TP HCM muốn đổi hổ thừa ở Thảo Cầm Viên
Số lượng hổ nhiều hơn quy hoạch, hệ thống chuồng trại và kinh phí không thể đảm bảo tiêu chuẩn nuôi dưỡng nên Thảo Cầm Viên muốn trao đổi với đơn vị khác.
Sơ Giao thông Vân tai TP HCM vưa trinh UBND thành phố vê viêc trao đôi một số đông vât dư thưa tai Thao Câm Viên Sai Gon. Bởi theo quy hoạch động vật giai đoạn 2013-2015 do Công ty TNHH MTV Thảo Cầm Viên Sài Gòn lập và duyệt, số lượng hổ nơi này là 14 con (gồm 10 con hổ vàng và 4 con hổ trắng). Trong khi số lượng hổ mà Thảo Cầm Viên đang có là 16 con (gồm 11 con hổ vàng và 5 con hổ trắng).
Chủ tịch UBND TP HCM Lê Hoàng Quân đến thăm chú hổ trắng ở Thảo Cầm Viên Sài Gòn hồi tháng 8. Ảnh: T.T.T
Theo báo cáo của Thảo Cầm Viên Sài Gòn, với điều kiện chuồng trại hiện hữu và kinh phí tự thu chi hiện nay, đơn vị không thể nuôi dưỡng số hổ trên đảm bảo tiêu chuẩn và phúc lợi động vật.
Sơ Giao thông Vận tai kiên nghị UBND TP HCM giao Thảo Cầm Viên căn cứ vào các quy định trong nước và quốc tế về quản lý động vật để lựa chọn hình thức trao đổi. Đông thơi, chỉ đạo đơn vị này đẩy nhanh tiến độ lập điều chỉnh quy hoạch 1/500 mặt bằng Thảo Cầm Viên và khẩn trương lập quy hoạch động vật, thực vật phù hợp với yêu cầu về trưng bày, nhân giống, bảo tồn.
Trươc đó, hồi thang 8, lần đầu tiên một cặp hổ trắng được thuần dưỡng ở Thảo Cầm Viên Sài Gòn sinh ra 3 hổ con khỏe mạnh. Cả ba hổ con sau gần một tháng tuổi cân nặng 3,6-4,1 kg. Hổ con có lông màu trắng kem, trên mình có vằn đen giống hổ bố mẹ.
Video đang HOT
Năm 2009, cặp hổ bố mẹ khoảng 2 tuổi có nguồn gốc từ vườn thú Elmvale (Canada) được Thảo Cầm Viên đưa về thuần dưỡng và được đặt tên thân thiện là Lem (cọp đực) và Luốc (cọp cái). Sau một thời gian phối giống, đến nay việc nhân giống loài hổ quý hiếm này mới có kết quả.
Hổ trắng (còn gọi là cọp Bengal) là loài quý hiếm, phân bố chủ yếu ở Ấn Độ, Mayanmar, Bangladesh và ít được nhìn thấy trong tự nhiên, đang có nguy cơ tiệt chủng cao. Hiện trên thế giới còn khoảng 3.200 hổ trắng, chủ yếu được nuôi trong các vườn thú.
Hữu Nguyên
Theo VNE
TP HCM muốn mở 2 tuyến buýt điện ở trung tâm
Hai tuyến buýt điện được đề xuất chạy qua khu phố Tây, các trung tâm thương mại, cơ quan hành chính với giá vé 6.000 - 12.000 đồng mỗi lượt.
Sở Giao thông Vận tải TP HCM vừa trình UBND thành phố đề xuất mở 2 tuyến buýt điện chạy trên một số tuyến đường ở trung tâm.
Tuyến số 1 có lộ trình đi qua khu phố Tây, chợ Thái Bình, trạm trung chuyển Bến Thành, trường Cao Thắng, chợ Cũ, phố đi bộ Nguyễn Huệ, ĐH Khoa học - Xã hội và Nhân văn, Thảo Cầm Viên, các trung tâm thương mại và cơ quan hành chính...
