TP HCM khuyến khích doanh nghiệp test nhanh người lao động hàng tuần
UBND TP HCM khuyến khích các doanh nghiệp tự chi trả chi phí mua test nhanh và xét nghiệm cho người lao động một lần mỗi tuần.
Ban quản lý khu công nghệ cao chọn và vận động doanh nghiệp thực hiện, dưới sự hướng dẫn kỹ thuật của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM (HCDC), hoàn thành trước ngày 4/7.
Nội dung này nằm trong kế hoạch tổ chức đợt cao điểm kiểm soát Covid-19 trên địa bàn thành phố từ ngày 29/6 đến 10/7, với 9 nội dung cần triển khai trên tinh thần “chống dịch như chống giặc”, của UBND TP HCM.
Thành phố cũng lên kế hoạch tăng cường lấy mẫu và xét nghiệm sàng lọc ở các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, đảm bảo trả kết quả nhanh, dưới 12 giờ. Đồng thời, đẩy nhanh lấy mẫu sàng lọc người dân, người lao động tại các quận, huyện, thành.
Ngành y tế chủ động tấn công bằng cách nâng cao năng lực xét nghiệm, tại các khu cách ly, khu phong tỏa, tố chức lấy mẫu xét nghiệm hàng ngày, phân tích tình hình các ca F0 và các F1 để xác định nguyên nhân do ủ bệnh hay do lây nhiễm chéo, từ đó có giải pháp phòng chống dịch phù hợp.
Trường hợp test nhanh âm tính thì tiến hành xét nghiệm mẫu gộp 5, 10 bằng Realtime-PCR, phấn đấu thực hiện một triệu mẫu gộp mỗi ngày.
Việc thí điểm test nhanh kháng nguyên tại các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, các ổ dịch, chuỗi lây nhiễm phức tạp, tầm soát diện rộng quanh các khu cách ly, phong tỏa, các điểm có nguy cơ cao, được TP HCM đặt ra từ ngày 28/6, nhằm tăng tốc độ xét nghiệm.
Test nhanh kháng nguyên ưu điểm là thuận tiện khi sử dụng, cho kết quả nhanh trong vòng 30 phút và có thể sử dụng ở ngoài phòng xét nghiệm, nhưng khả năng chính xác thì không bằng phương pháp RT-PCR.
Video đang HOT
Ngược lại, RT-PCR độ chính xác rất cao, là kết quả khẳng định, nhưng cần 4 đến 6 giờ mới có kết quả. Phương pháp test nhanh không phải là xét nghiệm khẳng định nhưng nó góp phần hỗ trợ nhanh trong việc giám sát, phát hiện trường hợp nghi ngờ.
Trong kế hoạch vừa ban hành, UBND TP HCM cũng yêu cầu ngành y tế xác định khu vực khoanh vùng trong vòng một giờ hoặc sớm hơn, sau khi có xét nghiệm khẳng định nhiễm Covid-19. Nguyên tắc khoanh vùng nhanh để lấy mẫu xét nghiệm diện rộng và phong tỏa hẹp, có kết quả xét nghiệm trong vòng 12 giờ để nhanh chóng tầm soát các ca nhiễm.
Trước tình hình xuất hiện các ca phơi nhiễm gần đây, cán bộ y tế được yêu cầu thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng hộ cho các cán bộ y tế trực tiếp tham gia khám, điều trị, chăm sóc người bệnh. Thực hiện nghiêm kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiêm chéo tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Thành phố tiếp tục rà soát năng lực các khu cách ly tập trung hiện tại để xây dựng kế hoạch khảo sát, mở rộng các khu cách ly tập trung, đáp ứng nhu cầu khi có số lượng các ca F1 tăng nhanh. Vận động các khách sạn đủ điều kiện trên địa bàn tô chức cách ly cho các trường họp F1 có nhu cầu trả phí. Tổ chức thí điểm cách ly y tế tại nhà cho các trường họp F1 theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Chủ động sẵn sàng các phương án, nguồn lực để mở rộng khả năng thu dung người bệnh, sẵn sàng kịch bản ứng phó của khối điều trị trong tình huống TP HCM có 10.000 ca nhiễm. Rà soát, thống kê lượng oxy dự trữ, trang thiết bị y tế và mua sắm bổ sung một số trang thiết bị phục vụ cho việc điều trị Covid-19.
