ảnh: Google maps.
Chủ trương nâng cấp, cải tạo trụ sở làm việc của UBND TP HCM để tập trung nhiều cơ quan đã được thành phố đưa ra từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, một số chuyên gia quy hoạch lo ngại, khi dồn lượng lớn người và phương tiện về một khu sẽ không đảm bảo an toàn giao thông, an ninh trật tự.
Trung Sơn
Theo VNE
TP HCM có thể không xây trung tâm hành chính
Phó chủ tịch UBND TP HCM Trần Vĩnh Tuyến cho rằng, xây trung tâm hành chính vừa mất quỹ đất, tốn nhiều tiền mà giao thông, an ninh trật tự không đảm bảo.
Sau khi đi khảo sát trung tâm hành chính công ở TP Đà Nẵng và Quảng Ninh, UBND thành phố đề nghị Thường trực Thành ủy TP HCM cân nhắc việc xây trung tâm hành chính công vì đặc thù mỗi địa phương khác nhau.
Theo Phó chủ tịch UBND TP HCM Trần Vĩnh Tuyến, không giống các tỉnh chỉ nhận vài trăm hồ sơ, thành phố có đến hơn 10.000 hồ sơ cần giải quyết mỗi ngày. Nếu dồn hết về trung tâm hành chính sẽ gây áp lực cho bộ máy. Trong khi đó, để xây dựng trung tâm hành chính thành phố phải tìm quỹ đất lớn, nguồn ngân sách lớn.
"Khi tập trung lượng lớn người và phương tiện về một khu sẽ không đảm bảo an toàn giao thông, an ninh trật tự. Trong khi ngân sách đang bị cắt giảm do thành phố phải chia sẻ với Trung ương và cả nước, mình phải có biện pháp tiết kiệm. Trước hết, việc xây dựng trụ sở phải hạn chế tối đa", ông Tuyến nói.
Phương án thiết kế Trung tâm hành chính TP HCM được lãnh đạo thành phố chọn hồi năm ngoái. Ảnh: N.P
Ông Tuyến yêu cầu Sở Nội vụ sửa lại Báo cáo học tập kinh nghiệm trung tâm hành chính công tại Quảng Ninh và Đà Nẵng để báo cáo Thành ủy. Trong đó, nêu rõ đặc thù và điều kiện của thành phố có đủ triển khai xây dựng Trung tâm hành chính trong bối cảnh hiện nay hay không.
Ông Tuyến cho rằng, để phục vụ tốt người dân và doanh nghiệp, thành phố nên triển khai một cửa liên thông điện tử (kèm dịch vụ trực tuyến) tại từng sở ngành, lĩnh vực. Mỗi lĩnh vực sẽ giao một sở làm đầu mối tiếp nhận và trả kết quả cho người dân. Sở đó phải liên thông với các đơn vị khác, không để người dân, doanh nghiệp cầm hồ sơ đi đến từng nơi.
Đồng thời, các sở ngành cần phấn đấu để đến năm 2020, 100% thủ tục hành chính các sở, ngành, quận, huyện liên quan đến người dân, doanh nghiệp áp dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 (người dùng điền và gửi các mẫu văn bản qua mạng (mức độ 3), trả phí và nhận kết quả qua bưu điện (mức độ 4).
Theo ông Tuyến, trong những năm tới, nếu có điều kiện thành phố sẽ nghiên cứu xây dựng các trung tâm hành chính theo từng lĩnh vực đô thị, kinh tế, y tế, giáo dục...
Theo quy hoạch, Trung tâm hành chính TP HCM có diện tích 18.000 m2 được giới hạn bởi 4 tuyến đường Lê Thánh Tôn - Pasteur - Lý Tự Trọng - Đồng Khởi sẽ là nơi làm việc của 8 cơ quan Nhà nước với 90 phòng ban trực thuộc gồm khoảng 1.700 người.
Các cơ quan sẽ được bố trí tại khu trung tâm hành chính sau khi xây dựng xong gồm: Văn phòng UBND thành phố, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND thành phố, Sở Nội Vụ, Sở Thông tin và truyền thông, Sở Công thương, Ban đổi mới doanh nghiệp, Sở Tài nguyên - Môi trường và Sở Giao thông Vận tải.
Hữu Công
Theo VNE
TP HCM đề nghị Bình Dương khẩn cấp xử lý ô nhiễm kênh Ba Bò Nước thải khu công nghiệp ở Bình Dương bị TP HCM cho là "thủ phạm" gây ô nhiễm kênh Ba Bò, yêu cầu xử lý khẩn cấp. Trong văn bản gửi Bình Dương, lãnh đạo UBND TP HCM khẳng định, nước thải trong các khu công nghiệp ở tỉnh này chưa kết nối hoàn toàn vào hệ thống xử lý nước thải tập...