TP HCM lên đề án dọn sạch lục bình trên kênh, rạch
Gần 700 km kênh, rạch ở TP HCM đang bị lục bình tấn công, ngăn cản dòng chảy, gia tăng ô nhiễm, dịch bệch khu vực nội thành.
Để xử lý lục bình ngăn dòng chảy các kênh, rạch trên địa bàn, TP HCM đã xây dựng đề án “cắt, vớt cỏ rong, lục bình” với mục tiêu trong năm 2015 hệ thống kênh rạch trên địa bàn sẽ không còn bị loại thực vật này ngăn dòng chảy.
Phó chủ tịch UBND TP HCM Lê Thanh Liêm vừa giao Sở Tài Nguyên – Môi trường phối hợp với các sở, ngành và quận huyện liên quan nghiên cứu, xây dựng định mức kinh tế – kỹ thuật và ban hành quy trình kỹ thuật vớt lục bình, rong cỏ và rác thải tại các sông và kênh, rạch. Trước mắt, ưu tiên thực hiện các yêu cầu này đối với máy cắt, vớt lục bình.
Mỗi năm TP HCM chi hàng tỷ đồng cho việc vớt lục bình và rác trên sông và các kênh rạch. Ảnh: H.C
Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị được giao hoàn thiện phương án cụ thể thực hiện việc vớt lục bình trên thượng nguồn sông Sài Gòn để trình UBND thành phố xem xét, phê duyệt. Trong khi đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được giao chủ trì đề xuất đầu tư thêm máy cắt, vớt lục bình để sớm giải quyết tình trạng lục bình ngăn dòng chảy tại các tuyến sông, kênh, rạch. Mục tiêu trong năm 2015, sẽ xử lý xong cơ bản loại thực vật này.
Video đang HOT
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM, thành phố có khoảng 2.000 km kênh rạch đóng vai trò quan trọng trong việc thoát nước. Thế nhưng, hiện có 170 kênh rạch với gần 700 km bị lục bình, cỏ dại phát triển ngăn cản dòng chảy, gia tăng ô nhiễm khu vực nội thành và tăng nguy cơ phát sinh dịch bệnh.
Để khơi thông dòng chảy, giảm ô nhiễm, Sở Tài Nguyên – Môi trường đã giao Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị trục vớt lục bình phía thượng nguồn, phần còn lại giao các quận, huyện. Tuy nhiên, phương pháp vớt loại thực vật này vẫn làm theo kiểu chèo xuồng ra vớt rồi vận chuyển lục bình bằng đường bộ đi xử lý theo diện rác sinh hoạt. Việc xử lý theo kiểu thủ công vừa không mang lại hiệu quả cao lại khiến mỗi năm TP HCM phải bỏ ra hơn 2,7 tỷ đồng.
Giữa năm 2013, sau chuyến thực địa tại huyện Bình Chánh, Chủ tịch UBND TP HCM Lê Hoàng Quân đã thống nhất chủ trương thử nghiệm hệ thống máy cắt, vớt do ĐH Công nghiệp nghiên cứu chế tạo tại một số kênh rạch của quận Bình Thạnh, đồng thời giao cho Tổng Công ty Công nghiệp Sài Gòn phối hợp với trường nghiên cứu cải tiến thêm chức năng của máy, giao Trung tâm Công nghệ sinh học tổ chức chuyển giao công nghệ xử lý ủ hoai, sản xuất nguyên vật liệu phân bón hữu cơ, vi sinh từ cây lục bình… Tuy nhiên, đến nay lục bình vẫn đang là một vấn nạn mà thành phố chưa thể xử lý triệt để.
Trung Sơn
Theo VNE
300 tấn hóa chất tràn ra kênh Hải Phòng
Đường ống dẫn hóa chất bất ngờ bị vỡ, khoảng 300 tấn hóa chất LAB - sản phẩm từ dầu mỏ - đã chảy tràn xuống kênh Đông Bắc (Hải Phòng), bốc mùi khó chịu khiến nhiều người dân hoảng sợ.
Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu khu vực niềm Bắc thả phao quây, thu gom hóa chất. Ảnh: Giang Chinh.
Khoảng 8h sáng 20/11, người dân sinh sống tại khu vực kênh Đông Bắc, phường Máy Chai (Ngô Quyền, Hải Phòng) phát hiện vết chất lỏng màu nâu đen như váng dầu thải chảy xuống kênh thông qua miệng cống ngầm gần Công ty hóa chất Soft-SCC kèm mùi hôi. Sự việc nhanh chóng được thông báo cho cơ quan chức năng.
Ngay sau đó đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường, Công an, UBND quận Ngô Quyền, Cảng vụ Hàng hải, Biên phòng, Hải quan... đã tới kiểm tra. Điều tra ban đầu, cơ quan chức năng xác định vết hóa chất lỏng chảy ra từ vết bục trên đường ống dẫn từ Công ty hóa chất Soft-SCC tới cảng Cửa Cấm. Vị trí bục cách đường Ngô Quyền khoảng 300 m, nằm ngoài khuôn viên công ty.
Theo lãnh đạo công ty, hóa chất trên là Linear ankyl benzen (LAB), một trong những sản phẩm từ dầu mỏ được nhập khẩu từ Đài Loan. 1.100 tấn LAB được công ty này thuê Công ty cổ phần cung ứng xăng dầu chở từ Hòn Gia (Quảng Ninh) về cảng Cửa Cấm (Hải Phòng).
Khoảng 21h ngày 19/11, sà lan chở 625 tấn hóa chất LAB cập cảng Cửa Cấm đã bơm toàn bộ số hàng vào bồn chứa của Công ty hóa chất Soft-SCC qua hệ thống đường ống dẫn dài 1,2 km. Đến 4h sáng 20/11, việc bơm hóa chất hoàn tất và đến 8h sáng cùng ngày người dân phát hiện ra sự cố nói trên.
Do số lượng lớn, trải rộng trên mặt kênh, cơ quan chức năng thuê cả người dân tham gia thu gom hóa chất. Ảnh: Giang Chinh.
Ngay sau đó, Công ty Soft-SCC đã thuê Công ty 128 Hải quân, Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu khu vực niềm Bắc thả phao quây tại các vị trí cửa kênh Đông Bắc tiếp giáp với sông Cấm và Cửa Cấm-Máy Đèn để hạn chế hóa chất phát tán rộng, sau đó tiến hành vớt, hút hóa chất.
Theo ước tính của công ty, số hóa chất rò rỉ khoảng 300 tấn. Dự kiến trong 2 ngày cơ quan chức năng mới thực hiện xong việc thu gom, vớt số hóa chất đã tràn ra.
Chiều cùng ngày, ông Lê Thanh Sơn, Phó chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng đã có cuộc làm việc với lãnh đạo Công ty hóa chất Soft-SCC và các cơ quan chức năng tìm cách khắc phục hậu quả sự cố. Tại cuộc họp, ông Sơn yêu cầu Trung tâm quan trắc (Sở Tài nguyên và Môi trường) lấy mẫu nước, đất về xét nghiệm đánh giá mức độ độc hại, tác động đến môi trường, sức khỏe người dân; đồng thời giao Công an Hải Phòng vào cuộc điều tra, tìm nguyên nhân.
Giang Chinh
Theo VNE
Bà cụ trôi sông hơn 5 ngày đã xuất viện Chiều 18/11, bác sĩ Nguyễn Thành Nhôm - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Long - cho biết bà Phạm Thị Mai, bà cụ 63 tuổi trôi sông trên đám lục bình từ tối 6/11 đến chiều 11/11 vẫn sống sót, đã xuất viện. Chuyện trôi sông hơn 100 tiếng, bà nói bà không nhớ rõ và cũng không muốn nhớ...