Tổ công tác đàm phán và mua vaccine thành phố khẩn trương làm việc với các đối tác, đàm phán với nhà sản xuất để đẩy nhanh tiến độ mua và nhập khẩu vaccine. Dự kiến, chậm nhất trong cuối quý ba năm nay phải tiếp nhận lô vaccine đầu tiên, để khoảng 2/3 người dân thành phố được tiêm vaccine trong năm nay.
Ngoài việc giám sát phòng chống dịch tại các siêu thị, chợ đầu mối, chợ truyền thống, thành phố sẽ cương quyết đóng cửa tạm thời đối với các chợ đầu mối và chợ truyền thống không đảm bảo an toàn.
TP HCM đang trong đợt bùng phát Covid-19 cộng đồng lớn nhất từ trước đến nay, số ca nhiễm vẫn tăng nhanh dù thành phố giãn cách xã hội nhiều tuần qua, trong đó nhiều ca phát hiện qua sàng lọc, chưa rõ nguồn lây. Khoảng hai tuần nay, số ca nhiễm ở TP HCM chiếm phần lớn số ca cộng đồng công bố trong ngày của cả nước.
Nhân viên y tế kiểm tra thông tin công nhân lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 tại công ty thuộc Khu công nghệ cao TP HCM, đầu tháng 6. Ảnh: Hữu Khoa.
61% khách chưa sẵn sàng du lịch đến khi có vaccine
Sức ảnh hưởng chưa từng có của đại dịch thay đổi ngành du lịch mãi mãi, từ tâm lý, hành vi đến thói quen của du khách toàn cầu.
Báo cáo mới công bố dữ liệu và nghiên cứu từ một khảo sát toàn cầu về Tương lai của Ngành du lịch do Booking.com thực hiện. Nghiên cứu này được thực hiện với 20.000 du khách từ 28 quốc gia, bao gồm 500 du khách từ Việt Nam, cùng với dữ liệu tìm kiếm chỗ nghỉ và đánh giá của du khách, tiết lộ những xu hướng định thói quen du lịch trong năm tới, và dự đoán tương lại ngành du lịch.
Theo đó, trên một nửa du khách (61%) cho biết sẽ cảm thấy không thoải mái khi đi du lịch cho đến khi có vaccine hoặc phương pháp điều trị Covid-19. Trong khi 65% hào hứng khi được đi du lịch lại sau khi kết thúc giãn cách, 53% sẽ lên kế hoạch chuyến đi để bù cho một dịp kỷ niệm đã phải bỏ lỡ do đại dịch.
Du khách cũng cho biết có kế hoạch thực hiện một số chuyến đi trong nước và nước ngoài như trước khi có đại dịch (3/2019 - 3/2020) trong 12 tháng, sau khi các lệnh hạn chế đi lại được gỡ bỏ ở quốc gia sở tại.
76% du khách quan tâm đến giá cả hơn khi tìm kiếm và lên kế hoạch cho chuyến đi trong tương lai, trong khi 67% có xu hướng săn lùng các chương trình khuyến mại và cơ hội tiết kiệm - những hành vi được dự đoán kéo dài nhiều năm tới.
Dù 74% du khách muốn hỗ trợ ngành du lịch phục hồi, khách du lịch cũng mong đợi nhiều hơn từ ngành du lịch về mặt chi phí, ví dụ như: các nền tảng đặt phòng tăng cường tính minh bạch về chính sách hủy, quy trình hoàn tiền và các lựa chọn bảo hiểm cho chuyến đi; các hãng hàng không cần phải cung cấp vé linh hoạt hơn; ưu tiên chỗ nghỉ có chính sách hoàn tiền hơn; linh hoạt đổi ngày mà không phải trả phụ phí...
Khi du khách đang tìm cách thích nghi với bối cảnh dịch bệnh, những chuyến đi gần được ưa chuộng hơn vì dễ thực hiện, an toàn và thường bền vững hơn. Trong tương lai, du lịch gần nhà và các trải nghiệm quen thuộc sẽ được ưu tiên hơn so với khám phá những điểm đến mới lạ. 57% du khách vẫn có kế hoạch du lịch trong nước trong trung hạn (7-12 tháng tới), trong khi 48% du khách cũng có dự định tương tự trong dài hạn (trên một năm).
Khi nhắc đến du lịch tại địa phương, 46% du khách dự định khám phá một điểm đến mới ngay tại khu vực hoặc quốc gia nơi họ sinh sống; 44% du khách sẽ dành thời gian để tận hưởng vẻ đẹp tự nhiên của quê hương, trong khi đó có 54% du khách dự định ghé lại nơi mà họ đã từng đến, bất kể là trong nước hay nước ngoài vì trải nghiệm thân quen ở nơi đó.
