TP. HCM lại ngập nặng sau mưa
Liên tiếp trong hai ngày qua, tại TP. HCM xuất hiện nhiều cơn mưa nặng hạt trên diện rộng, làm hàng trăm tuyến đường ngập sâu trong nước.
Vào chiều tối hai ngày 22, 23/10, cơn mưa lớn bất ngờ trút xuống, kéo dài khoảng hơn hai tiếng đồng hồ đã làm nhiều tuyến đường ngập nặng, kéo theo kẹt xe tại một số tuyến đường ra vào trung tâm thành phố.
Theo ghi nhận của PV, tại các con đường khu vực quanh bến xe Miền Đồng (quận Bình Thạnh) như: đường Ung Văn Khiêm, D2, Bạch Đằng, Đinh Bộ Lĩnh, Nguyễn Xí, Nơ Trang Long,… nước ngập mênh mông, khiến nhiều xe máy lưu thông qua đây chết máy, phải dắt bộ.
Tại đường Bùi Hữu Nghĩa, Nguyễn Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh) cũng xảy ra tình trạng ngập tương tự. Mực nước tại đây lên đến 30 – 40cm, khiến người dân gặp nhiều khó khăn khi phải đi qua khu vực này.
Tình trạng ngập nặng sau mưa sẽ còn tiếp diễn nếu không có những giải pháp chống ngập hiệu quả
Mưa lớn cũng gây ngập nặng tại nhiều khu vực khác như: đườngTrường Chinh, Cộng Hòa, Bạch Đằng, đường Hồng Hà (quận Tân Bình). Tại các tuyến đường khác như Ấp Chiến Lược, Tân Hòa Đông… (quận Bình Tân), Hiệp Bình, quốc lộ 13, Kha Vạn Cân, đường 45, đường số 6 (quận Thủ Đức) ngập lênh láng.
Đường Kinh Dương Vương (quận Bình Tân) nước ngập sâu, đoạn sâu nhất lên đến đầu gối. Tại đường An Dương Vương, Tân Hòa Đông (quận 6) nước ngập kéo dài gần như suốt tuyến. Người dân khi di chuyển qua đây rất khổ sở…
Khu vực ngập nặng nhất là quận Tân Phú, các con đường như: đường số 1, số 5, Phan Anh, Tô Hiệu, Nguyễn Văn Yên,…bị ngập cực nặng khiến khu vực này gần như bị cô lập.
Ngoài ra, đường Ấp Chiến Lược (P. Bình Trị Đông A, quận Bình Tân) nhiều hẻm ngập hơn nửa mét, nhà dân hai bên đường chìm trong nước.
Video đang HOT
Mưa lớn kéo theo ngập cũng làm cho tình trạng kẹt xe trở nên trầm trọng, nhiều xe chết máy phải dắt bộ, những xe còn lưu thông được thì bị ùn ứ. Giao thông nhiều khu vực trở nên hỗn loạn.
Theo một chuyên gia về khí tượng thủy văn, mưa lớn kèm theo sấm, sét liên tiếp trong hai ngày qua là do rãnh áp thấp hoạt động trên khu vực Nam Bộ.
Bên cạnh đó, mưa lớn còn do không khí lạnh ở miền Bắc tràn xuống phía Nam. Tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến Nam bộ nhưng do không khí lạnh khuếch tán cũng là yếu tố gây mưa cho Nam bộ.
Nói về tình trạng cứ mưa là ngập này, kiến trúc sư Nguyễn Văn Hải (nguyên lãnh đạo Sở Quy hoạch kiến trúc TP. HCM) cho biết, hệ thống thoát nước tại TP. HCM đã không còn phù hợp với tốc độ phát triển của TP nữa.
Hệ thống cống thoát nước quy hoạch cho một đô thị chỉ có 500 ngàn dân mà Pháp đã xây dựng cách đây hàng trăm năm đã không còn phát huy được tác dụng, bởi hiện tại TP. HCM đã lên tới trên 10 triệu dân thì chuyện ngập như hiện tại là không quá khó hiểu.
