TP HCM muốn xây 2 cầu đi bộ vượt sông Sài Gòn
Quận 1 sẽ kết nối với quận 2 bằng hai cây cầu bộ hành vượt sông Sài Gòn, nhằm đáp ứng nhu cầu thưởng ngoạn của người dân.
Trong dự án Công viên cảng Bạch Đằng của Tổng công ty du lịch Sài Gòn vừa được Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong chấp thuận có 2 cây cầu đi bộ, nối quận 1 với quận 2.
Người đứng đầu chính quyền thành phố yêu cầu chủ đầu tư thiết kế thuận lợi cho người đi bộ, đồng thời 2 trụ cầu bên phía quận 1 không lấn sâu vào mặt đường Tôn Đức Thắng.
Phối cảnh cầu đi bộ nối quận 1 và quận 2 thời điểm năm 2010.
Nhiều năm trước, Công ty tư vấn Deso (Pháp) – đoạt giải nhất thiết kế quảng trường trung tâm khu đô thị mới Thủ Thiêm và công viên bờ sông – đề xuất xây 2 cầu vượt bộ hành băng qua sông Sài Gòn theo hình dáng 2 cánh tay dang ra (đón người dân).
Kế hoạch này được các sở ngành thông qua. Tuy nhiên, UBND sau đó cho phép nghiên cứu xây cầu đi bộ đầu tiên tại cuối đường Đồng Khởi (quận 1) đến điểm phía Nam quảng trường trung tâm đô thị mới. Dự kiến cầu đi bộ có hình chữ S – tượng trưng cho hình ảnh đất nước Việt Nam.
Video đang HOT
Để sớm triển khai dự án, người đứng đầu chính quyền thành phố giao Tổng công ty du lịch Sài Gòn, cùng các đơn vị liên quan phối hợp Sở Quy hoạch – Kiến trúc thành phố hoàn thiện đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 theo phương án được chấp thuận.
Trong đó, đề án phải tuân thủ các nội dung của đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2.000 khu trung tâm hiện hữu thành phố (930 ha) và quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 của khu đô thị Thủ Thiêm. Nhất là phải đảm bảo tầm nhìn thông thoáng từ trụ sở UBND TP HCM hướng về phía sông Sài Gòn và quận 2.
Công viên cảng Bạch Đằng phải bảo tồn di tích lịch sử tượng Trần Hưng Đạo, cột cờ Thủ Ngữ. Riêng công trình điểm nhấn kiến trúc tại vị trí cột cờ Thủ Ngữ phải tổ chức thi tuyển thiết kế kiến trúc quốc tế, nhằm chọn phương án kiến trúc tối ưu.
Về phương án tổ chức giao thông khu vực Công viên cảng Bạch Đằng, Chủ tịch UBND TPHCM yêu cầu nghiên cứu nút giao thông tại giao lộ đường Hàm Nghi – Nguyễn Huệ – Tôn Đức Thắng, đường dẫn cầu Khánh Hội và đường dẫn cầu Thủ Thiêm. Đồng thời, nghiên cứu kết nối khu vực để xe, khu trung tâm thương mại ngầm với khu vực nhà ga metro theo đường Hàm Nghi.
Bên cạnh đó, đồ án quy hoạch phải nghiên cứu cập nhật vị trí bến taxi thủy tại khu vực Vườn Kiểng, tổ chức thiết kế bến trung tâm làm đầu mối giao thông các tuyến taxi thủy và các tuyến giao thông công cộng, nhằm đảm bảo mỹ quan kiến trúc Công viên Cảng Bạch Đằng, đảm bảo tuân thủ mép bờ cao của sông Sài Gòn.
Hữu Công
Theo VNE
Bờ tả sông Sài Gòn đoạn qua quận Thủ Đức sẽ hoàn toàn "lột xác" sau quyết định này của TPHCM
Theo văn phòng UBND TPHCM, UBND TP.HCM vừa giao Trung tâm Điều hành Chương trình chống ngập nước thực hiện dự án đầu tư xây dựng 4km đê bao xung yếu tại khu vực quận Thủ Đức thuộc bờ tả sông Sài Gòn.
Ảnh minh họa (Nguồn Internet).
Cụ thể, đoạn 1 thuộc khu vực ký túc xá trường Đại học Mỹ thuật, dài khoảng 350m với điểm đầu cách rạch Gò Dưa về phía thượng lưu 1000m và điểm cuối cách rạch Gò Dưa về phía thượng lưu 650m.
Đoạn 2 thuộc khu phố 1, phường Hiệp Bình Phước, dài khoảng 332m với điểm đầu là ranh Công ty May Sài Gòn 3 và điểm cuối là ranh dự án Sông Đà.
Đoạn 3 thuộc khu phố 1, phường Hiệp Bình Phước, dài khoảng 77m với điểm đầu là cầu Bình Phước và điểm cuối là ranh Nhà máy đay INDIRA GRANDI.
Đoạn 4 thuộc khu vực đình Bình Phước, ngã ba Rạch Vĩnh Bình - sông Sài Gòn, khu phố 1, phường Hiệp Bình Phước, dài khoảng 500m với điểm đầu cách cầu Bình Phước về phía hạ lưu 150m và điểm cuối cách cầu Bình Phước về phía hạ lưu 650m.
Để đảm bảo tính đồng bộ toàn tuyến bờ tả sông Sài Gòn từ cầu Vĩnh Bình đến rạch Cầu Ngang, Sở Giao thông vận tải sẽ nghiên cứu phương án kiên cố hóa hoàn chỉnh toàn tuyến đê bao thuộc bờ tả ven sông Sài Gòn.
Trước đó, ngày 6-4, tin từ Sở TN&MT TP.HCM cho hay đơn vị này vừa trình UBND TP xem xét quyết định phương án thu hồi đất để thực hiện dự án bờ tả sông Sài Gòn. Dự án do trung tâm chống ngập làm chủ đầu tư. Tuyến đê kè dọc bờ tả sông Sài Gòn được tính từ rạch Cầu Ngang (quận Thủ Đức) đến khu đô thị Thủ Thiêm (quận 2).
Theo phương án đề xuất của Sở TN&MT, đoạn đi qua địa bàn quận 2 phải thu hồi hơn 43.300 m2 đất. Khu vực bị ảnh hưởng gồm phường Thảo Điền, An Phú và Bình An. Số liệu khảo sát ban đầu ở địa bàn quận 2 cho thấy có khoảng 35 trường hợp bị ảnh hưởng bởi dự án làm đê kè dọc sông. Trong đó có 17 hộ gia đình và 18 tổ chức.
Tại địa bàn quận Thủ Đức, dự kiến thu hồi hơn 4.200 m2 đất. Khu vực thu hồi đất được xác định thuộc địa bàn phường Trường Thọ.
Sở TN&MT đề xuất UBND TP ủy quyền cho UBND quận 2 và UBND quận Thủ Đức thực hiện công tác thu hồi, bồi thường và tái định cư theo quy định.
(Theo CafeF)
Người đàn ông bất ngờ nhảy xuống sông Sài Gòn, mất tích Chiều 23.4, một người đàn ông bất ngờ gieo mình xuống con sông Sài Gòn mất tích. Lực lượng cứu hộ - cứu nạn đã tìm kiếm nhiều giờ nhưng hiện vẫn chưa phát hiện tung tích nạn nhân. Tối 23.4, lực lượng cứu hộ - cứu nạn thuộc PCCC TP.HCM cùng các đơn vị lực lượng chức năng quận 12 cho biết...