TP HCM: Nhiều trẻ 3 – 5 tuổi đi tiêm vaccine sởi
Từ sớm sáng 31/8, tại Trạm Y tế phường Hiệp Bình Chánh (thành phố Thủ Đức, TP HCM), có rất nhiều phụ huynh đưa trẻ đến trạm để tiêm vaccine sởi.
Ghi nhận của phóng viên có những trường hợp trẻ 3 – 5 tuổi chỉ mới được tiêm 1 mũi vaccine sởi, thậm chí chưa tiêm mũi vaccine sởi.
Lo trẻ mắc bệnh sởi, nhiều phụ huynh đưa con đi tiêm vaccine phòng bệnh.
Chị Trần Thị Nhớ đưa 2 con gái sinh đôi 3 tuổi đi tiêm vaccine sởi. Chia sẻ về lý do chậm tiêm vaccine sởi cho con, chị Nhớ cho hay, do sinh con ở quê, sau đó chuyển đến thành phố nên không nhớ đưa bé đi tiêm vaccine.
Theo chị Nhớ, hôm nay 2 bé được tiêm mũi 1 vaccine sởi, tháng sau quay lại tiêm mũi 2 sởi. Vì 2 bé đang ở tuổi lớp nhà trẻ nên khi được tiêm phòng bệnh sởi bà đỡ lo phần nào trong việc lây nhiễm bệnh sởi.
Tương tự, mẹ của bé Châu Vĩnh Tiến cho biết, cậu con trai hơn 5 tuổi nhưng đến nay mới được tiêm mũi 2 vaccine sởi. Nguyên nhân trước đó, gia đình hay đưa bé đi tiêm dịch vụ nên không nhớ lịch tiêm mũi sởi nhắc lại và cũng không nghe nói là phải tiêm mũi 2 sởi.
Video đang HOT
Bác sĩ Nguyễn Gia Phương, Trưởng Trạm Y tế phường Hiệp Bình Chánh (thành phố Thủ Đức) chia sẻ, tại phường có khoảng 7.000 trẻ trong độ tuổi tiêm chủng, trong số đó trẻ tiêm vaccine sởi mũi 1 đạt tỷ lệ 96%, trẻ tiêm mũi 2 đạt tỷ lệ 92%. Qua thống kê, có 700 trẻ từ 1 – 5 tuổi đang sinh sống trên địa bàn phường chưa được tiêm mũi 2.
Theo bác sĩ Nguyễn Gia Phương, chiến dịch tiêm vaccine sởi được thực hiện ngày 31/8 đến ngày 4/9. Dự kiến, trung bình mỗi ngày trạm sẽ tiêm cho 100 trẻ. Để đảm bảo an toàn tiêm chủng cho trẻ, trước khi tiêm trẻ được thăm khám sức khỏe và theo dõi 30 phút sau tiêm.
Nhiều trẻ 3 – 5 tuổi đi tiêm mũi vaccine sởi đầu tiên hoặc mũi thứ 2.
300.000 liều vaccine Sởi – Rubella (MR) mua từ nguồn ngân sách thành phố đã được vận chuyển về HCDC để sẵn sàng phục vụ cho chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi tại thành phố.
300.000 liều vaccine này sẽ được sử dụng để tiêm chủng cho những đối tượng chưa tiêm đủ mũi vaccine chứa thành phần sởi trong đợt 1 của chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi. Cụ thể, trẻ từ 1 đến 5 tuổi, bao gồm cả trẻ thuộc nhóm nguy cơ.
Ngoài ra, là trẻ thuộc nhóm nguy cơ cao (từ 6 tuổi đến 16 tuổi) đang được quản lý, điều trị tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn thành phố.
Bên cạnh đó là nhân viên y tế, người làm việc tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có nguy cơ tiếp xúc người mắc bệnh sởi hoặc chăm sóc trẻ thuộc nhóm nguy cơ cao.
Người lớn có cần tiêm nhắc vaccine sởi?
Người lớn chưa có miễn dịch với sởi vẫn cần tiêm phòng để bảo vệ sức khỏe bản thân và trẻ em thường xuyên tiếp xúc.
Em và chồng năm nay 30 tuổi, đều chưa từng tiêm vaccine sởi nhưng đang sống trong khu vực có trẻ mắc bệnh. Con trai em năm nay 13 tháng tuổi, đã tiêm một mũi vaccine sởi thì em và chồng liệu có cần tiêm phòng?
Bộ Y tế
Người lớn cũng cần tiêm vaccine phòng sởi. Bệnh sởi có thể xảy ra tất cả lứa tuổi nếu chưa được tiêm phòng. Tuy nhiên, người lớn không thuộc nhóm người được tiêm miễn phí. Nhóm này cần được tiêm ít nhất 1 mũi càng sớm càng tốt tại các cơ sở tiêm chủng dịch vụ, đặc biệt nếu đang sống trong địa phương có ca bệnh sởi.
Tiêm vaccine sởi không chỉ phòng bệnh cho bạn mà cả những người xung quanh, đặc biệt nếu bạn có con nhỏ chưa đến độ tuổi tiêm chủng (dưới 9 tháng) hoặc vì điều kiện sức khỏe cho thể tiêm vaccine.
Trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên đang sống tại các địa phương có ca sởi lưu hành, đã tiêm một hoặc 2 mũi vaccine sởi, sởi - rubella hoặc sởi - quai bị - rubella cần tiêm thêm một mũi bổ sung bất kể trước đó đã tiêm vaccine gì với khoảng cách tối thiểu giữa hai liều là 1 tháng.
Nếu trẻ đã tiêm 2 mũi vaccine sởi như trên thì không cần tiêm mũi tiếp theo khi 18 tháng tuổi.
Sởi là bệnh lây lan bởi virus qua đường hô hấp, thường gặp ở trẻ nhỏ và chỉ có thể phòng ngừa bằng vaccine. Nếu điều trị sớm và đúng cách, bệnh nhi có thể khỏi bệnh sau 7-10 ngày. Tuy nhiên, căn bệnh này có khả năng gây suy giảm miễn dịch, đặc biệt là ở các trẻ suy dinh dưỡng; có bệnh nền như HIV, tim bẩm sinh, bệnh huyết áp, bệnh gan, thận... và phụ nữ có thai.
Ở các trẻ có thể trạng bình thường nhưng nếu điều trị muộn, bệnh vẫn có thể gây ra các biến chứng nặng lên đa cơ quan như viêm phổi, suy hô hấp; viêm não, viêm màng não, viêm tủy cấp; nhiễm khuẩn đường ruột, viêm ruột; viêm loét giác mạc thậm chí gây mù vĩnh viễn...
Đối với phụ nữ mang thai chưa tiêm vaccine, bệnh có thể đe dọa đến sự phát triển của thai nhi nếu không may mắc sởi trong thai kỳ. Lúc này, thai phụ có nguy cơ sinh non, thai sinh ra nhẹ cân, thậm chí sảy thai.
Độc giả Phương Linh
Ngăn chặn dịch sởi bùng phát Từ đầu năm 2024 đến nay, tình hình nhiều dịch bệnh như sởi, rubella, ho gà, thủy đậu diễn biến rất phức tạp. Các chuyên gia dịch tễ cảnh báo năm 2024 là năm dịch sởi có nguy cơ bùng phát theo chu kỳ 4 - 5 năm/lần, do đó cần tiêm bù, tiêm vét cho số trẻ chưa được tiêm vaccine phòng...