TP HCM muốn chi thêm 1.200 tỷ đồng đào kênh đã lấp 15 năm
Quận 6 kiến nghị UBND TP HCM chi 1.200 tỷ đồng giải tỏa trắng gần 400 hộ dân để tiếp tục thực hiện dự án đào lại kênh Hàng Bàng bị lấp cách nay 15 năm.
Phó chủ tịch UBND quận 6 Huỳnh Minh Hùng vừa kiến nghị UBND TP HCM chấp thuận chủ trương tiếp tục thực hiện dự án kênh Hàng Bàng, đoạn còn lại từ đường Bình Tiên đến Phạm Đình Hổ (giai đoạn 3). Theo đó, 400 hộ sẽ bị giải tỏa trắng, kinh phí bồi thường khoảng 1.200 tỷ đồng.
Dự án cải tạo kênh Hàng Bàng (giai đoạn 1, 2) đang được triển khai. Ảnh: SGGP
Theo UBND quận 6, nhằm giải quyết tiêu thoát nước cũng như chống ngập và chỉnh trang đô thị, địa phương đã chủ trương thực hiện dự án kênh Hàng Bàng từ đường Lò Gốm đến Bình Tiên (giai đoạn 1) và đoạn từ Phạm Đình Hổ đến kênh Vạn Tượng (giai đoạn 2). Dự án nhằm tái hiện hình ảnh trên bến dưới thuyền cho khu chợ Bình Tây, khu thương mại sầm uất của thành phố.
Video đang HOT
Trước đó, trong các buổi đối thoại trực tiếp của lãnh đạo quận với người dân, các cử tri thường xuyên kiến nghị mở lại kênh Hàng Bàng để toàn bộ tuyến kênh được đầu tư đồng bộ. Nguyên nhân là do hệ thống thoát nước hiện hữu ở đoạn kênh được đầu tư từ năm 2001 đến nay đã xuống cấp, không đảm bảo khả năng tiêu thoát cho khu vực.
Toàn bộ tuyến kênh Hàng Bàng chạy từ rạch Lò Gốm (quận 6) đến kênh Vạn Tượng (quận 5) dài khoảng 1.400 m. Nhưng hiện hai đầu đoạn kênh chỉ còn là mương thoát nước thải rộng 2-3 m của khu dân cư. Riêng đoạn giữa dài hơn 600 m bị lấp đặt cống hộp từ năm 1999-2000. Nhiều chuyên gia đánh giá, việc thu hẹp dòng chảy kênh Hàng Bàng khiến khu vực quận 6 bị ngập úng.
Theo dự án, kênh Hàng Bàng được đào rộng 11 m như ban đầu, kinh phí khoảng 2.000 tỷ đồng. Để đào lại kênh, gần 950 hộ dân ở dọc hai bên dòng kênh sẽ bị giải tỏa trắng. Dự kiến đến năm 2020 dự án sẽ hoàn thiện.
Trung Sơn
Theo VNE
Chợ sầm uất bậc nhất Sài Gòn sắp được công nhận di tích
Chợ Bình Tây có gần 90 tuổi đời sắp được công nhận là di tích lịch sử, văn hóa, danh lam của TP HCM.
Đại diện Trung tâm bảo tồn di tích - Sở Văn hóa và Thể thao - cho biết, hồ sơ công nhận chợ Bình Tây (quận 6) là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố sắp được trình UBND TP HCM xem xét.
Trước đó, chợ mệnh danh sầm uất bậc nhất Sài Gòn này đã được Hội đồng xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa - danh lam thắng cảnh của thành phố công nhận là di tích mới nhất của TP HCM.
Chợ Bình Tây sắp trở thành di tích mới nhất ở TP HCM. Ảng: Hữu Công
Chợ Bình Tây được biết đến với tên gọi Chợ Lớn (mới) do thương gia người Hoa là Quách Đàm bỏ tiền xây dựng năm 1928 theo kỹ thuật của Pháp. Kiến trúc hình bát quái được cho là nét độc đáo nhất của chợ, gồm 12 cổng, bên trong có hoa viên rộng rãi để khách ngồi nghỉ. Hệ thống móng nền làm bằng đá sỏi, bêtông chắc chắn nên không có hiện tượng sụt, lún.
Sau hai năm xây dựng, chợ hoàn thành rất khang trang, sạch sẽ trên khuôn viên rộng 25.000 m2. Ngay khi được đưa vào hoạt động, với lợi thế về giao thông thủy bộ cũng như tay nghề của bà con tiểu thương người Việt và người Hoa, chợ nhanh chóng trở thành khu kinh doanh sầm uất, đầu mối bán buôn khắp Nam kỳ lục tỉnh, sang tận các nước láng giềng... Hiện, Chợ Lớn có hơn 2.300 sạp hàng, mỗi năm có hơn 120.000 khách nước ngoài đến tham quan và mua sắm.
Sau gần 90 năm xây dựng, chợ Bình Tây đang xuống cấp nghiêm trọng. Nhiều mái ngói trong khu nhà lồng chợ mục nát. Sở Văn hóa và Thể thao cho biết, UBND TP đã đồng ý chủ trương sửa chữa, cải tạo chợ Bình Tây. Tuy nhiên, do hồ sơ của đơn vị tư vấn, thiết kế còn sơ sài nên được yêu cầu bổ sung cho hoàn chỉnh để đảm bảo giữ được kiến trúc, hoa văn khi sửa chữa.
Hiện TP HCM có 164 công trình, địa điểm được xếp hạng di tích, trong đó có một di tích quốc gia đặc biệt, 58 di tích cấp quốc gia và 99 di tích cấp thành phố.
Sơn Hòa
Theo VNE
Người dân Nha Trang khổ vì sống trong cảnh 'nước ngập tới bụng' Hàng chục hộ dân sống dọc đường Phong Châu, P. Phước Hải (TP.Nha Trang ) đang khốn khổ với cảnh ngập lụt mỗi khi trời mưa. Nước ngập tại nhiều nhà dân mỗi khi có mưa - Ảnh: Nguyễn Chung Ngày 2.11, trên địa bàn TP.Nha Trang có nhiều cơn mưa lớn, kéo dài. Sau mỗi cơn mưa, nhà cửa của nhiều hộ...