TP HCM muốn xây đê, hồ chứa khổng lồ chống ngập
Theo Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân, 20 năm nữa thành phố sẽ lún 20 cm, ngập ngày càng nặng nên nghĩ đến giải pháp xây đê, hồ chứa khổng lồ.
Tại Hội nghị lần thứ 14 Ban chấp hành Đảng bộ chiều 3/10, Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Thiện Nhân cho biết, đây không phải lần đầu thành phố sử dụng phương pháp bơm chống ngập như ở đường Nguyễn Hữu Cảnh, mà lâu nay đã sử dụng máy bơm công suất nhỏ.
Tuy nhiên, máy bơm nhỏ gặp rác thường bị tắc, không hiệu quả. Máy bơm của Tập đoàn Công nghiệp Quang Trung – chủ đầu tư công trình máy bơm “khủng” trên đường Nguyễn Hữu Cảnh – có công suất lớn hơn rất nhiều, tự động xử lý rác, không làm ngừng quá trình bơm nước.
Người đứng đầu Thành uỷ đánh giá cao phương pháp này, đặc biệt là trong bối cảnh thành phố có hai yếu tố: mưa ở thành phố có tần suất ngày càng tăng; bề mặt thành phố bình quân mỗi năm lún một cm.
“20 năm sau thành phố sẽ lún 20 cm. Với tốc độ lún như thế này, miệng cống sẽ nằm dưới nước, nên trước sau cũng phải làm đê để nước không chảy ngược vào trong. Đã làm đê thì tất yếu phải bơm nước ra”, ông Nhân nói.
Ông Nguyễn Thiện Nhân tại hội nghị ngày 3/10. Ảnh: Tuyết Nguyễn.
Ông Nhân cho biết, thành phố đã nghiên cứu làm đê ở các con sông chảy trong thành phố để đối phó tình trạng ngập. Nhưng giải pháp này rất tốn kém, không căn cơ và vẫn có thể ngập.
“TP HCM đang cùng các cơ quan Trung ương bàn thảo, mời chuyên gia từ Hà Lan tư vấn việc xây dựng đê, hồ chứa nước mưa ở khu vực Cần Giờ. Về vấn đề này, Bộ Khoa học công nghệ đang nghiên cứu, dự trù kinh phí khoảng 6 tỷ USD, chiều dài đê hơn 20 km kéo dài từ Gò Công (Tiền Giang) đến gần Bà Rịa – Vũng Tàu”, ông Nhân cho hay.
Video đang HOT
Với giải pháp này, khi mưa, nước từ trong thành phố sẽ chảy xuống hồ chứa khổng lồ ở Cần Giờ, chấm dứt ngập trong nội thành. Ngoài ra, khi thủy triều lên thì hệ thống đê sẽ ngăn nước đổ vào hệ thống sông, không còn gây ngập khu vực dân cư.
Hồi năm 2012 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thân đã đưa ra ý tưởng xây dựng tuyến đê biên nôi Go Công – Vung Tau dai 32 km, măt đê rông 50 m, nơi sâu nhất là 12 m. Sau khi đê đươc xây dưng se tao hô chưa vơi diên tich 56.000 ha, dung tich hô chưa khoang 3,3 ty m3. Dự án có tổng số vốn lên đến 66.000 tỷ đồng.
Theo Bộ Nông nghiệp, tuyến đê biên đươc xây nhăm tao vung điêu tiêt nươc giảm ngập úng, giảm xâm nhập mặn, ứng phó với mực nước biển dâng, đồng thời rút ngắn khoảng cách giao thông, tạo sự liên kết giữa các tỉnh miền Tây với Vũng Tàu và các tỉnh ở Nam Trung Bộ, mở rộng các khu đô thị mới cho TP HCM, Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, phát triển du lịch, điện năng…
Tuy nhiên, ý tưởng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông gặp phải sự phản đối của TP HCM khi cho rằng tuyến đê biển này sẽ không có hiệu quả chống lũ hay giảm lưu lượng lũ trong các sông Đồng Nai, Sài Gòn và Vàm Cỏ. Nếu triển khai tuyến đê còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái của rừng ngập mặn Cần Giờ – đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.
Tuyết Nguyễn
Theo VNE
Máy bơm 'khủng' chính thức nhận nhiệm vụ chống ngập đường Nguyễn Hữu Cảnh
Sau ba lần thử nghiệm thành công, TP HCM ký hợp đồng nguyên tắc với chủ đầu tư máy bơm chống ngập cho đường Nguyễn Hữu Cảnh.
Sáng 2/10, Trung tâm chống ngập TP HCM (đại diện UBND thành phố) tiếp nhận dịch vụ xử lý chống ngập đường Nguyễn Hữu Cảnh từ Tập đoàn Công nghiệp Quang Trung - chủ đầu tư công trình máy bơm công suất lớn.
