TP HCM phát sinh nhiều ca nhiễm từ KCN
Hầu hết ca nhiễm tại huyện Nhà Bè xuất phát từ KCN; huyện Bình Chánh phát hiện số ca cao nhất ở các xã Vĩnh Lộc A, Phạm Văn Hai, Lê Minh Xuân do các KCN tái hoạt động.
Ngày 7/11, Phó giám đốc Sở Y tế TP HCM Nguyễn Hoài Nam kiểm tra công tác phòng chống dịch tại huyện Nhà Bè. Từ đầu tháng 10 đến nay, huyện ghi nhận hơn 2.500 ca dương tính, trong đó có 1.750 ca khẳng định bằng xét nghiệm RT-PCR và hơn 800 ca xác định bằng xét nghiệm nhanh kháng nguyên.
Hầu hết ca nhiễm là công nhân hai KCN lớn là Hiệp Phước và Long Hậu, cư ngụ tại các khu trọ trên địa bàn.
770 F0 đang điều trị tại nhà, trong đó có 395 ổ dịch hộ gia đình, 19 ổ dịch cộng đồng. Y tế huyện đã cấp phát các túi thuốc A, B và C cho F0. Riêng túi thuốc C, huyện đã cấp phát 100% số lượng. Nhà Bè hiện có 7 trạm y tế lưu động do quân y hỗ trợ, quản lý và chăm sóc F0. Dự kiến, đến cuối tháng 11, lực lượng quân y sẽ ngưng hỗ trợ cho địa phương.
Bác sĩ Nam nhận định huyện Nhà Bè có nhiều KCN, lại có cảng biển, biến động dân cư cao nên nguy cơ xảy ra dịch cao. Áp lực của huyện Nhà Bè cũng là áp lực chung, tương tự các quận huyện có KCN đóng trên địa bàn. Công nhân cư ngụ tập trung tại các khu trọ là nguồn lây nhiễm nguy cơ cao, đòi hỏi phải có biện pháp kiểm soát dịch chặt chẽ tại các KCN và khu nhà trọ.
“Địa phương cần nâng cao cảnh giác, thường xuyên đánh giá và nắm chắc các nguồn lây nhiễm, rà soát những trường hợp chưa tiêm vaccine Covid-19 mũi một để có kế hoạch tiêm”, bác sĩ Nam nhấn mạnh. Huyện cũng phải tính toán nguồn nhân lực, xây dựng kế hoạch thành lập các trạm y tế lưu động tương ứng với số F0 mắc mới để có thể hỗ trợ kịp thời khi lực lượng quân y rút.
Thị sát khu vực đang cách ly F0 tại nhà ở xã Hiệp Phước – địa bàn có số ca nhiễm mới cao nhất trong 4 tuần qua so với toàn huyện, Sở Y tế ghi nhận họ được cấp phát các túi thuốc kịp thời. Người bệnh cũng tuân thủ các quy định phòng chống dịch.
Theo Cổng thông tin Covid-19 TP HCM, huyện Nhà Bè đang ở cấp độ 3 (vùng cam, nguy cơ cao). Trong đó, 4 xã vùng cam, 2 xã thuộc vùng vàng và một vùng đỏ là xã Phước Kiển.
Video đang HOT
Đoàn Sở Y tế TP HCM kiểm tra gia đình cách ly tại nhà ở xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè. Ảnh: Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM
Tại Bình Chánh – một huyện ngoại thành khác của TP HCM, Sở Y tế TP HCM ngày 7/11 cũng giám sát, hỗ trợ huyện thay đổi chiến lược phòng, chống dịch. Từ đầu tháng 10 đến nay toàn huyện có hơn 6.200 F0 được phát hiện bằng test nhanh kháng nguyên và RT-PCR. Trong đó, số ca cao nhất thuộc 3 xã Vĩnh Lộc A, Phạm Văn Hai và Lê Minh Xuân do sự hoạt động trở lại của các KCN tại đây. Đa số F0 ở các khu nhà trọ.
