TP HCM lập quỹ bảo trì đường bộ
Quỹ bảo trì đường bộ sẽ tham mưu cho UBND TP HCM việc xây dựng, đề xuất phương án và tổ chức thu phi đối với xe máy trên địa bàn thành phố.
UBND TP HCM vừa quyết định thành lập Quỹ bảo trì đường bộ trực thuộc. Quỹ này có nhiệm vụ tham mưu xây dựng, đề xuất UBND TP phương án và tổ chức thu, quản lý, sử dụng phí sử dụng đường bộ đối với môtô áp dụng trên địa bàn; đồng thời thực hiện hướng dẫn mức thu phí, phương thức thu phí, tỷ lệ phần trăm để lại cho đơn vị thu phí, quản lý và sử dụng tiền phí thu được để trình HĐND TP xem xét, quyết định.
Dự kiến hơn 5 triệu xe máy đăng ký tại TP HCM sẽ phải đóng phí sử dụng đường bộ trong năm nay. Ảnh: Hữu Công.
Bên cạnh đó, UBND cũng giao đơn vị này có trách nhiệm nghiên cứu bổ sung nguồn thu cho Quỹ thông qua hình thức khai thác hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật hiện hữu; đề xuất điều chỉnh các quy định liên quan đến nguồn thu của Quỹ và sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến hoạt động của Quỹ, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt… Trụ sở của Quỹ đặt tại số 63 đường Lý Tự Trọng, phường Bến Nghé, quận 1.
Video đang HOT
Liên quan đến việc thu phí sử dụng đường bộ, hồi tháng 2/2013, Sở Giao thông Vận tải TP HCM đã có tờ trình gửi UBND TP về mức phí sử dụng đường bộ đối với xe máy trên địa bàn. Trong đó, mức phí đối với xe máy có dung tích xilanh đến 100 cm3 là 60.000 đồng mỗi năm (5.000 đồng mỗi tháng) và 150.000 đồng mỗi năm (12.500 đồng mỗi tháng) đối với xe có dung tích xilanh trên 100 cm3. Thời gian thu phí được tính từ đầu năm 2013, xe máy điện không phải nộp phí.
Theo tính toán của Sở GTVT, nếu chỉ thu được 60% trong tổng số 5,4 triệu xe máy (đã đăng ký trên địa bàn) thì trung bình mỗi năm TP HCM thu phí bảo trì đường bộ đạt gần 374 tỷ đồng. Tuy nhiên, để công tác chuẩn bị được tốt hơn, UBND TP HCM quyết định chưa trình HĐND TP xem xét việc thu phí sử dụng đường bộ đối với xe máy trong năm 2013 mà dự kiến sẽ trình và thu vào đầu năm nay.
Trong khi đó, thủ đô Hà Nội, nơi có số lượng đăng ký xe máy nhiều thứ hai cả nước với khoảng 4 triệu chiếc (sau TP HCM) đã tiến hành thu phí sử dụng đường bộ đối với xe máy từ tháng 8/2013. Mức phí được HĐND TP Hà Nội thông qua đối với xe máy có dung tích dưới 100 cm3 là 50.000 đồng và xe dung tích trên 100 cm3 là 100.000 đồng, không phân chia theo nội hay ngoại thành. Đây là mức phí thấp nhất trong khung phí bảo trì đường bộ được Bộ Tài chính ban hành.
Hữu Công
Theo VNE
Cần 13.000 tỷ đồng để bảo trì đường bộ trong năm 2014
Tổng cục Đường bộ cho biết, Quỹ Bảo trì đường bộ mới chỉ đáp ứng được 40% nhu cầu để sửa chữa, bảo dưỡng thường xuyên hệ thống hạ tầng giao thông, trong khi sang năm 2014 sẽ cần tới 13.000 tỷ đồng để phục vụ cho việc sửa chữa, bảo trì đường.
