TP HCM muốn chung cư cao trên 100 m có bãi đỗ trực thăng
Bãi đỗ trực thăng nhằm phục vụ công tác phòng cháy chữa cháy, cứu nạn đối với toà nhà này.
Tại hội thảo bảo đảm phòng cháy chữa cháy (PCCC) tại chung cư ngày 14/9, đại tá Trần Thanh Châu – Phó giám đốc Cảnh sát PCCC TP HCM – kiến nghị thành phố cần bổ sung quy định “chung cư, công trình cao trên 100 m phải có bãi đỗ trực thăng” để phục vụ chữa cháy, cứu nạn cứu hộ. Các chung cư cũng phải xây tầng lánh nạn phòng bất trắc.
Theo đại tá Châu, giai đoạn 2012-2015 thành phố xảy ra 34 vụ cháy chung cư, nhà cao tầng. Nguyên nhân chủ yếu là do sử dụng các thiết bị điện không đảm bảo an toàn dẫn đến chạm, chập điện… Ông dẫn chứng những vụ cháy chung cư nguy hiểm như Phạm Phú Thứ (quận Tân Bình), Hoàng Quân (Bình Chánh), Cao Ốc Xanh (quận 9), Viên Ngọc Phương Nam (quận 8)…
Cháy chung cư Hoàng Quân tại Bình Chánh hồi tháng 7. Ảnh: Hải Hiếu
Ông Châu cũng nêu hiện trạng một số chung cư, nhà cao tầng chưa được kiểm tra, nghiệm thu về PCCC nhưng chủ đầu tư để người dân vào sinh sống. Có trường hợp đã xảy ra cháy. “Chủ đầu tư biết rõ quy định các công trình trước khi hoạt động phải được cơ quan chuyên ngành nghiệm thu PCCC nhưng họ cố tình lờ đi”, Phó giám đốc Cảnh sát PCCC đánh giá.
Về vấn đề này, Giám đốc Sở Xây dựng Trần Trọng Tuấn cho biết đã hỗ trợ di dời người dân ra khỏi chung cư để kiểm định theo quy định. Mọi chi phí phát sinh gây bất lợi cho người dân chủ đầu tư phải gánh chịu.
Video đang HOT
Theo ông Tuấn, TP HCM có 1.037 chung cư đang được sử dụng, trong đó có hơn một nửa là các chung cư xây trước năm 2000, không đảm bảo về kỹ thuật cũng như PCCC nên có nguy cơ cháy nổ cao. Từ nay đến năm 2020, thành phố sẽ tháo dỡ, xây mới ít nhất 50% trong số 474 chung cư cũ xây trước năm 1975.
Trong quy hoạch đến năm 2025, TP HCM không đề cập đến việc mua trực thăng chữa cháy dù cảnh sát PCCC muốn có, do xảy ra nhiều vụ hoả hoạn phức tạp tại các công trình cao tầng.
Theo thông tư của Bộ Công an, các đô thị đặc biệt như TP HCM và Hà Nội khi đã chuẩn bị các điều kiện cần và đủ như trang bị hạ tầng, bộ phận bảo trì, bảo dưỡng, sân bay và phi công… sẽ được trang bị máy bay trực thăng. Tại TP HCM, nếu muốn có trực thăng cứu hộ và chữa cháy nhà cao tầng phải nghiên cứu kỹ và xây dựng phương án tiền khả thi. Trong đó phải tính toán việc trang bị là cần thiết như thế nào để khai thác triệt để, có hiệu quả.
Duy Trần
Theo VNE
Vì sao khách mua nhà e ngại dự án phía Nam Hà Nội?
Dù giá cả thấp hơn so với các dự án phía Tây nhưng khách mua nhà vẫn tỏ ra khá dè dặt với các dự án ở phía Nam Hà Nội.
Tắc đường luôn là nỗi ám ảnh của người dân tham gia giao thông
Hơn 10 năm kinh nghiệm trong nghề môi giới bất động sản, anh Nam giám đốc một sàn bất động sản trên phố Minh Khai (Hai Bà Trưng) cho biết, so với các dự án phía Tây thì dự án phía Nam khó bán hơn. Theo anh Nam, khách hàng lo ngại không phải vấn đề chất lượng nhà, gần hay xa trung tâm mà vì cơ sở hạ tầng ở phía Nam chưa thể phát triển bằng phía Tây Hà Nội.
