TP HCM muốn gắn camera ghi hình ban đêm chống ‘cát tặc’
Để ngăn chặn nạn khai thác cát trái phép ở quận 9 đang gây sạt lở bờ sông nghiêm trọng, Sở Giao thông Vận tải kiến nghị thành phố trang bị thêm canô, camera ghi hình ban đêm cho công an tuần tra, triệt phá.
Theo Sở Giao thông Vận tải TP HCM, nạn khai thác cát trái phép trên luồng hàng hải sông Đồng Nai là nguyên nhân chính gây sạt lở bờ sông trong thời gian qua, ở quận 9. Từ đầu năm, TP HCM và Đồng Nai đã thu giữ hơn 10 phương tiện, thiết bị bơm hút cát trái phép trên sông Tắc và sông Đồng Nai nhưng tình trạng này chưa dừng lại.
Việc khai thác cát lậu dọc bờ sông trên địa bàn quận 9 được cho là nguyên nhân dẫn đến nhiều vụ sạt lở. Ảnh: T.S
Để xử lý triệt để, Sở Giao thông kiến nghị UBND TP HCM thành lập và ban hành quy chế hoạt động của đoàn kiểm tra liên ngành phòng chống khai thác, kinh doanh, vận chuyển khoáng sản trái phép trên địa bàn. Đồng thờikiến nghị thành phố cho phép Công an quận 9 lập đội hoặc tổ CSGT đường thủy và trang bị thêm canô, camera ghi hình ban đêm để lực lượng này tuần tra, triệt phá “cát tặc”.
Theo Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn TP HCM, trong 7 tháng đầu năm xảy ra 11 vụ sạt lở đất bờ sông, kênh, rạch tại Thủ Đức, Nhà Bè, Cần Giờ, Củ Chi,quận 12 với tổng diện tích đất sạt lở hơn 4.500 m2. Nguyên nhân chính là tình trạng khai thác cát tràn lan trên sông làm thay đổi địa hình lòng sông, chế độ dòng chảy. Các vụ sạt lở tuy chưa thiệt hại về người nhưng gây thiệt hại về nhà cửa, tài sản và ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, sản xuất của người dân.
Video đang HOT
Riêng tại quận 9, trong vòng 10 năm qua đã có hơn 40 ha đất phường Long Bình và Long Phước bị nước nhấn chìm ở 22 km bờ sông.
Hữu Nguyên
Theo VNE
Sạt lở bờ sông vì khai thác cát, sạn
Việc khai thác cát, sạn trên sông Kiến Giang, đoạn qua các xã Văn Thủy, Mai Thủy... thuộc H.Lệ Thủy (Quảng Bình) gây sạt lở bờ sông. Người dân nhiều lần làm đơn gửi các cơ quan chức năng nhưng chưa được giải quyết triệt để.
Khai thác cát tràn lan gây sạt lở bờ song - Ảnh: P.T
Khai thác tràn lan
Tiếng gầm rú từ những chiếc thuyền khai thác trở thành nỗi ám ảnh đối với nhiều người dân sống ven sông Kiến Gianh đoạn qua các xã Văn Thủy, Mai Thủy (H.Lệ Thủy, Quảng Bình).
Trên nhiều đoạn sông, việc khai thác cát (cả có phép lẫn không có phép) hoạt động liên tục từ tờ mờ sáng đến tối mịt. Theo nhiều người dân ở thôn Văn Minh (xã Văn Thủy), kể từ khoảng giữa năm 2014, đoạn sông này xuất hiện nhiều ghe tàu đến khai thác cát, sạn.
Chị Phạm Thị Phượng (ở thôn Văn Minh) cho biết: "Hôm nào cũng vậy, mới 3 giờ sáng mà chúng tôi đã bị đánh thức bởi tiếng máy nổ rầm rầm của các ghe tàu, sà lan thi nhau đục khoét bờ sông. Ban ngày chúng còn ở giữa sông, chứ lúc 3-4 giờ sáng chúng vào sát bờ để khai thác. Nhiều bụi tre trồng hai bên bờ để bảo vệ đã bị chìm xuống sông, cuốn theo cả đất trồng hoa màu cũng đi luôn rồi".
Có mặt tại khúc sông này, chúng tôi chứng kiến trên dưới 10 chiếc ghe tàu, sà lan giăng dài 1km thi nhau cày xới. Nhiều bụi tre do người dân trồng để phòng chống sạt lở đã bị chìm xuống dưới mực nước sâu. Ở bên kia bờ sông, nhiều hộ dân thuộc thôn Xuân Hồi, xã Mai Thủy cũng chịu cảnh tương tự. Việc khai thác cát bừa bãi đã gây sạt lở, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. "Nhiều lần bức xúc quá, chúng tôi còn dùng vũ lực, lấy đá ném đuổi chúng đi nhưng chúng không sợ, còn đòi đánh lại chúng tôi", một người dân ở thôn Xuân Hồi, xã Mai Thủy bức xúc nói.
Khó quản lý
Trao đổi về vấn đề này, ông Phạm Xuân Thủy, Chủ tịch UBND xã Văn Thủy xác nhận có sự sạt lở bờ sông do khai thác cát sạn, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.
"Ở mỏ khoáng sản này, công ty Phú Hà được Sở TN-MT tỉnh cấp phép khai thác, hiện tại có 2 thuyền lớn hoạt động. Ngoài ra, còn nhiều thuyền nữa là của một số người dân hoạt động tự phát. Theo sơ đồ quy hoạch thì các thuyền chỉ được phép khai thác giữa lòng sông, nhưng việc họ khai thác đúng điểm quy hoạch không hay vào sát bờ thì do cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý", ông Thủy nói.
Ông Phạm Hữu Thảo, Phó chủ tịch UBND H.Lệ Thủy nhận định, việc khai thác cát sạn trên địa bàn là vấn đề khó quản lý. "Ngoài doanh nghiệp Phú Hà thì còn có 23 thuyền khai thác khác của một số hộ dân không được cấp phép, nhưng chính quyền chưa quản lý được. Bây giờ, các đò khai thác đều bằng ống hút, khi khai thác họ dừng thuyền ở vùng này nhưng lại đưa ống hút ra vùng khác nên rất khó kiểm tra. Vì vậy, chúng tôi phải lên kế hoạch tuần tra hàng tháng và thời gian qua cũng đã xử phạt nhiều thuyền khai thác sai quy định".
Theo ông Thảo, UBND H.Lệ Thủy có ban hành quy chế tạm thời về việc khai thác cát trên sông Kiến Giang, các thuyền chỉ được khai thác từ 6 giờ sáng đến 6 giờ tối hằng ngày.
"Việc người dân phản ánh có thuyền hoạt động lúc 3-4 giờ sáng có thể có một số trường hợp là thuyền của các hộ dân. Với các thuyền hoạt động chưa được cấp phép, chúng tôi đang vận động người dân thành lập hợp tác xã để dễ quản lý, nhưng họ chưa đồng ý", ông Thảo cho biết.
Phan Thủy
Theo Thanhnien
Hà Nội: Lại nóng chuyện "cát tặc" ở Phúc Thọ Trong khi câu chuyện "cát tặc" hoành hành ở Phúc Thọ gây nhiều bức xúc trong dư luận chưa kịp lắng xuống thì mới đây tại xã Phương Độ thuộc huyện Phúc Thọ (Hà Nội) lại tiếp tục xảy ra tình trạng trên. Một ngày đầu tháng 6, phản ánh với phóng viên, người dân xã Phương Độ huyện Phúc Thọ, thành phố...