Trong bối cảnh "bình thường mới", du khách cũng sẽ ưu tiên và tuân thủ các biện pháp tăng cường về an toàn và sức khỏe. Tại Việt Nam, 77% khách du lịch sẽ chấp nhận đi du lịch tới các điểm đến có các chốt kiểm tra sức khỏe nhanh khi đến; 75% sẽ đặt một chỗ nghỉ cụ thể nếu ở đó có các chính sách đảm bảo vệ sinh và sức khỏe rõ ràng. Trong khi đó 80% khách du lịch toàn cầu thích các chỗ nghỉ có cung cấp sản phẩm kháng khuẩn và khử trùng; 72% mong đợi điểm du lịch có các điều chỉnh để thích ứng với việc giãn cách xã hội; 76% sẽ chấp nhận đeo khẩu trang ở nơi công cộng.
Đeo khẩu trang nơi công cộng đã trở thành quy định tại nhiều nơi trên thế giới trong Covid-19. Ảnh: Kimimasa Mayama/EPA
Chính phủ các nước, các hiệp hội du lịch và các nhà cung cấp dịch vụ sẽ phải làm việc chặt chẽ để thiết lập các tiêu chuẩn nhất quán, nhằm đảm bảo an toàn cho du khách. Trước những kỳ vọng đang ngày càng tăng cao của du khách, một số điểm đến và doanh nghiệp sẽ phải cố gắng nhiều hơn để lấy lại niềm tin từ họ.
Trong ngắn hạn, chúng ta cũng sẽ thấy có sự thay đổi liên quan đến lựa chọn phương tiện đi lại, với một nửa du khách (50%) không chọn phương tiện công cộng vì sợ bị nhiễm Covid-19. Về lâu dài, điều này sẽ dẫn đến thay đổi trong phương tiện hành khách lựa chọn để đi tới điểm đến cũng như đi lại trong kỳ nghỉ, khi nhiều người lựa chọn thuê xe hoặc tự lái xe riêng.
Với hơn một nửa du khách (59%) muốn du lịch bền vững hơn trong tương lai, chúng ta sẽ thấy mọi người có ý thức cao hơn về môi trường trong năm 2021 và những năm sau đó, như cách mà đại dịch đã và đang nâng cao nhận thức về tác động của con người lên môi trường.
81% du khách hy vọng rằng ngành du lịch có thể đưa ra thêm nhiều lựa chọn du lịch bền vững, từ đó du khách sẽ chọn các điểm đến thay thế để tránh đi du lịch vào mùa cao điểm (54%) và các khu vực quá đông khách (42%). Mong muốn này cho thấy các điểm đến sẽ cần phải điều chỉnh biện pháp quản lý đám đông mới, thông minh hơn để giúp du khách an tâm. Bên cạnh đó, tác động của virus còn truyền cảm hứng khiến mọi người không chỉ chú trọng bảo vệ bản thân mà còn biết quan tâm tới nơi mà họ đến.
Khoảng thời gian ở nhà cùng người thân trong Covid-19 dần thay đổi các ưu tiên khi đi du lịch của du khách và khơi gợi mong muốn tận hưởng thiên nhiên nhiều hơn. Ảnh: Chày Lập Farmstay
Trong năm 2021 và cả những năm sau, con người sẽ dần học cách chấp nhận những hậu quả do đại dịch gây ra, du khách cũng sẽ cởi mở đón nhận những cách trải nghiệm thế giới mới và dễ dàng hơn. Trên hai phần ba (73%) khách du lịch thích các trải nghiệm đơn giản hơn như dành thời gian ở ngoài trời hoặc đi nghỉ cùng gia đình và 63% tìm kiếm những trải nghiệm nơi vùng quê, ít được biết tới hơn để hòa mình với khí trời. Trước đòi hỏi cao hơn về sự riêng tư, không gian và khả năng kiểm soát đối với việc vệ sinh và dọn dẹp, không ngạc nhiên khi du khách muốn đặt chỗ nghỉ thoải mái như ở nhà.
Doanh nghiệp bất động sản và con dao 2 lưỡi đòn bẩy tài chính Trong lúc dịch bệnh COVID-19 làm thị trường bất động sản "đóng băng", nhiều doanh nghiệp chưa thu hồi được vốn để đầu tư, theo đó vay nợ tài chính là một hình thức được ưu tiên hơn cả. Báo cáo triển vọng ngành bất động sản của Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC), cấu trúc huy...