TP HCM quyết di dời chợ ‘tử thần’ Kim Biên
Trước mối đe dọa về an toàn cháy nổ, chính quyền đề nghị hơn 100 cơ sở kinh doanh hóa chất tại chợ Kim Biên di dời nhưng không được đồng thuận.
UBND quận 5, TP HCM vừa có yêu cầu các cơ sở kinh doanh hóa chất tại chợ Kim Biên dời về Trung tâm thương mại Đông Phương (quận 5). Địa điểm mới là nơi buôn bán hóa chất, phụ gia công nghiệp của Tập đoàn hóa chất Việt Nam.
Trước đó, chính quyền quận 5 đã tổ chức lấy ý kiến các hộ kinh doanh hóa chất tại chợ, vận động bà con chuyển đến địa điểm mới nhưng chưa nhận được sự đồng thuận. Lý do các cơ sở đưa ra là chi phí thuê mặt bằng ở địa điểm mới quá cao so với các sạp hiện tại. Hơn nữa, vị trí cũ đã quen thuộc, thuận lợi cho việc buôn bán nên tiểu thương lo ngại điều kiện và vị trí kinh doanh mới sẽ không đảm bảo thu nhập.
Chợ hóa chất Kim Biên hiện có hơn 100 cơ sở kinh doanh, buôn bán. Ảnh: S.T
Tuy nhiên, hoạt động của chợ Kim Biên có những những bất cập trong việc quản lý, nhất là về an toàn cháy nổ nên quận 5 vẫn quyết định phải di dời các cơ sở kinh doanh hóa chất ra khỏi chợ.
Video đang HOT
Đại diện phòng Y tế quận 5 cho biết, các hộ kinh doanh này luôn tìm cách để trốn tránh, qua mặt các cơ quan chức năng. Nhiều sản phẩm phụ gia thực phẩm, hóa chất công nghiệp hết hạn hoặc không có nguồn gốc xuất xứ được các cơ sở cất giấu trong nhà, trong khi lực lượng chức năng chỉ được phép kiểm tra nơi kinh doanh buôn bán.
Ngoài ra, các cơ sở cũng bày bán nhiều sản phẩm không có trong danh mục, không đảm bảo quy trình xử lý cháy nổ.
Được thành lập năm 1960, sau hơn 50 tồn tại, chợ Kim Biên khá nổi tiếng với hàng trăm cơ sở kinh doanh hóa chất (từ các loại dùng trong công nghiệp, thực phẩm đến hóa chất độc hại…) và được mệnh danh là chợ “tử thần”.
Sau sự cố Công ty phân bón Đặng Huỳnh phát nổ khiến 3 người chết, nhiều người bị thương, hơn 150 căn nhà hư hỏng; đầu tháng 11, UBND TP HCM yêu cầu các quận, huyện nhanh chóng lập danh sách các cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất và vật liệu dễ cháy nổ để sớm di dời ra khỏi khu dân cư.
UBND TP cũng yêu cầu xư ly nghiêm các cơ sở trong lĩnh vực này hoạt động trái phép; đề xuất địa điểm và xây dựng đề án thành lập chợ đầu mối kinh doanh hóa chất để di dời tất cả ra khỏi khu dân cư.
Thông báo này cũng nêu rõ, giám đốc các sở ngành, chủ tịch UBND quận, huyện phải chịu trách nhiệm nếu xảy ra cháy nổ gây thiệt hại nặng về người và tài sản.
Duy Trần
Theo VNE
Cuộc di dời lịch sử hơn 2.000 hộ dân để nhường đất cho dự án
Trong sáng nay (4/11), tại UBND xã Bình Đông (huyện Bình Sơn), Ban Quản lý Khu Kinh tế Dung Quất tổ chức công bố quy hoạch và ranh giới xây dựng Nhà máy nhiệt điện Dung Quất, do Tập đoàn Sembcorp (Singapore) đầu tư theo hình thức BOT.
Theo quy mô dự án, Nhà máy nhiệt điện Dung Quất (đặt tại thôn Sơn Trà và Thân Hy thuộc xã Bình Đông) xây dựng trên diện tích 134ha, công suất 1.200 MW, với tổng vốn đầu tư 2,3 tỷ USD theo hình thức BOT.
Để có đất sạch phục vụ dự án, tỉnh Quảng Ngãi phải di dời 2.160 hộ dân (hơn 7.200 nhân khẩu) và gần 4.700 ngôi mộ trong vùng dự án. Như vậy, tỉnh cần bỏ ra khoảng 1.700 tỷ đồng cho đợt di dời dân lớn nhất từ trước đến nay; trong đó chi phí bồi thường, hỗ trợ người dân là 935,5 tỷ đồng và 692 tỷ đồng xây dựng khu tái định cư (khu TĐC Tây sông Trà Bồng (xã Bình Thạnh, Bình Sơn) với 439 hộ, khu dân cư Cà Ninh (xã Bình Đông, huyện Bình Sơn) phục vụ 1.605 hộ và một số khu tái định cư khác).
Bên cạnh niềm vui dự án tỷ đô, người dân địa phương lo lắng cuộc sống mai sau khi đất sản xuất dần thu hẹp.
Ông Hà Đức Thắng - Phó Ban Quản lý Khu Kinh tế Dung Quất - cho biết: "Đây là dự án đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý bổ sung vào Quy hoạch điện VII. Khi nhà máy đi vào hoạt động, góp phần thúc đẩy KKT Dung Quất hoạt động năng động, đa ngành, đa lĩnh vực của vùng kinh tế trọng điểm khu vực miền Trung - Tây Nguyên và cả nước".
Theo thống kê, số hộ dân phải di dời phục vụ cho dự án Nhà máy nhiệt điện Dung Quất có quy mô lớn nhất trong lịch sử của tỉnh Quảng Ngãi. Trước đó, Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã di dời khoảng 1.800 hộ dân đến các khu TĐC và gây xáo trộn đời sống nhân dân.
Song song với kế hoạch di dời trên, tỉnh Quảng Ngãi tiếp tục thực hiện giải phóng mặt bằng, di dời 341 hộ dân cùng 2.700 ngôi mộ để nhường đất cho dự án Nâng cấp và mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất (108ha). Tổng kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng và di dời đến khu TĐC ước khoảng 764 tỷ đồng.
Dự kiến, Nhà máy nhiệt điện Dung Quất vận hành thương mại tổ máy số 1 vào tháng 9/2020 và vận hành tổng thể vào tháng 3/2021. Khi đi vào hoạt động, mỗi năm dự án Nhà máy nhiệt điện Dung Quất cung cấp khoảng 7 tỷ kWh điện.
Hồng Long
Theo Dantri
Di dời trụ sở Bộ ngành: Có đất mới không "nới" đất cũ Trên thực tế nhiều bộ ngành sau di dời đến trụ sở mới hoành tráng vẫn tiếp tục "ôm" đất trụ sở cũ! Trụ sở cũ của Bộ TN-MT Luật Thủ đô và Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đã xác định yêu cầu phải giảm mật độ dân cư trong nội đô lịch sử và phải bàn giao các...