TP HCM: Phân cấp quản lý sông, kênh, rạch trên địa bàn
UBND TP Hồ Chí Minh vừa ban hành quy định về phân cấp quản lý, khai thác các tuyến sông, kênh, rạch trên địa bàn thành phố.
Với đặc thù sông, kênh, rạch chằng chịt, TP Hồ Chí Minh đã phân cấp quản lý hệ thống tuyến đường thủy này.
Theo quy định này, những tuyến sông, kênh, rạch liên quan đến phạm vi từ hai đơn vị hành chính cấp phường/xã trở lên thì phân cấp cho chính quyền địa phương cấp quận/huyện; những tuyến sông, kênh, rạch liên quan đến phạm vi từ hai đơn vị hành chính cấp quận/huyện trở lên thì phân cấp cho các sở, ngành, đơn vị của thành phố; những tuyến sông, kênh, rạch liên quan đến phạm vi giữa TP Hồ Chí Minh với các tỉnh lân cận thì thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan nhà nước cấp Trung ương; trừ trường hợp các tuyến sông, kênh, rạch được Trung ương ủy quyền cho thành phố quản lý.
Video đang HOT
Cũng trong quy định này, UBND TP Hồ Chí Minh còn phân cấp quản lý, khai thác theo chức năng của các tuyến sông, kênh, rạch gồm: tiêu thoát nước; giao thông thủy; cấp nước tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trông thuy san, phát triển rừng, sản xuất muối nhằm khai thác tối đa chức năng phục vụ của các tuyến sông, kênh, rạch.
Đối với các tuyến đường thủy nội địa địa phương, UBND TP Hồ Chí Minh giao Khu Quản lý Đường thủy nội địa thực hiện chức năng quản lý nhà nước trực tiếp quản lý, khai thác, vận hành theo thẩm quyền được giao. Đối với các tuyến đường thủy nội địa quốc gia; tuyến đường thủy nội địa chuyên dùng và tuyến hàng hải, UBND thành phố giao Sở Giao thông – Vận tải phối hợp với các đơn vị liên quan của Bộ Giao thông – Vận tải tổ chức quản lý theo thẩm quyền được giao.
Nguyễn Lê
Theo_Hà Nội Mới
Chìm tàu ở Đà Nẵng: Đình chỉ Giám đốc Cảng vụ, Đội trưởng đội quản lý bến
Liên quan đến vụ chìm tàu Thảo Vân 2 trên sông Hàn vào tối 4/6 làm 3 người chết, TP Đà Nẵng đã tạm đình chỉ chức vụ với ông Lê Sáu - Giám đốc Cảng vụ Đường thủy nội địa Đà Nẵng và ông Nguyễn Công Hiệu - Đội trưởng đội quản lý bến cảng của Cảng vụ.
Sáng nay, (6/6) UBND thành phố Đà Nẵng đã họp với các sở, ban, ngành để làm rõ trách nhiệm để xảy ra vụ chìm tàu Thảo Vân 2.
Theo ông Lê Sáu - Giám đốc Cảng vụ Đường thủy nội địa, doanh nghiệp Thảo Vân có 2 tàu, trong đó tàu bị nạn là Thảo Vân 2 tuy có đăng ký, đăng kiểm nhưng chưa được cấp phép hoạt động du lịch. Đây cũng không phải là phương tiện cải hoán từ tàu đánh cá mà là phương tiện đò ngang xưa; tàu này còn thiếu các thủ tục là bảng đăng ký hoạt động chưa đúng mẫu.
Trả lời câu hỏi: "Trước khi tàu Thảo Vân 2 xuất bến thì các cán bộ Cảng vụ ở đây đang làm nhiệm vụ gì? Tại sao con tàu to đùng thế, hoạt động lâu thế mà không biết?" của Chủ tịch UBND thành phố Huỳnh Đức Thơ, ông Lê Sáu báo cáo: "Thời điểm đó, 3 người được phân công trực bến đang làm nhiệm vụ xuất bến cho 6 tàu khác".
Ông Huỳnh Đức Thơ yêu cầu Sở GTVT đình chỉ công tác của ông Lê Sáu và ông Nguyễn Công Hiệu - Đội trưởng Đội quản lý bến - vì đã vô trách nhiệm; phân công ông Bùi Thanh Thuận - Phó Giám đốc Sở GTVT - trực tiếp điều hành, lập lại trật tự an toàn bến cảng, chấn chỉnh hoạt động đường thủy.
Ngoài ra, tại cuộc họp, ông Huỳnh Đức Thơ cũng yêu cầu Bộ chỉ huy Bội đội Biên phòng kiểm điểm trách nhiệm của Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy Biên phòng cửa khẩu cảng; Công An thành phố kiểm điểm trách nhiệm của Đội trưởng Đội Cảnh sát giao thông đường thủy. Đây là hai đơn vị có trách nhiệm quản lý hoạt động tàu thuyền trên sông Hàn.
Được biết, tàu Thảo Vân 2 là một trong ba tàu mà ngành giao thông vận tải đường thủy trước đó đã xác định không đủ điều kiện và đã đề xuất cưỡng chế đưa tàu này lên bờ. Tuy nhiên việc cưỡng chế chưa được thực hiện thì xảy ra sự cố chìm tàu đau lòng khiến 3 người chết.
Theo_Giáo dục thời đại
Chưa ai dám đặt vấn đề làm thủy điện trên sông Hồng! Liên quan đến siêu dự án hơn 1 tỷ USD chạy dọc sông Hồng của Công ty TNHH Xuân Thiện, Ninh Bình, nhiều chuyên gia, nhà khoa học góp tiếng nói phản biện. Ông Phạm Minh Nghĩa, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải đường thủy nội địa, nguyên Phó Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam cho rằng, dự án có...