TP HCM lấy phiếu tín nhiệm 16 chức danh
Hiện TP HCM có 19 chức danh do HĐND TP bầu và phê chuẩn nhưng chỉ có 16 chức danh đủ điều kiện để tiến hành lấy phiếu tín nhiệm.
Tại họp giao ban về tình hình hoạt động HĐND xã, thị trấn 6 tháng đầu năm 2013 và hướng dẫn tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do HĐND xã, thị trấn bầu tại ba huyện là huyện Củ Chi – TPHCM vào sáng 29/6, Chủ tịch HĐND TP HCM Nguyễn Thị Quyết Tâm, cho biết trong kỳ họp thứ 10, HĐND khóa VIII dự kiến diễn ra từ ngày 10 đến 12/7 sắp tới, TP sẽ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm với 16 chức danh.
Hiện TP có 19 chức danh do HĐND TP bầu và phê chuẩn, nhưng chỉ có 16 chức danh đủ điều kiện về thời gian công tác (đủ 1 năm trở lên) để tiến hành lấy phiếu tín nhiệm. Đó là chủ tịch, phó chủ tịch, ủy viên thường trực HĐND TP, các trưởng ban HĐND, Chủ tịch, các phó chủ tịch và ủy viên UBND TP…
Chủ tịch HĐND TP HCM Nguyễn Thị Quyết Tâm cho rằng lấy phiếu tín nhiệm là việc làm rất quan trọng
Theo bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, lấy phiếu tín nhiệm là việc làm rất quan trọng, bởi nó thúc đẩy tính dân chủ và nâng cao trách nhiệm của các đại biểu HĐND, cũng như các chức danh được lấy phiếu tín nhiệm. Đồng thời, việc lấy phiếu tín nhiệm sẽ được tiến hành một cách công khai, khách quan, làm tới đâu đạt kết quả tới đó thông qua ba mức là tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp giống như Quốc hội vừa qua.
Để việc lấy phiếu tín nhiệm đạt được kết quả và thể hiện đúng tiếng nói của dân, bà Tâm đề nghị các đại biểu HĐND cần khách quan, trung thực và nhất là không lồng cá nhân của mình vào khi đánh giá.
Video đang HOT
Bà Tâm nhấn mạnh: “Đánh giá một người cần nhìn toàn diện từ tư cách đạo đức tới mức độ hoàn thành công việc; hiệu quả các giải pháp, sáng kiến mà người được đánh giá đưa ra. Bên cạnh đó, việc đánh giá cũng phải dự trên những tác động khách quan và điều kiện xã hội; đừng vì một vài điều không hài lòng mà đánh giá người ta thấp và cũng không vì nể nang, quen thân mà đánh giá người ta cao hơn so với thực tế. Đại biểu nào mà làm như vậy là không tròn trách nhiệm và đi ngược lại với nguyện vọng của nhân dân”.
Theo 24h
Tháng 5 lấy phiếu tín nhiệm nhân sự cấp cao
Từ 2013, việc lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do QH, HĐND bầu hoặc phê chuẩn, trong đó cả những nhân sự cấp cao ở TƯ, sẽ được tiến hành định kỳ hàng năm.
Tại phiên họp sáng nay (16/1), UBTVQH đã thông qua nghị quyết hướng dẫn thi hành nghị quyết của QH về việc lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn.
Dẫu còn những tranh luận kỹ thuật, song cơ bản tất cả các thành viên của UBTVQH nhất trí ban hành bản nghị quyết mở đường cho việc thực hiện chủ trương đánh giá chất lượng công tác của cán bộ.
Như Phó chủ tịch QH Uông Chu Lưu nhấn mạnh, việc thực hiện nghị quyết 35 phải đảm bảo thận trọng, công bằng, khách quan, công tâm, dân chủ, chặt chẽ. Nhưng cũng không vì thế mà cơ chế đánh giá chất lượng công tác của cán bộ bị "làm quá lên" khi nó được tiến hành hàng năm như bà Trương Thị Mai - Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội nêu.