Một tuyến xe điện hoạt động ở TP Hà Nội. Ảnh: H.H
Tuyến 2 hoạt động ven hành lang phía Tây của khu trung tâm thành phố. Theo Sở GTVT, việc hút hành khách của tuyến này ít nhưng lộ trình mới như: Trần Quốc Thảo, Trần Quốc Toản - Lý Chính Thắng... Do đó, việc mở rộng vùng phục vụ, kết nối với các tuyến xe buýt khác, giảm được độ trùng lắp nhằm tăng khả năng phục vụ hành khách.
Giá vé sẽ áp dụng theo hình thức xe buýt không trợ giá. Hành khách đi từ nửa lộ trình đến suốt tuyến là 12.000 đồng mỗi lượt và dưới nửa lộ trình là 6.000 đồng. Người khuyết tật, người cao tuổi và trẻ em dưới 1,3 m được miễn phí.
Phương tiện sử dụng là xe 12 chỗ (tổng cộng 11 chiếc), vận tốc tối đa nhỏ hơn hoặc 30 km/h. Thời gian chạy trong giai đoạn thí điểm từ 5h đến 18h30, giãn cách giữa các tuyến là 10 -15 phút. Sở GTVT sẽ điều chỉnh thời gian hoạt động trong ngày cho phù hợp với nhu cầu thực tế.
Trước mắt, Sở Giao thông đề nghị thành phố cho phép thí điểm tuyến buýt điện số 1. Sau thời gian triển khai, Sở sẽ đánh giá và rút kinh nghiệm để tiếp tục tuyến 2.
Tuyến buýt điện đầu tiên được đề nghị giao cho một tập đoàn kinh doanh vận tải đảm nhận. Sở GTVT cho biết, sau 45 ngày kể từ ngày có văn bản chấp thuận của UBND thành phố, đơn vị sẽ công bố mở tuyến và đưa vào hoạt động tuyến buýt điện đầu tiên.
Lộ trình tuyến 1:
Lượt đi: công viên 23/9 - Phạm Ngũ Lão - Tôn Thất Tùng - Lê Lai - Hàm Nghi - Hồ Tùng Mậu - Tôn Đức Thắng - Công trường Mê Linh - Tôn Đức Thắng - Nguyễn Huệ - Nguyễn Thiệp - Đồng Khởi - Đông Du - Hai Bà Trưng - Nguyễn Siêu - Thái Văn Lung - Lý Tự Trọng - Chu Mạnh Trinh - Nguyễn Du - Mạc Đỉnh Chi - Lê Duẩn - Thảo Cầm Viên.
Lượt về: Thảo Cầm Viên - Lê Duẩn - Công trường Công xã Paris - Đồng Khởi - Lê Thánh Tôn - Nguyễn Huệ - Tôn Đức Thắng - Hàm Nghi - Công viên 23/9.
Lộ trình tuyến 2:
Lượt đi: công viên 23/9 - Phạm Ngũ Lão - Cống Quỳnh - Nguyễn Thị Minh Khai - Trương Định - Lý Chính Thắng - Trần Quang Khải - Nguyễn Huy Tự - Điện Biên Phủ - Nguyễn Bỉnh Khiêm - Nguyễn Thị Minh Khai - Đinh Tiên Hoàng - Lê Duẩn - Thảo cầm viên.
Lượt về: Thảo Cầm Viên - Nguyễn Bỉnh Khiêm - Vòng xoay Điện Biên Phủ - Nguyễn Huy Tự - Trần Quang Khải - Nguyễn Hữu Cầu - Hai Bà Trưng - Trần Quốc Thảo - Nguyễn Đình Chiểu - CMT8 - Bùi Thị Xuân - Tôn Thất Tùng - Lê Lai - Phạm Ngũ Lão - Công viên 23/9.
Hữu Nguyên
Theo VNE
TP HCM thông xe cầu Gò Dưa với tổng đầu tư 2.915 tỷ đồng Sau khi thông xe cầu Gò Dưa, toàn tuyến Phạm Văn Đồng đã thông suốt 11km từ nút giao Nguyễn Thái Sơn, quận Gò Vấp đến nút giao Linh Xuân. Sáng nay (10/10), Sở Giao thông Vận tải TP HCM tổ chức lễ thông xe cầu Gò Dưa thuộc Dự án đường Tân Sơn Nhất- Bình Lợi- Vành đai ngoài. Cầu Gò Dưa...