TP HCM lập trung tâm điều trị dị tật hở môi vòm miệng
Đây là trung tâm điều trị toàn diện dị tật hở môi vòm miệng đầu tiên Việt Nam, đặt tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương TP HCM.
Bác sĩ Lê Trung Chánh, Giám đốc Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương TP HCM cho biết hiện cả nước có nhiều bệnh viện điều trị cho trẻ bị hở môi – vòm miệng. Tuy nhiên, do khó khăn về nhân lực cũng như cơ sở vật chất, hầu hết chỉ tập trung phẫu thuật hơn điều trị toàn diện cho trẻ.
Hai năm qua, Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương TP HCM được các chuyên gia Canada chuyển giao điều trị toàn diện cho trẻ bị khe hở môi vòm miệng, từ lúc chào đời đến khi trưởng thành. Bệnh nhân được các bác sĩ rèn âm ngữ để có thể nói chuyện rõ ràng, tự tin. Ngoài ra còn phẫu thuật sửa sẹo môi, tạo hình mũi sau khi mổ đóng khe hở môi.
Trung tâm điều trị toàn diện khe hở môi – vòm miệng cho trẻ nhỏ. Ảnh: Lê Phương.
Theo bác sĩ Chánh, khe hở môi – vòm miệng là một trong những dị tật bẩm sinh xảy ra với tần suất cao tại Việt Nam cũng như các nước châu Á. Thống kê ở Việt Nam, cứ 500 em bé sinh ra thì có một trường hợp bị dị tật sứt môi hở hàm ếch.
Video đang HOT
Có nhiều yếu tố nguy cơ gây ra dị tật này như di truyền, môi trường, mẹ dùng thuốc không đúng cách, nhiễm hóa chất, nhiễm trùng trong thời gian mang thai. Trẻ dị tật khe hở môi – vòm miệng gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống như suy hô hấp, suy dinh dưỡng, ăn uống, phát âm, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển dinh dưỡng và thể chất, thẩm mỹ và chức năng. Trẻ thường mặc cảm, tự ti, làm tăng gánh nặng cho gia đình. Có những trường hợp mẹ phải phá bỏ thai vì một số quan niệm không đúng đắn trong dân gian.
Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương TP HCM là một trong những nơi đầu tiên thực hiện chương trình phẫu thuật nhân đạo cho trẻ bị dị tật khe hở môi – vòm miệng. Từ năm 1990 cho đến nay, bệnh viện đã phối hợp với nhiều tổ chức phi chính phủ phẫu thuật và điều trị cho hơn 30.000 bệnh nhân.
Lê Phương
Theo vnexpress.net
Thiếu 70.000 nhân sự ngành công nghệ thông tin vào cuối năm 2018
Theo báo cáo của Vietnamworks, sự thiếu hụt nhân sự của ngành CNTT sẽ không dừng lại trong thời đại mọi ngành nghề đều liên quan đến tự động hóa.
Báo cáo của Vietnamworks cho biết, ước tính có khoảng 80.000 nhân lực ngành công nghệ thông tin ra trường trong năm 2017. Ngay cả khi tất cả số đó làm đúng nghề, toàn ngành vẫn thiếu tới 70.000 nhân sự vào cuối năm 2018. Sự thiếu hụt nhân sự được dự báo sẽ không dừng lại, nhất là ở thời điểm công nghệ thông tin, tự động hóa, kết nối vạn vật sẽ liên quan tới mọi ngành nghề trong xã hội.
Thống kê của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông (Bộ TT&TT) chỉ ra, có tới 72% sinh viên ngành công nghệ thông tin ra trường không có kinh nghiệm thực hành, 42% thiếu kỹ năng làm việc nhóm, 80% lập trình viên phải đào tạo lại.
Toàn ngành công nghệ thông tin thiếu tới 70.000 nhân sự vào cuối năm 2018.
