TP HCM nghiên cứu mở rộng cầu mới để giữ lại cầu 90 năm tuổi
Cầu Nhị Thiên Đường 2 sẽ được nghiên cứu mở rộng thành 6 làn xe nhằm giữ lại cây cầu cũ 90 năm tuổi mà không phải phá bỏ để xây cầu mới.
Phó chủ tịch UBND TP Nguyễn Hữu Tín vừa chỉ đạ o Sở Giao thông vận tải (GTVT) nghiên cứu bổ sung phương án mở rộng cầu Nhị Thiên Đường 2 đảm bảo có 6 làn xe (3 làn xe mỗi chiều) thay vì 4 làn như hiện nay.
Trường hợp việc mở rộng cầu không đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật mới nghiên cứu xây dựng cầu Nhị Thiên Đường 1. Tuy nhiên, phương án xây cầu mới phải tính toán kỹ về phương án kiến trúc công trình và đảm bảo đồng bộ với các hạng mục xây dựng thuộc dự án cải thiện môi trường nước lưu vực Kênh Đôi – Kênh Tẻ.
Động thái này được xem là phương án mới nhằm giữ lại cầu Nhị Thiên Đường 1 đã 90 năm tuổi từng gắn bó với nhiều thế hệ người Sài Gòn.
Cầu Nhị Thiên Đường 1 được xây dựng từ năm 1925 từng là cây cầu huyết mạch nối vùng Chợ Lớn đi các tỉnh miền Tây. Ảnh: Panoramio.
Trước đó, sau khi Sở GTVT đề xuất phá bỏ cầu Nhị Thiên Đường 1 đang xuống cấp trầm trọng để xây cầu mới với tổng mức đầu tư khoảng 163 tỷ đồng, UBND thành phố đã giao Sở này làm việc với một công ty để nghiên cứu kỹ và đề xuất phương án khả thi, hiệu quả.
Video đang HOT
Tuy nhiên, báo cáo với UBND thành phố, Sở GTVT cho rằng phương án sửa chữa cầu Nhị Thiên Đường 1 theo đề xuất của một công ty (ước tính kinh phí sửa chữa khoảng 138 tỷ đồng) chưa chứng minh được hiệu quả về kinh tế, kỹ thuật và yếu tố mỹ quan công trình. Mặt khác, phương án sửa chữa chưa đảm bảo một số yêu cầu kỹ thuật như độ dốc dọc cầu sau khi sửa chữa 5% là không phù hợp với quy định… Vì vậy, Sở này đề nghị thành phố chọn phương án bỏ cầu cũ, thay cầu mới.
Cầu Nhị Thiên Đường dài khoảng một km được xây dựng từ năm 1925 là cây cầu lớn bắc qua Kênh Đôi quận 8 của vùng Chợ Lớn. Đây là cây cầu có bề dày lịch sử, là cửa ngõ kết nối Chợ Lớn với các tỉnh miền Tây, qua quốc lộ 50. Sau 90 năm khai thác, hiện cầu bị xuống cấp trầm trọng. Vì vậy, năm 2003 TP HCM đã xây cầu Nhị Thiên Đường 2 kế bên để giảm tải cho cây cầu cũ này.
Điểm đặc biệt của cẩu Nhị Thiên Đường 1 là hàng cột xanh rêu trên cầu (tương tự sắc xanh của ô cửa sổ trong các biệt thự Pháp xưa cũ) và các mái vòm cong dưới chân cầu giống nhưng các cây cầu cổ nổi tiếng ở Châu Âu. Ngoài ra, dù được xây trong thời đại hoàng kim của cầu sắt nhưng Nhị Thiên Đường lại ngoại lệ khi được xây hoàn toàn bằng bêtông cốt thép.
Hữu Công
Theo VNE
Tiếp tục kiến nghị thay thế cầu 90 tuổi ở TP HCM
Phương án cải tạo cầu Nhị Thiên Đường 1 được cho là tiềm ẩn nhiều rủi ro, chưa chứng mình được tuổi thọ cầu... Sở GTVT kiến nghị thành phố xây mới.
Trong báo cáo bổ sung phương án đầu tư xây dựng cầu Nhị Thiên Đường 1 (quận 8), Sở Giao thông Vận tải TP HCM cho rằng, phương án sửa chữa cầu theo đề xuất của một công ty (thành phố đang cân nhắc) chưa chứng minh được hiệu quả về kinh tế, kỹ thuật và yếu tố mỹ quan công trình của phương án sửa chữa cầu Nhị Thiên Đường 1.
Cụ thể, công ty này chưa thể hiện các số liệu để chứng minh tuổi thọ cầu sau khi sửa chữa tương đương như các công trình cầu làm mới (khai thác thêm 100 năm sau khi sửa chữa) vì sau 90 năm khai thác, cầu Nhị Thiên Đường 1 đã xuống cấp trầm trọng. Ngoài ra, phương án sửa chữa phải giải phóng mặt bằng để thi công, trong khi phương án xây dựng mới sẽ tận dụng mặt bằng giữa hai cầu hiện hữu.