Hơn 3.500 F0 đủ điều kiện điều trị tại nhà, đã được cấp đủ các túi thuốc A, B và 522 túi thuốc C. Huyện còn 8 trạm y tế lưu động do lực lượng quân y hỗ trợ. 100% người dân huyện đã tiêm vaccine Covid-19 mũi một và 93,7% tiêm đủ mũi hai, công tác tiêm chủng vẫn đang tiếp tục.
Theo lãnh đạo Sở Y tế TP HCM, tình hình dịch tại huyện Bình Chánh được kiểm soát nhưng không nên chủ quan. Huyện cần theo dõi, giám sát chặt tình hình dịch để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường và có biện pháp xử lý kịp thời, dập dịch ngay, đồng thời quản lý và chăm sóc F0.
Theo Cổng thông tin Covid-19 TP HCM, huyện Bình Chánh đang ở cấp độ 2 (vùng vàng, nguy cơ trung bình). Trong đó, 7 xã vùng vàng và 9 xã thuộc vùng xanh.
Đoàn kiểm tra của Sở Y tế TP HCM thăm hỏi gia đình có F0 điều trị tại nhà, huyện Bình Chánh, ngày 7/11. Ảnh: Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM
Theo lãnh đạo Sở Y tế TP HCM, sau khi thành phố nới lỏng giãn cách và người dân từ các tỉnh thành khác trở về thành phố, việc phát hiện và quản lý F0 là vô cùng quan trọng. Độ phủ vaccine tại TP HCM khá cao, nhưng người từ các tỉnh trở về thành phố làm việc đang tăng lên, tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát dịch. Người dân tiếp xúc nhiều hơn, nếu không tuân thủ nguyên tắc 5K thì số ca nhiễm mới còn tiếp tục tăng.
Tối 7/11, Bộ Y tế công bố 1.009 ca nhiễm mới tại TP HCM, tăng nhẹ so với những ngày trước đó. Một tuần qua, số ca mắc hàng ngày tại TP HCM chưa tới 1.000. Thành phố lập các đội phản ứng nhanh để điều tra và kiểm soát dịch, kích hoạt 40 trạm y tế lưu động với y bác sĩ do các Trung tâm Y tế quận huyện và bệnh viện đảm trách.
Ca nhiễm tăng, TP HCM kích hoạt 40 trạm y tế lưu động
TP HCM lập các đội phản ứng nhanh, kích hoạt 40 trạm y tế lưu động với y bác sĩ do các Trung tâm Y tế quận huyện và bệnh viện đảm trách, trong bối cảnh số ca nhiễm những ngày qua tăng nhẹ.
Theo Sở Y tế TP HCM, đây là những hoạt động triển khai đối với các địa bàn quận, huyện có số ca mắc mới tăng cao.
Các bệnh viện công lập và bệnh viện tư nhân lập danh sách bác sĩ, điều dưỡng dự bị tham gia trạm y tế lưu động trước ngày 8/11, sẵn sàng hỗ trợ quận huyện chăm sóc và quản lý F0 tại nhà khi được điều động. Luân phiên bác sĩ, điều dưỡng đến công tác tại các bệnh viện dã chiến thành phố, đặc biệt bệnh viện dã chiến 3 tầng. Củng cố và duy trì đơn vị hoặc khoa Covid-19 để sẵn sàng tiếp nhận F0; các bệnh viện tầng 3 sẵn sàng tiếp nhận bệnh nhân chuyển lên từ tuyến dưới...
Lãnh đạo ngành y tế TP HCM cũng yêu cầu các bệnh viện chuẩn bị nhân sự sẵn sàng chi viện cho các tỉnh Tây Nam Bộ chống dịch. Các trung tâm y tế, trạm y tế tiếp tục quản lý F0 trên địa bàn, tuân thủ quy trình xử lý F0 tại cộng đồng, cơ sở sản xuất, kinh doanh, cơ sở y tế. Mỗi nhân viên y tế là một tuyên truyền viên về phòng, chống dịch; người dân ý thức và tuân thủ 5K, phát hiện sớm khi có triệu chứng để điều trị kịp thời. Tăng cường tầm soát người đến khám chữa bệnh tại bệnh viện.
