TP HCM lập 400 trạm y tế lưu động
6 trạm y tế lưu động đã được Sở Y tế TP HCM lập tại quận 3 và quận 7, dự kiến đến ngày 24/8 thêm 140 trạm sau đó tăng lên 400 trạm ở tất cả quận huyện, thành phố Thủ Đức.
Thông tin được Phó giám đốc Sở Y tế TP HCM Nguyễn Hoài Nam cho biết tại họp báo về tình hình chống dịch tại thành phố chiều 21/8. Kế hoạch triển khai 400 trạm y tế lưu động nhằm quản lý, chăm sóc bệnh nhân Covid-19 tại nhà cũng như hỗ trợ điều trị các bệnh lý khác, tiêm vaccine…, giúp người dân nhanh chóng tiếp cận y tế.
6 trạm đầu tiên được thành lập, gồm một ở quận 3 và 5 tại quận 7. Mỗi trạm sẽ quản lý và chăm sóc 50-100 F0. Trạm có ít nhất một bác sĩ, 2-3 điều dưỡng huy động từ các trạm y tế, trung tâm y tế, cơ sở y tế tư nhân và nhân lực tăng cường của thành phố, trung ương. Ngoài ra, trạm có 3-4 nhân sự khác từ Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội Chữ thập đỏ, nhà thuốc tư nhân hoặc huy động F0 đã khỏi bệnh có nguyện vọng chăm sóc F0 khác.
Các địa phương tận dụng cơ sở sẵn có trên địa bàn như nhà văn hóa, khu sinh hoạt cộng đồng, các phòng khám tư nhân… để làm trụ sở hoạt động của trạm y tế lưu động. Mỗi trạm y tế lưu động phải bố trí một phòng khám bệnh thông thường, khu vực lấy mẫu xét nghiệm, khu vực hành chánh, khu vực lưu trữ thuốc, khu vực để bình oxy, trang thiết bị… và nơi nghỉ ngơi cho nhân viên.
Theo ông Nam, mỗi trạm y tế lưu động có hai bình oxy, dụng cụ thở oxy, thiết bị đo SpO2, dụng cụ cấp cứu cơ bản, dụng cụ lấy mẫu xét nghiệm, test kit xét nghiệm nhanh và các dụng cụ khám chữa bệnh cơ bản khác. Trạm có túi thuốc cấp cứu lưu động, cơ số túi thuốc chăm sóc tại nhà cho F0, cơ số thuốc để chăm sóc các bệnh lý phổ biến khác.
Phương tiện vận chuyển cho nhân viên của trạm y tế lưu động khi khám bệnh, chữa bệnh tại nhà cho F0 là xe máy, taxi. Điểm đặc biệt của trạm y tế lưu động là cung cấp Túi chăm sóc sức khỏe F0 tại nhà với thuốc hạ sốt, vitamin, thuốc kháng viêm, thuốc kháng đông… Các nhân viên y tế của trạm hướng dẫn và theo dõi sát việc sử dụng thuốc điều trị của F0.
Túi thuốc tới từng gia đình có F0 tại phường 1, quận Tân Bình, ngày 15/8. Ảnh: Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM.
Mô hình trạm y tế lưu động là sáng kiến từ Bộ Y tế , được Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long đề nghị TP HCM thí điểm, hôm 19/8 trước bối cảnh số ca nhiễm tăng nhanh.
Trong Hướng dẫn tạm thời mô hình trạm y tế lưu động trong bối cảnh dịch Covid-19 Bộ Y tế ban hành ngày 21/8, trạm y tế lưu động là tổ chức thuộc Trung tâm y tế tuyến huyện, chịu sự quản lý toàn diện, điều hành trực tiếp của giám đốc Trung tâm Y tế tuyến huyện.
Trạm y tế lưu động có chức năng triển khai các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19 tại cộng đồng, kết nối giữa chăm sóc, quản lý người nhiễm tại nhà với chăm sóc tại bệnh viện, phát hiện các trường hợp diễn biến nặng và chuyển tuyến kịp thời; cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám bệnh, chữa bệnh, sơ cứu, chuyển tuyến kịp thời các bệnh thông thường cho người dân trên địa bàn được giao.
Video đang HOT
Nhiệm vụ của trạm là: Quản lý, theo dõi người nhiễm tại nhà và tại cộng đồng; Xét nghiệm Covid-19, bao gồm test nhanh, tổ chức lấy mẫu và gửi các phòng xét nghiệm khẳng định bằng RT-PCR; Tổ chức cách ly F0 tại nhà hoặc nơi cách ly tập trung, hướng dẫn xét nghiệm bằng test nhanh; Tiêm chủng vaccine Covid-19, bao gồm quản lý danh sách người cần tiêm chủng trên địa bàn, thực hiện công tác tiêm chủng, theo dõi phản ứng sau tiêm, sơ cấp cứu và chuyển tuyến các trường hợp có phản ứng muộn sau tiêm; tư vấn chuyển tuyến các trường hợp cần tiêm tại cơ sở y tế; Truyền thông về Covid-19; Khám, điều trị, cấp thuốc cho người mắc các bệnh khác.
