TP HCM nâng cấp độ chống dịch
Một loạt biện pháp mới được TP HCM thực hiện từ ngày 20/6 nhằm kiểm soát Covid-19 trước tình hình ghi nhận 1.481, xuất hiện nhiều ổ dịch chưa rõ nguồn lây.
Theo Chỉ thị khẩn về siết chặt và tăng cường các biện pháp chống dịch trên địa bàn được UBND TP HCM ban hành, từ hôm nay các hoạt động vận tải hành khách gồm taxi truyền thống, taxi công nghệ, xe buýt, xe khách liên tỉnh dừng hoạt động; cấm tuyệt đối chợ tự phát; không tập trung hơn 3 người nơi công cộng; dừng tất cả các cuộc hội họp chưa thật cần thiết…
Khu vực chung cư Ehome 3 ở phường An Lạc đang bị phong tỏa, chiều 19/6. Ảnh: Hữu Khoa.
Trước đó, TP HCM ra hai quyết định phong toả 3 khu phố 2, 3, 4 với khoảng 60.000 dân, thuộc phường An Lạc, quận Bình Tân và ấp Tân Thới 2, Tân Thới 3, một phần ấp Thới Tây 1, thuộc xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn từ 0h ngày 20/6 để chống dịch lây lan. Đây là 2 khu vực “nguy cơ lây lan dịch bệnh rất cao”.
“Nguyên tắc phong toả là ai ở đâu hãy yên đó, không ra ngoài, người dân chỉ ra đường trong trường hợp cấp bách. Đây là biện pháp mạnh nhất để chống dịch”, Phó chủ tịch UBND TP HCM Dương Anh Đức nói và cho biết mục đích việc phong toả diện rộng để giảm tối thiếu mức độ tiếp xúc, có thể cắt đứt các chuỗi lây nhiễm trong thời gian ngắn nhất.
Video đang HOT
Cùng với đó, thành phố cũng yêu cầu nâng năng lực xét nghiệm của hệ thống y tế thành phố lên 500.000 mẫu một ngày (hiện 100.000 mẫu) nhằm quét nhanh những khu vực nguy hiểm, có nguy cơ F0 cao.
Tại cuộc họp Ban chỉ đạo chống dịch của thành phố diễn ra chiều 19/6, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong cho biết, thành phố đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 với một số biện pháp tăng cường. Tuy nhiên, diễn biến của dịch trên địa bàn rất phức tạp và có nhiều điểm mới khó lường.
“Số người nhiễm bệnh tăng cao, tăng nhanh và dự báo khả năng ca nhiễm sẽ tiếp tục tăng trong những ngày tới”, ông Phong nói và cho rằng việc siết chặt, nâng cao hơn mức độ các biện pháp phòng, chống dịch đang triển khai là phù hợp với yêu cầu của tình hình hiện nay để nhanh chóng kiểm soát, khống chế dịch, nhất là các chuỗi lây chưa rõ nguồn.
Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong. Ảnh: Trung tâm báo chí TP HCM.
Trước đó, Bí thư Thành uỷ Nguyễn Văn Nên cho biết thành phố đã thực hiện nhiều biện pháp và về cơ bản đã kiểm soát một số chuỗi lây nhiễm nhưng vẫn chưa khống chế được dịch. Vì vậy, ông thống nhất với các đề xuất của sở ngành, quận huyện về việc triển khai biện pháp mạnh và quyết liệt hơn.
Người đứng đầu Thành uỷ cũng cho rằng cần có giải pháp kiểm soát và giảm bớt dòng người đến TP HCM. Do đó thành phố cần nâng cao mức giãn cách xã hội, với những nơi có thể đảm bảo an toàn thì nới lỏng áp biện pháp. Riêng hoạt động sản xuất, lưu thông hàng hóa chỉ hạn chế khi thật sự cần thiết, tránh đình trệ.
Bên cạnh đó, các lực lượng chức năng cần tăng cường kiểm tra, xử lý trường hợp vi phạm để tạo nề nếp, kỷ cương trong quá trình phòng chống dịch. “Quyết tâm sau một tuần, thành phố có thể khống chế dịch bệnh. Chúng ta chấp nhận hy sinh lợi ích ngắn để duy trì lợi ích lâu dài”, ông Nên nói và yêu cầu việc tuyên truyền thực hiện sâu rộng cho người dân hiểu và đồng thuận với thành phố.