Theo thống kê của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, hiện nay Tổng cục đang quản lý, bảo trì 119 tuyến Quốc lộ với xấp xỉ 19.100 km trong đó có gần 10.000 km đã quá thời hạn sửa chữa lớn và hơn 2.500 km đến hạn phải sửa chữa. Cả nước vẫn còn 400 cầu yếu và gần 3.000 km Quốc lộ xấu và rất xấu.
Một tuyến đường bị xuống cấp ở An Giang (ảnh: Huỳnh Hải)
Năm qua, do lưu lượng xe ngày càng tăng cao, thực trạng xe quá tải phá hỏng nhiều tuyến đường, cùng với tình hình bão lũ diễn biễn phức tạp gây mưa lũ, sụt trượt đường ở một số tuyến Quốc lộ, nhiều công trình xây dựng cơ bản phải đình hoãn và chưa được triển khai tiếp cũng là khó khăn và thách thức trong công tác sửa chữa, bảo trì đường bộ.
Ông Nguyễn Đức Thắng cho biết: Năm 2013, quỹ bảo trì đường bộ mới chỉ đáp ứng được 40% (4.100/11.000 tỷ đồng) nhu cầu để sửa chữa, bảo dưỡng thường xuyên hệ thống hạ tầng giao thông.
Theo ông Thắng, Tổng cục đã chỉ đạo các đơn vị liên quan cơ bản hoàn thành phê duyệt các dự án sửa chữa định kỳ xong trước tháng 6 thay vì vào cuối năm như những năm qua đã giúp giảm khối lượng sửa chữa mặt đường từ 20-30% do được gia cố kịp thời.
Cũng trong năm qua, Tổng cục Đường bộ đã áp dụng công nghệ Tyfo (sử dụng các lớp sợi bọc nhựa để phủ gia cường bề mặt kết cấu bê tông cốt thép) kéo dài tuổi thọ cầu đường thay vì phải đập phá cầu yếu đi làm cầu mới, "siết" xe quá tải trên nhiều tuyến đường... Có 80 cầu yếu trên hệ thống Quốc lộ được sửa chữa bằng công nghệ Tyfo tiết kiệm được 1.000 tỷ đồng.
Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải) cho biết, năm 2014, ngành giao thông cần khoảng 13.000 tỷ đồng cho công tác bảo trì đường bộ.
Do nhu cầu sửa chữa mặt đường và công trình trên toàn mạng lưới Quốc lộ là rất lớn, trong khi nguồn vốn quỹ bảo trì đường bộ chưa đáp ứng được nhu cầu nên việc bố trí kế hoạch trung hạn sẽ vừa đảm bảo tính cân đối, vừa đảm bảo tính ưu tiên theo các tiêu chí như: xử lý các vị trí điểm đen có nguy cơ gây mất an toàn, sửa chữa vị trí hư hỏng nền mặt đường, bộ phận kết cấu công trình; sửa chữa các tuyến đường xuống cấp nghiêm trọng, các tuyến đến kỳ sửa chữa...
Riêng công tác bảo dưỡng thường xuyên các tuyến đường, cầu, Tổng cục Đường bộ cũng chỉ đạo các đơn vị cần phải tính đúng, tính đủ chi phí bảo dưỡng thường xuyên cho từng công việc bảo trì (Quốc lộ, cầu, hầm...) và lựa chọn các tuyến Quốc lộ huyết mạch, có lưu lượng vận tải lớn, có ý nghĩa phát triển kinh tế xã hội để triển khai đấu thầu bảo dưỡng thường xuyên.
Theo Dantri
TP HCM xây loạt nhà vệ sinh công cộng 5 sao Dịp Tết, các công viên, bến xe tại TP HCM sẽ có 11 nhà vệ sinh công cộng tiêu chuẩn 4-5 sao kèm máy ATM để phục vụ người dân và du khách. Sở Giao thông Vận tải là cơ quan được UBND TP HCM giao nhiệm vụ chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện lắp đặt thí...