"Các bạn trẻ theo học ngành hot đang thiếu những kỹ năng cần thiết để thành công. Các chương trình đạo tạo chuyên ngành công nghệ thông tin tại nhiều trường chưa thực sự phù hợp với thời đại", PGS. TSKH. Nguyễn Văn Tâm, Đại Học Télécom ParisTech, Pháp & Đại học Stanford, Mỹ cho biết.
Mặt khác, rất ít sinh viên tập trung tự học, tự nghiên cứu, hầu hết chỉ tiếp thu kiến thức bị động từ nhà trường. Điều này khiến các em sau khi tốt nghiệp không có đủ kiến thức và kỹ năng về nghề nghiệp để tự tin đi làm. Đây là lý do ngành công nghệ thông tin đầy tiềm năng tại Việt Nam đang có nguy cơ bị tụt hậu so với thế giới, nhưng đồng thời mở ra cơ hội cho các bạn trẻ nỗ lực tự học, và những môi trường đào tạo mới hợp thời hơn, đơn cử Học viện Công nghệ Intek, PGS. TSKH. Nguyễn Văn Tâm cho biết thêm.
Phương pháp đào tạo của Intek xây dựng dựa trên các dự án gắn liền với thực tiễn. Chương trình giảng dạy của học viện thiết kế phù hợp dành cho những ai mới tiếp xúc với CNTT cũng như đối tượng đã có kinh nghiệm lập trình. Software Engineer - kỹ sư phần mềm và DevOps Engineer là hai chuyên ngành chính của học viện.
Ngoài ra, với việc 2/3 chương trình học được đóng góp bởi các chuyên gia của các doanh nghiệp đa quốc gia trong lĩnh vực CNTT, học viên đảm bảo luôn được cập nhật kiến thức, sẵn sàng làm việc ngay khi ra trường.
Chương trình giảng dạy ở Intek được xây dựng bởi 2/3 CTO của các Công ty global về công nghệ thông tin.
Với chương trình và phương pháp đào tạo hiện đại, giảng viên của Học viện Intek có thể trở thành Huấn luyên viên - những người gắn bó, đồng hành, khuyến khích và hướng dẫn sinh viên trong quá trình học tập. Những Huấn luyện này phần lớn đến từ thung lũng Sillicon và châu Âu sẽ giúp đỡ học viên nếu gặp vướng mắc hay cần sự trợ giúp thay vì cầm tay chỉ việc. Ngoài ra, sinh viên sẽ phải tự học tập, tự nghiên cứu để giải quyết các dự án theo phương pháp hiện đại, không theo một khuôn mẫu cố định.
Chương trình giảng dạy ở Intek được đóng góp bởi 2/3 CTO của các Công ty Global về công nghệ thông tin. "Đây là cách để các bạn trẻ tiếp cận với nhu cầu thực sự từ những nhà tuyển dụng, đảm bảo sau khi ra trường có thể làm việc ngay mà không cần phải táiđào tạo", đại diện trường cho biết.
Bên cạnh đó, thời gian học sẽ kéo dài 50 đến 60 giờ mỗi tuần, giúp học viên quen với áp lực ngay từ khi học tập để không bỡ ngỡ trước sức ép của công việc sau khi ra trường. Việc học với cường độ cao và loại bớt các môn học không cần thiết cũng khiến sinh viên tiết kiệm thời gian học chỉ gần 2,5 năm.
Thế Đan
Theo vnexpress.net
4 nghề tiềm năng trong lĩnh vực quản trị công nghệ thông tin Theo đuổi quản trị công nghệ thông tin, bạn có thể làm quản trị mạng, quản trị dữ liệu cơ sở, quản trị web hay kỹ thuật viên công nghệ. Theo ông Quách Ngọc Xuân, Giám đốc học thuật Đại học trực tuyến FUNiX, khi công nghệ thông tin trở thành hạ tầng của hạ tầng, các doanh nghiệp đều có nhu cầu...