Bà Mai cũng khẳng định chủ trương đánh giá chất lượng cán bộ được xây dựng cũng phải nhằm đảm bảo làm sao cho cán bộ "yên tâm bước vào lấy phiếu tín nhiệm".
"Bầu sao lấy phiếu làm vậy"
Đó là nhấn mạnh của Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng về việc thực hiện cơ chế lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm. Theo ông, điều đó nhằm đảm bảo "sự tôn trọng" cán bộ.
Việc lấy phiếu tín nhiệm sẽ được thực hiện ngay tại kỳ họp QH tháng 5 tới. Ảnh minh họa: Minh Thăng
Việc lấy phiếu tín nhiệm được "chốt" thực hiện định kỳ tại kỳ họp thường lệ đầu tiên hằng năm của QH, HĐND các cấp, kể từ năm thứ hai của mỗi nhiệm kỳ. Kết quả lấy phiếu, bỏ phiếu đối với từng người sẽ được công bố công khai tại kỳ họp của QH.
Chủ trương xử lý hậu lấy phiếu tín nhiệm được quy định, trong trường hợp người được lấy phiếu tín nhiệm có trên 2/3 tổng số ĐBQH, đại biểu HĐND đánh giá "tín nhiệm thấp" hoặc 2 năm liên tiếp có quá nửa tổng số đại biểu đánh giá "tín nhiệm thấp" thì sẽ bị đưa ra bỏ phiếu theo quy định.
Nếu người được đưa ra bỏ phiếu nhận được quá nửa số phiếu là "không tín nhiệm" thì sẽ chịu xem xét, quyết định việc miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc phê chuẩn việc miễn nhiệm, cách chức.
Chủ nhiệm UB Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Đào Trọng Thi nêu quan điểm phiếu tín nhiệm sử dụng nên được thực hiện theo quy cách phiếu riêng đối với từng người. "Nguyên tắc phải lấy phiếu tín nhiệm từng người một" - ông nói.
Song theo cơ chế "linh hoạt", nghị quyết quy định hai phương án sử dụng phiếu tín nhiệm, trong đó có phương án ông Đào Trọng Thi nêu và phương án phiếu ghi đầy đủ danh sách tất cả những người được lấy phiếu theo từng nhóm chức vụ quy định.
Trong đó ghi rõ các chức vụ của từng người được lấy phiếu kèm theo các ô tương ứng với các mức độ "tín nhiệm cao", "tín nhiệm", "tín nhiệm thấp".
Từ chức
Nghị quyết của UBTVQH dành một phần quy định cho việc từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, phê chuẩn việc miễn nhiệm, cách chức.
Mặc dù "từ chức" khi bị tín nhiệm thấp là cơ chế "tự thân" của cán bộ, người giữ chức vụ được bầu, song theo Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng, trong mọi tình huống, song song với việc thực hiện cơ chế đánh giá cán bộ, luôn cần phải chuẩn bị sẵn sàng nhân lực thay thế, trong trường hợp không đủ tín nhiệm.
Nghị quyết có hiệu lực từ tháng 2 tới. Như vậy, việc lấy phiếu tín nhiệm sẽ được thực hiện ngay tại kỳ họp QH tháng 5 tới.
Theo 24h
Lãnh đạo sai phạm có thể lấy phiếu tín nhiệm đột xuất Đại biểu Quốc hội cho rằng, nếu lãnh đạo được trên 50% số phiếu không tín nhiệm thì sẽ sắp xếp cho thôi chức, hoặc quá 30% thì có thể gợi ý từ chức. Ngoài ra, có thể bỏ phiếu tín nhiệm đột xuất với những người có sai phạm. Chiều 29/10, thảo luận về dự thảo Nghị quyết lấy phiếu tín nhiệm,...