Có 7 vấn đề được ký kết trong hợp đồng nguyên tắc giữa hai bên. Trong đó, yêu cầu được đặt ra là đảm bảo đường Nguyễn Hữu Cảnh không ngập theo tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng (mực nước nhỏ hơn 0,1 m) - đoạn từ Điện Biên Phủ đến Võ Duy Ninh.
Thời gian thực hiện hợp đồng từ ngày 2/10 đến 31/12/2017 và có thể gia hạn theo yêu cầu.
Chủ đầu tư cùng Trung tâm chống ngập ký hợp đồng nguyên tắc thuê máy bơm. Ảnh: Hữu Công.
Ngay trước khi ký hợp đồng, do trời đang mưa lớn nên Phó chủ tịch UBND TP HCM Trần Vĩnh Tuyến yêu cầu chủ đầu tư cho vận hành máy bơm. Ông cho biết, dù đây là một hợp đồng kinh tế nhưng thành phố đánh giá rất cao nỗ lực, nhiệt huyết của Công ty Quang Trung trong việc chống ngập cho thành phố.
"Hiệu quả thì còn quá sớm để nói nhưng bước đầu thử nghiệm công trình đã đạt kết quả tốt. Rất nhiều doanh nghiệp cam kết đóng góp kinh phí cho việc vận hành máy bơm chống ngập, chủ đầu tư cứ yên tâm nghiên cứu, cống hiến thêm giải pháp chống ngập cho thành phố", ông Tuyến nói và đề nghị công ty hoàn thiện ngay phần trên công trình, xây dựng thành công viên để người dân vui chơi an toàn.
Trung tâm chống ngập cùng các sở ngành được giao nhiệm vụ xây dựng quy trình nghiệm thu để làm cơ sở cho việc ký hợp đồng chính thức. Trong đó, cần thuê đơn vị tư vấn độc lập giám sát, đánh giá hiệu quả của công trình, thẩm định giá thuê, bao gồm cả chi phí vận hành không để thiệt thòi cho chủ đầu tư.
Với những điểm ngập khác của thành phố, trung tâm cần nghiên cứu, có thể sử dụng giải pháp này, trình UBND thành phố xem xét.
Máy bơm chống ngập công suất lớn được đặt ở đường Nguyễn Hữu Cảnh. Ảnh: Hữu Công.
Trước đó, trận mưa lớn tối 30/9 với vũ lượng lên đến 100 mm gây ngập nặng 40 khu vực khắp các quận huyện, nặng nhất là tại đường Nguyễn Hữu Cảnh (hơn nửa mét).
Theo ông Nguyễn Tăng Cường, Tổng giám đốc Tập đoàn Quang Trung, sau khi nhận được chỉ đạo của Phó chủ tịch Trần Vĩnh Tuyến, ông mời Trung tâm chống ngập đến chứng kiến máy bơm hoạt động. Khi mực nước ngập sâu 65 cm, máy bơm vận hành và hơn một giờ sau đường Nguyễn Hữu Cảnh hết ngập.
"Phải để nước ngập sâu thế mới vận hành máy bơm, người dân và các cơ quan chức năng mới có cơ hội đánh giá hiệu quả của công trình", ông Cường giải thích.
Công ty Quang Trung đề xuất bỏ tiền làm hệ thống máy bơm công suất lớn chống ngập ở đường Nguyễn Hữu Cảnh với chi phí 88 tỷ đồng (chưa kể chi phí vận hành)và cam kết "hết ngập mới lấy tiền".
Chính quyền TP HCM bố trí khu đất rộng hơn 400 m2 ở phường 22, quận Bình Thạnh, để lắp đặt máy bơm. Trong trường hợp đường không hết ngập hoặc xảy ra tình trạng lún sụp như cảnh báo thì chủ đầu tư phải chịu tất cả chi phí liên quan.
Khi máy bơm hoạt động, nguồn nước được đổ ra sông Sài Gòn cũng như phòng điều khiển công suất (27.000- 96.000 m3 mỗi giờ) của máy bơm theo mực nước có trong cống. Máy còn có thiết bị lọc rác, tách rác, vớt rác tự động nên không cần công nhân.
Hữu Công
Theo VNE
TP HCM muốn doanh nghiệp góp tiền thuê máy bơm 'khủng' chống ngập Các doanh nghiệp bất động sản hưởng lợi từ công trình chống ngập đường Nguyễn Hữu Cảnh được vận động góp tiền thuê máy bơm. UBND TP HCM vừa giao Sở Tài chính cùng quận Bình Thạnh vận động chủ đầu tư các dự án bất động sản tại đường Nguyễn Hữu Cảnh - được hưởng lợi trực tiếp từ công trình chống...