TP HCM muốn chi 78 tỷ xây 4 trạm quan trắc không khí
Hàng loạt trạm quan trắc hỏng từ 4 năm trước không sử dụng được nên thành phố muốn xây mới để theo dõi không khí do ô nhiễm đang tăng cao.
Sở Tài nguyên Môi trường vừa kiến nghị UBND TP HCM xây dựng 9 trạm quan trắc tự động chất lượng không khí. Đơn vị này mong muốn ưu tiên thực hiện trước 4 trạm với kinh phí khoảng 78 tỷ đồng.
Năm 2003, TP HCM được Na Uy và Đan Mạch hỗ trợ xây 9 trạm quan trắc chất lượng không khí tự động, trong đó 5 trạm xung quanh và 4 trạm ven đường. Tuy nhiên, hệ thống này đến năm 2012 xuống cấp trầm trọng, không còn sử dụng được.
Hiện, thành phố chuyển sang sử dụng hệ thống quan trắc bán tự động tại 16 điểm. Thời gian thực hiện là 8h-9h và 15h-16h không phù hợp với điều kiện thực tế bởi sau giờ này lượng xe tải mới được phép lưu thông.
Ngoài ra, kết quả dựa vào phương pháp bán tự động (nhân viên đi lấy mẫu đem về phòng thí nghiệm phân tích) nên chưa cung cấp toàn diện số liệu. Do đó, khó đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường nước, không khí của thành phố một cách chính xác, đồng bộ.
Video đang HOT
Một trạm quan trắc không khí bị hỏng ở TP HCM. Ảnh: NLĐ
Trước đó, Sở Tài nguyên và Môi trường cũng đề xuất UBND TP HCM đầu tư dự án 27 trạm quan trắc tự động và 225 trạm bán tự động. Việc xây dựng dự kiến bắt đầu từ nay đến năm 2020 với kinh phí khoảng 495 tỷ đồng.
Trong báo cáo do Trung tâm Quan trắc và Phân tích Môi trường – Sở Tài nguyên Môi trường TP HCM – thực hiện, chỉ số khí độc hại CO (cacbon mônoxit), tiếng ồn và bụi… ở thành phố đang ở mức báo động khi đã vượt số liệu giai đoạn 2010-2014. Nồng độ CO được ghi nhận tăng vọt ở nhiều điểm như An Sương, ngã tư Huỳnh Tấn Phát – Nguyễn Văn Linh, Hàng Xanh, Gò Vấp…
Chất lượng tại các điểm cấp nước cũng có sự thay đổi. So với năm 2014, các chỉ tiêu pH, COD, BOD, độ mặn… có xu hướng tăng tại 50-83% các điểm quan trắc. Chỉ tiêu DO (lượng oxy hoà tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp của các sinh vật nước) lại giảm tại 83% các điểm quan trắc. Hâu hêt cac tuyên kênh đêu bi ô nhiêm vi sinh vât, ham lương Coliform cao va đêu vươt quy chuân cho phep QCVN.
Sơn Hòa
Theo VNE
TP HCM cần hàng chục trạm quan trắc
Hơn chục trạm quan trắc tự động do nước ngoài tài trợ đã hư hỏng từ nhiều năm trước không được thay thế trong khi ô nhiễm không khí, tiếng ồn ngày càng tăng.
Theo Sở Tài nguyên - Môi trường TP HCM, hiện thành phố có 12 trạm quan trắc tự động do các nước tài trợ, hoạt động đã hết đời từ năm 2012 nhưng không được sửa chữa hoặc thay thế. Do vậy, Sở phải áp dụng cách quan trắc thủ công - đo theo từng giờ mà không đo suốt ngày - là không khoa học.
Vì vậy, Sở Tài nguyên - Môi trường đề nghị thành phố cần phải xây mới ít nhất 17 trạm quan trắc tự động, đo 24/24 các chỉ số cơ bản về nước mặt, nước ngầm, nước xả thải sinh hoạt - công nghiệp, mức ồn công nghiệp, ồn giao thông...
Tình trạng mù khô xuất hiện ở TP HCM thường xuyên hơn do không khí ngày càng ô nhiễm. Ảnh: Hữu Nguyên
Trong báo cáo do Trung tâm Quan trắc và Phân tích Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường TP HCM - thực hiện, chỉ số khí độc hại CO (cacbon mônoxit), tiếng ồn và bụi... trong không khí ở thành phố đang ở mức báo động khi đã vượt số liệu giai đoạn 2010-2014.
Ô nhiễm chất lượng không khí chủ yếu do bụi lơ lửng và mức ồn từ các hoạt động giao thông gây ra. Số liệu quan trắc chất lượng môi trường giai đoạn này cho thấy nồng độ CO trong không khí có xu hướng giảm dần. Nhưng 6 tháng đầu năm, nồng độ CO được ghi nhận tăng vọt ở nhiều điểm như An Sương, ngã tư Huỳnh Tấn Phát - Nguyễn Văn Linh, Hàng Xanh, Gò Vấp...
Mức độ bụi trong không khí cũng gia tăng. Tại Gò Vấp, nồng độ bụi trung bình năm 2014 là 447 microgam/m3 thì hiện tại là hơn 496 microgam. Đặc biệt, tại ngã tư Huỳnh Tấn Phát - Nguyễn Văn Linh, từ mức 486 microgamnăm 2014 tăng lên 613,83 microgam/m3... Nồng độ bụi trong không khí ven đường tại các trạm đo đều vượt quy chuẩn Việt Nam (QCVN) từ 1,2 - 2,2 lần. Có gần 50% giá trị quan trắc không đạt QCVN.
Chất lượng tại các điểm cấp nước cũng có sự thay đổi. So với năm 2014, các chỉ tiêu pH, COD, BOD, độ mặn... có xu hướng tăng tại 50-83% các điểm quan trắc. Chỉ tiêu DO (lượng oxy hoà tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp của các sinh vật nước) lại giảm tại 83% các điểm quan trắc. Hâu hêt cac tuyên kênh đêu bi ô nhiêm vi sinh vât, ham lương Coliform cao va đêu vươt quy chuân cho phep QCVN.
Trước tình hình này Phó chủ tịch UBND TP HCM Lê Văn Khoa yêu cầu trong tháng 3 Sở Tài nguyên - Môi trường và các sở, ngành liên quan phải xây dựng và trình lên HĐND thành phố quy hoạch, quản lý và đầu tư các trạm quan trắc trên địa bàn.
Hữu Nguyên
Theo VNE
Cá chết trắng kênh Nhiêu Lộc do nước ô nhiễm cục bộ 14 tấn cá chết ở kênh Nhiêu Lộc được xác định do nước bị ô nhiễm hữu cơ và khí độc sau cơn mưa lớn đầu mùa. Chiều 17/5, ông Nguyễn Phước Trung - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn TP HCM - cho biết, kết quả xét nghiệm cho thấy nước kênh Nhiêu Lộc bị ô nhiễm hữu...