Còn ông Hồ Long Phi – Giám đốc Trung tâm Quản lý Nước và Biến đổi khí hậu (BĐKH), Đại học Quốc gia TP. HCM cho hay, BĐKH và mức biển dâng có tính chất, tác động của con người mà dường như khó có thể suy đoán và kiểm soát được. Vì vậy, việc ngập lụt ngày càng càng diễn biến nhiều và phức tạp hơn.
Theo ông Lê Huy Bá, Nguyên Viện trưởng Viện khoa học công nghệ và môi trường cho rằng, việc chống ngập tại TP.HCM là không hề đơn giản vì đây là một đô thị bán ngập triều. Do vậy, TP cần phải có những hồ điều tiết nước mỗi khi có trời mưa, triều dâng. Đồng thời phải nghiên cứu, lập quy hoạch các hồ điều tiết phân tán để hạn chế ngập.
Mặc dù TP. HCM đã có nhiều giải pháp nhằm giúp TP giảm ngập lụt như: xây dựng các cống ngăn triều, kế hoạch chống ngập trên khu vực rộng, Quy hoạch 752 và 1547 Thủ tướng đã phê duyệt với tổng kinh phí 100.000 tỷ đồng, đề án xây dựng 103 hồ điều tiết…
Nhưng theo nhiều chuyên gia, đó chỉ là giải pháp tình thế, bởi hệ thống thoát nước đã cũ, nhiều kênh rạch bị san lấp, kế hoạch chống ngập chưa có tầm nhìn xa và triển khai quyết liệt… thì TP. HCM sẽ vẫn còn ngập.
Thép Mới
Theo_Người Đưa Tin
Cần Thơ cũng ngập mênh mông sau mưa lớn
Chiều 8/9, trên địa bàn TP.Cần Thơ có mưa lớn, gây ngập úng ở nhiều tuyến đường ở trung tâm Q.Ninh Kiều và Q.Cái Răng, khiến nhiều xe bị chết máy phải dắt bộ.
Sau cơn mưa, đường Nguyễn Văn Linh, đoạn Bến xe TP.Cần Thơ nước ngập khiến nhiều phương tiện đi qua khu vực này bị ách tắc, chết máy. Mực nước ngập khoảng 20-40cm ở các tuyến đường Trần Văn Hoài, 30/4, Nguyễn Văn Linh... khiến một số nhà dân bị nước tràn vào nhà, các con hẻm ở khu vực này cũng bị ngập sâu trong nước.
Đã có nhiều giải pháp để hạn chế chống ngập ở TP.Cần Thơ, tuy nhiên, việc khắc phục không đồng bộ khiến cho thành phố này cứ mưa là ngập đường.
Một số hình ảnh VietNamNet ghi lại:
Các loại phương tiện đi chậm qua đoạn bị ngập úng đường Nguyễn Văn Linh
Lưu thông ngược chiều giữa biển nước mênh mông
Nhiều nhà dân ở đường 30/4 bị nước tràn vào nhà
Một chiếc xe ô tô nằm chịu trận chờ nước rút
Giao thông ì ạch đường đi vào Bến xe Cần Thơ
Nhiều xe bị chết máy ở dọc đường lội nước
Ách tắc giao thông ở khu vực bến xe kéo dài.
Q.Huy
Theo_VietNamNet
Dịch tai xanh bùng phát, người dân khốn khó Dịch tai xanh bùng phát, hàng trăm con lợn bị tiêu hủy, người dân điêu đứng thiệt hại hàng trăm triệu đồng. Sự việc xuất hiện ở xã Hưng Mỹ, huyện Hưng Nguyên (Nghệ An). Chúng tôi tìm đến xã Hưng Mỹ, ngay từ đầu đường vào xã và một số thôn xóm, khẩu hiệu thông báo "Vùng có dịch nghiêm cấm lợn...