Cầu Nhị Thiên Đường 1 được xây năm 1925, từng là cây cầu huyết mạch nối vùng Chợ Lớn đi các tỉnh miền Tây. Ảnh: Panoramio.
Cũng theo Sở GTVT, phương án sửa chữa không đảm bảo một số yêu cầu kỹ thuật theo quy chuẩn Việt Nam như: độ dốc dọc cầu sau khi sửa chữa 5% (quy định tối đa là 4%); phương án nâng toàn bộ kết cấu nhịp cầu Nhị Thiên Đường 1 để đảm bảo tĩnh không thông thuyền tương tự cầu Nhị Thiên Đường 2 (6 m) là rất phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro khi thi công cũng như gia tăng chi phí thực hiện...
Công ty ước tính sơ bộ tổng mức đầu tư là 138 tỷ đồng (thời điểm tháng 9/2014). Nhưng Sở GTVT cho rằng chi phí này dựa trên cơ sở đơn giá, định mức do công ty xây dựng, không có trong các bộ định mức, đơn giá hiện hành do cơ quan nhà nước ban hành. Vì vậy, phải thực hiện các thủ tục theo quy định để được áp dụng các định mức, đơn giá đối với phương án sửa chữa. Việc này sẽ mất thời gian trong công tác chuẩn bị thực hiện dự án.
So sánh đề xuất của công ty này, Sở GTVT cho rằng phương án xây cầu mới mà Sở đưa ra trước đây có nhiều thuận lợi hơn. Cụ thể, có thời gian thực hiện dự án nhanh do không phải mất thời gian tổ chức bồi thường giải phóng mặt bằng và thực hiện một số thủ tục liên quan; công nghệ thi công phổ biến vì dự kiến cầu Nhị Thiên Đường 1 mới sẽ đồng bộ về kết cấu với cầu Nhị Thiên Đường 2; đảm bảo các tiêu chí kỹ thuật (độ dốc và tĩnh không thông thuyền)...
Với phương án xây mới, cơ quan này cũng kiến nghị UBND TP không thi tuyển kiến trúc cầu Nhị Thiên Đường 1 mà chỉ tiến hành lựa chọn phương án kết cấu đảm bảo cân đối với kết cấu cầu Nhị Thiên Đường 2 hiện hữu. Đồng thời, giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc cùng Hội đồng Kiến trúc - Quy hoạch Thành phố có ý kiến về thiết kế các hạng mục lan can, khôi phục kiểu dáng kiến trúc cột đèn chiếu sáng và các yếu tố khác có liên quan đến kiến trúc công trình cầu trong quá trình triển khai thực hiện dự án.
Cầu Nhị Thiên Đường dài khoảng 1 km được xây dựng từ năm 1925 là cây cầu lớn bắc qua Kênh Đôi quận 8 của vùng Chợ Lớn. Đây là cây cầu có bề dày lịch sử, là cửa ngõ kết nối Chợ Lớn với các tỉnh miền Tây, qua quốc lộ 50.
Điểm đặc biệt của công trình là hàng cột xanh rêu trên cầu (tương tự sắc xanh của ô cửa sổ trong các biệt thự Pháp xưa cũ) và các mái vòm cong dưới chân cầu giống nhưng các cây cầu cổ nổi tiếng ở Châu Âu. Ngoài ra, dù được xây trong thời đại hoàng kim của cầu sắt nhưng Nhị Thiên Đường lại ngoại lệ khi được xây hoàn toàn bằng bêtông cốt thép.
Do được xây dựng gần 100 năm nên với nhiều người sống ở vùng Chợ Lớn cầu Nhị Thiên Đường đã trở nên quen thuộc với nhiều thế hệ người Sài Gòn.
Sau khi Sở GTVT đề xuất phá bỏ cầu Nhị Thiên Đường 1 đang xuống cấp trầm trọng để xây cầu mới với tổng mức đầu tư khoảng 163 tỷ đồng, UBND TP đã giao Sở này làm việc với một công ty để nghiên cứu kỹ và đề xuất phương án khả thi, hiệu quả.
Hữu Công
Theo VNE
Ẩn họa cầu treo Tỉnh Kon Tum hiện có hàng trăm cầu treo dân sinh đã hư hỏng, xuống cấp trầm trọng chưa được sửa chữa, trở thành mối họa đối với người dân hằng ngày đi lại sinh hoạt. Cầu treo Kon Nu bị đứt cáp - Ảnh: Phạm Anh Mới đây, các ông A Mau, A Blưm, A Khoan và Phạm Công Nhuần (ở thôn...