TP HCM muốn chi 300 tỷ nạo vét luồng tàu biển Soài Rạp
Luồng Soài Rạp mới hình thành bị sa bồi, ảnh hưởng đến việc đi lại của tàu biển nên TP HCM kiến nghị Thủ tướng cho phép chi 300 tỷ đồng để duy tu, nạo vét.
UBND TP HCM vừa kiến nghị Thủ tướng cho phép địa phương đầu tư 300 tỷ đồng để duy tu, nạo vét luồng Soài Rạp (nối TP HCM với biển Đông). Nguyên nhân là luồng tàu biển mới được hình thành nên sa bồi diễn ra nhanh (2,5 triệu m3 mỗi năm). Thực tế trên tuyến luồng đã xuất hiện một số dải cạn, ảnh hưởng lớn đến việc đi lại của tàu biển.
Trong khi đó Bộ Giao thông vận tải đã thống nhất giao thành phố thực hiện, bởi kế hoạch duy tu luồng hàng hải trong năm nay của Bộ chưa bố trí vốn để thực hiện nạo vét tuyến này.
Luồng Soài Rạp giúp tàu lớn từ biển Đông có thể cập cảng Hiệp Phước (Nhà Bè, TP HCM).
Theo UBND TP HCM, dự báo sản lượng hàng hóa qua cảng biển của thành phố đến cuối năm nay sẽ đạt 100 triệu tấn và 5 năm tới là trên 150 triệu tấn. Thành phố đã và đang đầu tư hoàn thiện các công trình hạ tầng kỹ thuật phục vụ khu vực cảng Hiệp Phước.
Video đang HOT
Trong đó, luồng hàng hải Soài Rạp là yếu tố quan trọng hàng đầu cho việc phát triển kinh tế biển của Thành phố và các tỉnh lân cận, tạo nguồn thu lớn cho ngân sách (nguồn thu từ thuế xuất nhập khẩu của thành phố năm 2014 đạt hơn 89.100 tỷ đồng, chiếm 35% tổng thu ngân sách địa phương).
Vì vậy, về lâu dài để luồng biển này luôn duy trì hoạt động theo thiết kế, phát huy hiệu quả đầu tư, UBND TP đề nghị Thủ tướng xem xét, chấp thuận giao thành phố quản lý, thực hiện và được giữ lại 100% chi phí bảo đảm hàng hải qua luồng Soài Rạp.
Khởi công cuối tháng 11/2012 và hoàn thành sau 18 tháng, dự án nạo vét luồng Soài Rạp (giai đoạn 2) có tổng chiều dài 54 km được thực hiện trên diện tích 1.308 ha mặt nước sông ở TP HCM, Long An và Tiền Giang. Khối lượng bùn đất nạo vét đợt một hơn 11,5 triệu m3. Dự án thực hiện trong 14 tháng với tổng vốn đầu tư gần 2.800 tỷ đồng từ nguồn vốn ODA của Chính phủ Bỉ và vốn đối ứng của TP HCM (624 tỷ đồng).
Theo tính toán, sản lượng hàng hóa thông qua luồng Soài Rạp đến năm 2025 khoảng 120-150 triệu tấn. Vì vậy, nguồn thu do luồng Soài Rạp đem lại trong 10 năm đầu (2015-2025) ước 580.000-720.400 tỷ đồng. Trong khi đó, chi phí để nạo vét, bảo dưỡng luồng và trả nợ vay của chính phủ Bỉ trong 10 năm chỉ khoảng 4.810 tỷ đồng, chiếm chưa đến 1% tổng khoản thu.
Cùng với luồng tàu biển Cái Mép – Thị Vải của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, luồng tàu biển Soài Rạp giúp vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trở thành một trong những vùng phát triển quan trọng bậc nhất đất nước, thương cảng quan trọng trong khu vực. Nhờ tuyến đường biển mới này, tàu thuyền lớn từ biển Đông và từ Đồng Bằng sông Cửu Long vào TP HCM có thể rút ngắn rất nhiều lộ trình.
Hữu Công
Theo VNE
Nữ sinh tự xích mình vào tàu biển
Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ cho hay, không có kế hoạch xua đuổi một nữ sinh tự xích mình vào tàu Arctic Challenger, tàu hỗ trợ cho dự án khoan thăm dò của Royal Dutch Shell.
Theo Telegraph, Chiara Rose D'angelo, 20 tuổi, là sinh viên, đã buộc mình vào dây xích của mỏ neo con tàu đang đậu ở vịnh Bellingham, bắc Seattle vào tối 22/6 để phản đối các kế hoạch thai thác dầu của Shell ở Bắc Cực.
Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ đã theo dõi cô gái này suốt đêm và giới chức đã đề nghị Rose tự mở khóa cho mình. Tàu Arctic Challenger hiện không có kế hoạch rời vịnh trong vài ngày tới.
"Chúng tôi lo ngại cho sự an toàn của cô ấy và tất cả những người có liên quan", hạ sĩ quan hải quân Katelyn Shearer cho biết.
Royal Dutch Shell hiện đang sử dụng Arctic Challenger như một tàu cứu hộ, sẽ được dùng trong trường hợp rò rỉ dầu. Tuy nhiên, các nhà hoạt động nghi ngờ về sự hiệu quả của nó trong việc ngăn chặn các thảm họa môi trường xảy ra.
Hoài LinhTheo_VietNamNet
Phúc thẩm vụ "ăn" tiền sửa ụ nổi 83M: 3 bị cáo được giảm án Ngày 6/2, tại Nha Trang, TAND Tối cao đã đưa vụ án tham ô tiền tỷ khi sửa ụ nổi M83 xảy ra tại Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines ra xét xử phúc thẩm. Đáng chú ý, 3 bị cáo kháng cáo đã được HĐXX tuyên giảm mỗi bị cáo 2 năm tù. 3 bị cáo Quang, Hùng và Giáp...