Tùy theo tình hình dịch trên địa bàn, mỗi xã/phường/thị trấn có thể thiết lập một hoặc nhiều trạm y tế lưu động, đảm bảo mỗi cụm dân cư khoảng 50-100 trường hợp nhiễm được cách ly tại nhà thì có một trạm y tế lưu động.
Mỗi trạm y tế lưu động có tối thiểu 5 nhân viên y tế, trong đó ít nhất một bác sĩ phụ trách, còn lại là điều dưỡng và các nhân viên y tế khác. Ngoài nhân viên y tế trong biên chế, có thể huy động đội ngũ y tế tư nhân, nhân viên y tế đã nghỉ hưu, thành viên Hội Chữ thập đỏ, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên phường, Tổ dân phố… để hỗ trợ dẫn đường, trực điện thoại, kết nối với các hộ gia đình và các hoạt động cần thiết khác.
Mô hình này được Bộ Y tế thí điểm tại TP HCM, nhân rộng các tỉnh thành khác nếu cần thiết.
Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM, ngày 21/8 thành phố đang cách ly, theo dõi, điều trị tại nhà 40.588 F0. Trong đó, 19.781 trường hợp cách ly tại nhà ngay từ đầu và 20.807 F0 sau xuất viện.
TPHCM có "cạn" vắc xin ngừa Covid-19?
Theo Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM Nguyễn Hoài Nam, thành phố vừa nhận được 600.000 liều vắc xin từ Viện Pasteur TPHCM (Bộ Y tế), trong kho còn khoảng hơn 200.000 liều.
Tiếp nhận 4,1 triệu liều vắc xin, TPHCM mới tiêm 2,3 triệu liều?
Chiều 9/8, trao đổi với PV Dân trí , ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM cho biết, hôm nay thành phố nhận được 600.000 liều vắc xin AstraZeneca từ Viện Pasteur TPHCM. Lượng vắc xin đã được phân bổ ngay cho các quận, huyện và TP Thủ Đức để tiếp tục mạch tiêm ngừa ở đợt thứ 6.
Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM khẳng định tốc độ tiêm đảm bảo.
Theo ông Nam, trước khi nhận thêm, TPHCM chỉ còn khoảng hơn 200.000 liều vắc xin trong kho. Trong khi đó, tốc độ tiêm cho người dân hiện đạt từ 260.000-300.000 liều/ngày.
"Vấn đề quan trọng hiện nay là có vắc xin hay không? Với tốc độ hiện nay thì chỉ trong tháng 8 là hoàn thành tiêm cho người dân thành phố", ông Nam nói.
Đề cập đến thông tin cho rằng TPHCM đã tiếp nhận được 4,1 triệu liều vắc xin, nhưng mới tiêm được 2,3 triệu liều, thành phố cần rà soát lại, Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM chia sẻ, ở đây có sự nhầm lẫn.
Theo ông Nam, TPHCM tiêm được 2,3 triệu liều là ở đợt tiêm thứ 5, những đợt trước đó đã tiêm được gần 1 triệu liều.
"Như vậy đến nay TPHCM tiêm được gần 3,4 triệu liều. Về vắc xin được nhận, tính cả 600.000 liều hôm nay từ Viện Pasteur, thành phố nhận được khoảng 4,1 triệu liều", ông Nam khẳng định.
Tính đến nay, TPHCM được phân bổ 4,1 triệu liều vắc xin và tiêm cho người dân khoảng hơn 3,3 triệu liều (Ảnh: Phạm Nguyễn).
Quanh thông tin chênh lệch hơn 1,7 triệu liều giữa báo cáo (đã tiêm được hơn 2,3 triệu liều) của TPHCM và thông tin phân bổ (hơn 4 triệu liều), một chuyên gia về tiêm chủng ở TPHCM giải thích thêm, số liệu khác nhau ở đây là do thời điểm báo cáo khác nhau. Việc cập nhật thông tin lên hệ thống tiêm chủng quốc gia cũng chưa nhanh như tiến độ tiêm chủng thực tế.
Tốc độ tiêm vắc xin vẫn đảm bảo
Về tình hình tiêm ngừa vắc xin ngừa Covid-19 tại các địa phương, ông Đỗ Anh Khang, Phó Chủ tịch UBND quận Gò Vấp cho biết, hiện nay quận đang tiêm vắc xin với tốc độ hơn 10.000 liều/ngày.