Sau một thời gian dài sôi động với hàng loạt dự án lớn, thị trường bất động sản phía Tây Hà Nội bắt đầu có dấu hiệu chững lại. Thời điểm này, phía Nam Hà Nội lại trở nên sôi động hơn, minh chứng cho điều này là hàng loạt dự án chung cư cao tầng, khu đô thị cao cấp đua nhau mọc lên như: Time City, Star AD1 Lĩnh Nam, New Horizon City - 87 Lĩnh Nam, South Tower Hoàng Liệt, CT36 Định Công, Helios Tower - 75 Tam Trinh, Khu đô thị Gamuda, khu đô thị Linh Đàm ...
Theo chuyên gia phân tích về bất động sản, trong mấy năm gần đây lượng dự án mở bán căn hộ ở phía Nam đang tăng cao, ở thời điểm năm 2015, các dự án phía Nam chiếm khoảng 48 đến 50% tổng lượng mở bán mới. Giá bán căn hộ giao động từ 14 triệu đến 24 triệu đồng/m2.
"Đây là mức giá khá thấp và phù hợp với mức thu nhập của nhiều cặp vợ chồng trẻ", một chuyên gia nhận định.
Đối lập lại với sự phát triển ồ ạt của hàng loạt dự án bất động sản, cơ sở hạ tầng giao thông khu vực này lại khá ì ạch. Cho đến hiện tại, khu vực phía Nam mới chỉ đưa vào sử dụng một số dự án như: Time City, KĐT Định Công, một số tòa nhà ở KĐT Linh Đàm... Tuy nhiên mật độ dân cư tăng vọt dẫn đến tình trạng tắc đường diễn ra thường xuyên ở các tuyến đường phía Nam Hà Nội.
Ghi nhận của phóng viên Reatimes, thời gian gần đây, vào các khung giờ cao điểm, các tuyến đường như Đại La, Minh Khai, Tam Trinh, Trương Định, Định Công, thậm chí cả tuyến Vành đai 3 trên cao... cũng thường xuyên rơi vào tắc nghẽn. Nguyên nhân chính là do lượng người tham gia trên các tuyến đường này ngày một đông nhưng đường lại quá hẹp.
Dọc theo tuyến đường Tam Trinh, Lĩnh Nam rất nhiều dự án nhà cao tầng đã mọc lên nhưng đường vẫn rất hẹp
Tham khảo giá tại một sàn bất động sản trên phố Tam Trinh (Hoàng Mai), bà Tô Thị Lan Anh (trú quận Đống Đa) cho biết, sở dĩ bà chọn dự án ở phía Nam Hà Nội là vì giá các căn hộ ở khu vực này thấp hơn so với khu phía Tây và các quận trung tâm thành phố.
"Điều ám ảnh lớn nhất là tắc đường và bụi bặm. Như tuyến đường Lĩnh Nam và Tam Trinh, khoảng 2 đến 3 năm nữa nếu không được mở rộng chắc chắn tắc đường, xung đột giao thông sẽ thường xuyên diễn ra vì trên hai tuyến đường này mọc lên rất nhiều dự án chung cư cao tầng. Giá rẻ hơn nhưng nhìn vào hạ tầng giao thông tôi rất sợ", bà Phương chia sẻ.
Theo kế hoạch, một số tuyến đường như Tam Trinh, Minh Khai, Đại La... sẽ được thành phố Hà Nội đầu tư mở rộng, nâng cấp. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia trong ngành bất động sản vẫn lo ngại vì không biết đến bao giờ các dự án nâng cấp,mở rộng ấy mới được thực hiện xong.
"Nếu hạ tầng giao thông được nâng cấp, đầu tư thì các dự án bất động sản phía Nam Hà Nội sẽ có điều kiện để phát triển sôi động, còn hạ tầng như hiện nay việc khách hàng lo ngại là đúng", ông Nguyễn Văn Tiệp - Giám đốc sàn bất động sản ở Đền Lừ (Hoàng Mai) nhận định.
Theo_VietNamNet
Tranh nhau cải tạo chung cư cũ trên đất vàng TP HCM Phương án cải tạo chung cư cũ vẫn chưa thực sự rõ ràng, tuy nhiên các nhà đầu tư tranh nhau đặt chỗ đối những chung cư nằm trên vị trí đất vàng ở quận trung tâm. Sở Xây dựng TPHCM đã công bố danh sách các nhà đầu tư muốn tham gia cải tạo chung cư cũ theo chỉ đạo của Bí...