Người mắc Covid-19 có dấu hiệu chuyển nặng, cần thở oxy hoặc hỗ trợ hô hấp được chuyển đến các bệnh viện hồi sức Covid-19 như Trung tâm ICU của Trung ương Huế, Bệnh viện Chợ Rẫy, Quân y 175, Bệnh Nhiệt đới, Hồi sức Covid-19, Dã chiến Điều trị Covid-19 Phước Lộc, Dã chiến thu dung điều trị 3 tầng số 14, số 16 để được điều trị kịp thời.
Tổ quân y cơ động ở phường 11, quận Bình Thạnh, đến nhà dân hướng dẫn test nhanh, ngày 23/8. Ảnh: Quỳnh Trần
Bên cạnh việc kích hoạt các trạm y tế lưu động, TP HCM lập các đội phản ứng nhanh nhằm điều tra và kiểm soát dịch. Các đội này do Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (HCDC) đảm trách.
Ngày 5/11, đội phản ứng nhanh của HCDC có mặt tại xã Tân Thới Thượng và Bà Điểm, huyện Hóc Môn. Số ca dương tính ở địa phương này đang có chiều hướng gia tăng. Hai xã tiếp giáp với quận huyện, tỉnh khác, có nhiều khu công nghiệp và nhà trọ, dân cư đông.
Đội phản ứng nhanh hướng dẫn trạm y tế cách thức thống kê số liệu F0 theo hộ gia đình, tổ, ấp, nhằm dễ dàng quản lý và xác định điểm nóng cũng như kiểm soát diễn tiến dịch.
F0 cách ly tại nhà được cấp túi thuốc và túi an sinh, treo bảng cách ly tại hộ gia đình. Đồng thời, địa phương tổ chức xét nghiệm kháng nguyên nhanh để đánh giá mức độ dịch, từ đó khoanh vùng khu vực liên quan trong phạm vi hẹp nhất, tiếp tục giám sát những điểm nóng và diễn tiến ổ dịch cộng đồng để có biện pháp xử lý phù hợp.
Trong ngày 6/11, hai xã Xuân Thới Thượng và Bà Điểm đã lập danh sách, lấy mẫu xét nghiệm ở 9 ổ dịch.
Trước đó, Sở Y tế TP HCM phối hợp Cục Quân y điều động 15 trạm y tế lưu động từ quận Bình Tân đến tăng cường cho huyện Hóc Môn. Trung tâm Hồi sức của Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện dã chiến số 14 hội chẩn, hỗ trợ tiếp nhận F0 nặng cho Bệnh viện huyện Hóc Môn.
Sau hơn một tháng thực hiện Chỉ thị 18 của UBND TP HCM về kiểm soát, điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch và từng bước phục hồi, phát triển kinh tế xã hội, tình hình dịch bệnh thành phố tạm ổn định nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ diễn biến phức tạp.
Theo Phó giám đốc Sở Y tế TP HCM Nguyễn Văn Vĩnh Châu, nguyên nhân tiềm ẩn nguy cơ bùng dịch là sau khi gỡ bỏ giãn cách xã hội, người dân tiếp xúc nhiều hơn, nếu không tuân thủ nguyên tắc 5K thì số ca nhiễm mới còn tăng lên nữa. Độ phủ vaccine tại TP HCM khá cao, nhưng người từ các tỉnh trở về thành phố làm việc đang tăng lên. Nếu họ chưa tiêm vaccine, nguy cơ tăng ca mắc mới, trở nặng và nhập viện, theo bác sĩ Châu.
3 tháng chống dịch qua lời kể của bác sĩ nhiễm Covid-19 khi đi chi viện Mắc Covid-19 sau 10 ngày vào TP.HCM chi viện, bác sĩ Hạnh vẫn cố gắng làm việc. Sau 2 tháng chống dịch, chị viết đơn tình nguyện cùng 15 bác sĩ khác tiếp tục ở lại cho đến ngày cuối cùng. Bác sĩ 2 lần nhận kết quả dương tính SARS-CoV-2 Ngày 1/11 vừa qua là ngày đầu tiên bác sĩ Nguyễn Thị...