"Tính đến hết đợt 5 và tràn qua đợt 6, quận đã tiêm được 108.000 liều cho người dân, các đợt tiêm trước đó được 18.000 liều. Quận đã tiêm cho hơn 20% số người cần tiêm", ông Khang nói.
Cũng theo Phó Chủ tịch UBND quận Gò Vấp, tổng nhu cầu tiêm trên địa bàn khoảng 450.000 liều (trừ trường hợp bệnh nền, dị ứng không tiêm được). Hiện nay, khoảng 2 ngày một lần, quận Gò Vấp được nhận vắc xin.
"Hôm nay quận nhận được 20.000 liều để tiêm cho 2 ngày. Tình hình tiêm vắc xin trên địa bàn quận vẫn ổn", ông Khang chia sẻ.
TPHCM đạt tốc độ tiêm ngừa vắc xin Covid-19 từ 260.000-300.000 liều/ngày.
Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Thu Hường, Chủ tịch UBND Quận 10, cho biết, đến nay số lượng vắc xin tiêm cho người dân trên địa bàn là hơn 66.000 liều, riêng trong sáng nay tiêm được 6.471 liều.
"Đến hôm nay, Quận 10 còn khoảng 5.000 liều và hôm nay thành phố sẽ chuyển 20.000 liều. Tốc độ tiêm của quận hiện nay là 8.000-10.000 liều/ngày. Quận phấn đấu đến thứ 6 tiêm được 97.000 liều", bà Hường thông tin.
Chủ tịch UBND quận 10 cho biết, nhu cầu vắc xin mũi 1 trên địa bàn trong thời gian tới khoảng 130.000 liều.
Để hoàn thành mục tiêu tiêm vắc xin cho khoảng 7 triệu người trên 18 tuổi, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Dương Anh Đức đã ký công văn khẩn gửi Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, đề xuất được sớm cấp 5,5 triệu liều vắc xin Covid-19 trong tháng 8.
TPHCM đặt mục tiêu tiêm chủng cho tất cả người từ 18 tuổi trở lên trên địa bàn.
Tiếp tục ưu tiên vắc xin cho các tỉnh có dịch
Theo Bộ Y tế, đến nay TPHCM là địa phương được phân bổ số lượng vắc xin phòng Covid-19 nhiều nhất cả nước, với hơn 4 triệu liều (bao gồm cả số lượng vắc xin phân bổ cho các viện, bệnh viện, đơn vị trung ương trên địa bàn), đạt tỷ lệ phân bổ cao nhất cả nước đến thời điểm này, sau đó là TP Hà Nội đã được phân bổ gần 3 triệu liều (bao gồm cả số lượng vắc xin phân bổ cho các viện, bệnh viện, đơn vị trung ương trên địa bàn).
Ngày 24/7, Bộ Y tế đã có công văn thông báo về việc dự kiến phân bổ vắc xin phòng Covid-19 năm 2021. Theo đó, TPHCM sẽ được phân bổ khoảng 13,8 triệu liều, đảm bảo tỷ lệ đạt khoảng 99% người trên 18 tuổi được tiêm vắc xin. Riêng trong tháng 8, dự kiến TP sẽ nhận được 5 triệu trong số 13,8 triệu liều này.
Mới đây nhất ngày 3/8, Bộ Y tế đã phân bổ hơn một triệu liều vắc xin cho TPHCM và Hà Nội, trong đó riêng TPHCM có hơn 600.000 liều. Như vậy, trong 3 đợt phân bổ vắc xin gần nhất (đợt 16, 17, 18), TPHCM được cấp 1.148.500 liều và Hà Nội được cấp 868.880 liều. Ngoài ra, các viện, bệnh viện, đơn vị trung ương tại TPHCM và TP. Hà Nội được cấp lần lượt 40.000 và 74.500 liều trong các đợt này để tiêm cho người dân trên địa bàn.
Hiện nay, nguồn vắc xin về Việt Nam trong tháng 8-9 hạn chế. Vắc xin về được bao nhiêu Bộ Y tế đều phân bổ hết cho các đơn vị địa phương, trong đó ưu tiên các tỉnh đang có dịch trong đó có TPHCM.
Sở Y tế TPHCM thu hồi công văn chỉ định mua 2 loại thuốc điều trị Covid-19 Sau khi thu hồi và hủy bỏ văn bản chỉ định cụ thể 2 tên thuốc điều trị Covid-19, Sở Y tế TPHCM đã phát đi công văn thay thế làm rõ việc mua thuốc điều trị cho bệnh nhân Covid-19. Sáng 3/8, Phó giám đốc Sở Y tế TPHCM Nguyễn Hoài Nam đã ký công văn số 5216/SYT-NVD, đề nghị các cơ...