Hôm qua, TP HCM mở đầu chiến dịch tiêm chủng lớn nhất lịch sử Việt Nam để phòng chống Covid-19. Trong đợt tiêm chủng này, TP HCM triển khai 836.000 liều vaccine AstraZeneca do Nhật Bản hỗ trợ (tổng số 966.320 liều) để tiêm diện rộng cho các nhóm ưu tiên trong bối cảnh ca nhiễm tăng cao từ ngày 18/5.
Trong ngày 19/6, Việt Nam phát hiện 471 ca Covid-19. Tổng số ca nhiễm trong cộng đồng từ ngày 27/4 đến nay là 9.644, ghi nhận ở 41 tỉnh thành. Trong đó, Bắc Giang vẫn là địa phương nhiều số ca nhiễm nhất với 5.310 ca; tiếp đó là Bắc Ninh 1.506, TP HCM 1.481, Hà Nội 465.
Tin tức covid-19 mới nhất hôm nay 31-5: Mở rộng vùng cách ly, truy vết F1 của 5 ca COVID-19 trong gia đình ở Bình Dương
Từ 0h ngày 31/5, TP. Thuận An, tỉnh Bình Dương đã triển khai mở rộng khu vực cách ly y tế phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Sáng 31/5, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương cho biết, sau khi ghi nhận 5 ca mắc trong một gia đình tại khu phố Bình Quới B, phường Bình Chuẩn (BN7067, BN7068 và 3 người thân), địa phương đã mở rộng vùng cách ly y tế để dập ổ dịch này.
BN7067 và BN7068 (nữ sinh viên Học viện cán bộ TP.HCM và trường Cao đẳng Kinh tế đối ngoại TP.HCM) trước khi bị cách ly tập trung vì có liên quan đến ca mắc COVID-19 ở TP.HCM đã về thăm gia đình tại khu phố Bình Quới B, phường Bình Chuẩn.
Thuận An chuẩn bị mở rộng truy vết F1 liên quan đến các ca mắc trong một gia đình ở Bình Chuẩn.
Nhận được tin báo từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM, ngành Y tế Bình Dương rà soát, xác định có 8 người là F1 của hai bệnh nhân này. Kết quả xét nghiệm 3 người gồm mẹ, chị gái và em trai dương tính với virus SARS-CoV-2. Thành phố Thuận An tiếp tục truy vết được 82 trường hợp từ F2, xét nghiệm sơ bộ có kết quả âm tính.
Qua mở rộng điều tra dịch tễ, cơ quan y tế Thuận An tiếp tục xác định thêm các mốc dịch tễ quan trọng để tiếp tục mở rộng phạm vi truy vết đối với các trường hợp F1, F2 tiếp theo. Trong đó có 2 mốc dịch tễ đáng chú ý là từ 8-9h sáng 23/5, người mẹ (F0) có đi bầu cử tại Tổ bầu cử số 7, phường Bình Chuẩn và đi làm tại Chi nhánh nước Thuận An.
Từ 0h ngày 31/5, TP. Thuận An đã triển khai mở rộng khu vực cách ly y tế phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Theo lãnh đạo UBND TP. Thuận An, thời điểm từ 8-9h có khoảng 300 cử tri ở Tổ bầu cử số 7 đi bỏ phiếu, cùng 21 người là thành viên trong tổ bầu cử. Các thành viên trong Tổ bầu cử số 7 đã được đưa đến khu cách ly tập trung và đang tiếp tục mở rộng truy vết F1, F2 tham gia bỏ phiếu thời điểm từ 8-9h. Còn 31 công nhân viên Chi nhánh nước Thuận An đã được cách ly tại nơi làm việc và được lấy mẫu gộp xét nghiệm.
Hiện, TP. Thuận An đang tính toán và đề xuất việc giãn cách ở mức độ phù hợp với tình hình địa phương; đồng thời nhanh chóng kiểm soát các cửa ngõ giáp ranh TPHCM, khu vực cầu Phú Long, tạm dừng hoạt động tại các bến khách ngang sông Sài Gòn./.
Có ca dương tính COVID-19, khu Mả Lạng lại bị phong tỏa Vừa có thêm một ca dương tính với COVID-19 ở khu Mả Lạng, quận 1, TP.HCM - khu vực từng xuất hiện ca nhiễm COVID-19 là nhân viên bốc xếp làm việc tại sân bay Tân Sơn Nhất và từng bị phong tỏa chiều 26 Tết Tân Sửu 2021. Lực lượng chức năng lập rào chắn tại hẻm 245 sau khi có ca...