TP HCM kiến nghị chỉ định đầu tư đường nối cao tốc Trung Lương
Thành phố đề xuất Chính phủ cho phép chỉ định nhà đầu tư dự án đường nối đại lộ Đông Tây với cao tốc TP HCM – Trung Lương, vốn hơn 2.300 tỷ đồng, theo hình thức BOT.
Trong văn bản gửi Thủ tướng, UBND TP HCM cho biết, dự án đường nối Đại lộ Đông Tây với cao tốc TP HCM – Trung Lương đã được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt dài 2,7 km, rộng 60 m gồm 10 làn xe. Với tổng mức đầu tư 2.371 tỷ đồng, dự án có chi phí xây dựng 1.346 tỷ đồng; quản lý dự án, tư vấn và chi phí khác gần 135 tỷ đồng; chi phí dự phòng hơn 407 tỷ đồng; đền bù giải tỏa hơn 482 tỷ đồng.
Đại lộ Võ Văn Kiệt dài 13,4 km từ giao lộ Hàm Nghi – Tôn Đức Thắng (quận 1) đến ranh giới cầu vượt quốc lộ 1 (huyện Bình Chánh) được xem là đại lộ hiện đại nhất TP HCM. Ảnh: H.C.
Hiện, dự án đường nối từ đại lộ Võ Văn Kiệt đến đường cao tốc TP HCM – Trung Lương chưa được phê duyệt trong danh mục dự án đầu tư theo hình thức BOT, BTO và BT. Tại buổi làm việc với UBND TP HCM mới đây, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng đã thống nhất triển khai dự án theo hướng phân kỳ đầu tư trước 4-6 làn xe theo hình thức BOT.
Video đang HOT
Theo UBND thành phố, trong bối cảnh ngân sách Trung ương và TP HCM nói chung còn hạn chế, việc thu xếp nguồn vốn ODA đến nay vẫn chưa được chấp thuận. Hiện, duy nhất Công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ Yên Khánh (đơn vị đang thu phí cao tốc TP HCM – Trung Lương) quan tâm và đã trình đề xuất dự án. Công ty này đã có văn bản cam kết đảm bảo năng lực tài chính để thực hiện dự án theo đúng tiến độ, đạt chất lượng và chứng minh tính khả thi trong việc hoàn vốn đầu tư trong khoảng thời gian là 20 năm 2 tháng.
Vì vậy, để nhanh chóng triển khai dự án, kịp khởi công vào ngày 2/9 nhằm phát huy hiệu quả đại lộ Võ Văn Kiệt, giảm ùn tắc giao thông trên tuyến quốc lộ 1, UBND thành phố kiến nghị Chính phủ cho áp dụng hình thức chỉ định nhà đầu tư theo hợp đồng BOT. Nếu đàm phán không thành công thì các khoản chi phí đã bỏ ra để chuẩn bị đầu tư, nhà đầu tư phải chịu.
UBND TP HCM cho biết, việc đầu tư xây dựng đường nối từ đại lộ Võ Văn Kiệt đến đường cao tốc TP HCM – Trung Lương nhằm góp phần hoàn chỉnh mạng lưới giao thông phía tây nam thành phố và kết nối giao thông giữa thành phố với vùng đồng bằng sông Cửu Long. Việc xây dựng và sớm đưa tuyến đường này vào khai thác có ý nghĩa quan trọng trong việc phát huy hiệu quả đầu tư, đáp ứng được nhu cầu giao thông ngày càng gia tăng.
Hữu Công
Theo VNE
Bộ Xây dựng chỉ định đơn vị tìm nguyên nhân sập giàn giáo ở Formosa
Hôm nay 4.4, Bộ Xây dựng cho biết đã giao cho Viện Khoa học công nghệ xây dựng (IBST) chủ trì, phối hợp với Công ty TNHH MTV Kiểm định kỹ thuật, an toàn và tư vấn xây dựng (INCOSAF) giám định sự cố, xác định nguyên nhân sập giàn giáo tại công trường Formosa Hà Tĩnh tối 25.3 vừa qua.
Hiện trường vụ sập giàn giáo tại công trường Formosa Hà Tĩnh - Ảnh: Lê Quân
Trước đó, Bộ Xây dựng cho hay vì tỉnh Hà Tĩnh không đủ điều kiện năng lực, chuyên môn, thiết bị và kinh nghiệm để giám định xác định nguyên nhân sự cố sập giàn giáo tại cảng Sơn Dương, khu kinh tế Vũng Áng, nên đã đề nghị giới thiệu tổ chức có đủ điều kiện năng lực và kinh nghiệm thực hiện việc trưng cầu giám định sự cố, xác định nguyên nhân.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng cho biết, Bộ Xây dựng đã giao cho Viện Khoa học công nghệ xây dựng (IBST) chủ trì, phối hợp với Công ty TNHH MTV Kiểm định kỹ thuật, an toàn và tư vấn xây dựng (INCOSAF) thực hiện việc giám định sự cố, xác định nguyên nhân sập giàn giáo tại công trình đúc thùng chìm cho cảng Sơn Dương, khu kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh.
"Các đơn vị tổ chức giám định có trách nhiệm lập đề cương, lên phương án và kinh phí thực hiện gửi UBND tỉnh Hà Tĩnh và các chủ thể có liên quan xem xét, phê duyệt", ông Hùng cho hay.
Theo Thứ trưởng Hùng, Cục Quản lý hoạt động xây dựng và Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng vẫn tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện việc kiểm tra về sự cố sập giàn giáo này.
Qua kiểm tra hiện trường cho thấy, đây là hệ dàn thép ván khuôn trượt (Gantry slipform) dùng để đúc giếng chìm trọng lực đê chắn sóng cho cảng Sơn Dương. Hệ thống thiết bị được thiết kế phức tạp, công nghệ mới, lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam, do Công ty Samsung C&T thuê của Công ty Bygging-Uddemann (Thụy Điển) sau đó hướng dẫn công nhân Việt Nam điều khiển.
Lê Quân
Theo Thanhnien
Sẽ xem xét kiến nghị của người lao động Liên quan đến sự việc hàng ngàn công nhân của Công ty Pou Yuen VN (TP.HCM) đình công phản đối điều 60 luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) 2014 hạn chế đối tượng được hưởng BHXH một lần, sáng 29.3, Bộ LĐ-TB-XH đã có cuộc gặp gỡ, trao đổi với báo chí. Chi trả tiền bảo hiểm xã hội - Ảnh: Diệp Đức...