“TP HCM không có xe công sang như các địa phương khác”
Chánh Văn phòng UBND TP HCM Võ Văn Hoan cho biết như trên tại cuộc họp báo về tình hình kinh tế – xã hội thành phố 6 tháng đầu năm 2016, diễn ra chiều nay (20/6). Ông Hoan nói: “Hiện nay thành phố có 693 xe công nhưng phần nhiều là xe cũ. So với quyết định 32 của Thủ tưởng Chính phủ, thành phố dư 353 xe công”.
Tại buổi họp báo, ông Võ Văn Hoan cho biết, theo quyết định 32 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ, cơ quan hành chính cấp thành phố được có tối đa 2 xe/đơn vị, đối với các đơn vị sở, ngành thì tối đa 1 xe… “Nếu chiếu với quyết định 32 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ, thành phố hiện nay dư 353 xe”, ông Hoan nói.
Ông Hoan cho biết số lượng xe công của thành phố vượt quá 50% và phân trần rằng hầu hết xe công ở thành phố đều là xe cũ. “Trước thành phố có nhiều xe nhưng từ năm 2007 đến nay thành phố mua sắm không nhiều. Trong năm 2015, thành phố chỉ mua mới 1 xe”, ông Hoan nói.
TPHCM hiện nay dư 353 xe công
Theo ông Hoan, trong một số trường hợp có lãnh đạo mới về, thành phố thực hiện việc hoán đổi xe để chọn xe cũ tốt hơn mua lại và sử dụng.
Video đang HOT
“Hiện nay rất nhiều đơn vị phải sử dụng xe cũ. Đây cũng là vấn đề bức xúc vì chi phí bảo dưỡng rất cao. Có xe không còn sử dụng được nữa buộc phải chuyển giao cho Sở Tài chính để thanh lý”, người phát ngôn của chính quyền thành phố nói.
Ông Hoan cũng cho biết thêm, dự kiến năm 2016, thành phố đề xuất trung ương mua 43 xe ô tô, với giá khoảng 34 tỷ đồng. “Mọi mua sắm đều tuân thủ quy định… Chúng ta phải báo cáo đầy đủ số lượng xe, thời hạn xe, giá trị sử dụng, số xe hư, xe hỏng để xử lý, hóa giá bán ra ngoài và nhu cầu cần thiết phải mua xe mới. TP sẽ đề xuất và nếu Trung ương đồng ý sẽ thực hiện các thủ tục theo quy định. Hiện nay tình hình xe là như thế. Thành phố không có xe sang như các địa phương khác”, ông Hoan nói.
Quốc Anh
Theo Dantri
'Công phá' điểm nghẽn đạo đức công vụ
Đã từ nhiều năm nay để tháo gỡ điểm nghẽn "thủ tục hành dân là chính" mà tác nhân chính là do đạo đức công vụ của đội ngũ công bộc chưa cao, Hà Nội đã mở những cuộc điều tra các sở ngành nhạy cảm, kiểm tra đột xuất các cơ quan hành chính... Đặc biệt ngay từ những ngày đầu sau kì nghỉ Tết dài, việc chấn chỉnh ngay lập tức tác phong của các công bộc của Thủ đô đã đặt ra nhiều kỳ vọng về nền hành chính vì dân phục vụ trong tương lai gần.
Nâng cao đạo đức công vụ, người dân và doanh nghiệp sẽ không phải phàn nàn.
Khẩn trương thanh tra công vụ
Liên tiếp 3 công văn của Hà Nội được ban hành trong 3 ngày đầu năm đều có điểm chung: Tăng cường thanh tra công vụ, nâng cao chất lượng phục vụ tại các cơ quan hành chính công trên địa bàn đồng thời xử lý nghiêm đơn vị để xảy ra tình trạng người dân dài cổ chờ cán bộ... Văn bản nêu rõ, "nghiêm cấm và xử lý nghiêm các trường hợp cán bộ công chức, tập thể cơ quan đơn vị sử dụng xe công, sử dụng giờ làm việc để đi lễ hội". Hà Nội sẽ thành lập các đoàn kiểm tra công vụ để kiểm tra vấn đề này, đặc biệt, đối với bộ phận giải quyết những công việc có liên quan trực tiếp đến người dân và doanh nghiệp sẽ không để ra tình trạng dân dài cổ chờ cán bộ.
Tại cuộc họp với các sở ban ngành trên địa bàn, những người đứng đầu TP Hà Nội - Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải và Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cũng nhấn mạnh "công việc bộn bề nhiều như nước sông Hồng" và yêu cầu đội ngũ công chức Thủ đô chấm dứt lễ hội bắt tay ngay vào việc, TP sẽ có biện pháp kiểm tra, giám sát vấn đề này.
Ngày 17/2 ngay sau khi nắm bắt được thông tin trên một số báo ra ngày 16/2 về tình trạng dân vẫn dài cổ chờ cán bộ, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã ban hành công văn số 834/UBND-NC yêu cầu Giám đốc Sở Nội vụ khẩn trương triển khai việc kiểm tra công vụ đột xuất các cơ quan, đơn vị mà báo chí nêu đích danh xem tình trạng cán bộ bỏ trống "trận địa" không phục vụ dân đến đâu.
Không để người dân và doanh nghiệp phàn nàn
Nâng cao kỷ luật, kỷ cương hành chính, văn hóa công vụ, quy tắc ứng xử của công chức, viên chức; thực hiện có hiệu quả cơ chế một cửa, một cửa liên thông theo hướng văn minh, hiện đại...Đó là những nội dung đặt ra trong Kế hoạch số 39/KH-UBND của UBND TP Hà Nội về triển khai tuyên truyền cải cách hành chính năm 2016 vừa mới được ban hành.
Theo đó, trọng tâm của cải cách TTHC (TTHC) gồm tuyên truyền đầy đủ, kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật đã được rà soát, sửa đổi, bổ sung, các TTHC đã được đơn giản hóa hoặc mới ban hành. Thông tin kịp thời các phản ánh kiến nghị của người dân, tổ chức về các quy định hành chính, TTHC. Đặc biệt cần nhanh chóng tuyên truyền việc ứng dụng công nghệ thông tin trong tiếp nhận và giải quyết hồ sơ TTHC tại bộ phận một cửa, một cửa liên thông tại các sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn để khuyến khích người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến, tiết kiệm chi phí...
Giải pháp quan trọng nhất được Hà Nội nhấn mạnh trong các văn bản chính là nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn thông qua việc kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan chuyên môn thuộc UBND TP và UBND cấp huyện theo quy định, xiết công tác tuyển dụng để có đội ngũ cán bộ vừa hồng vừa chuyên. Đồng thời sắp xếp, giải thể đối với đơn vị hoạt động kém hiệu quả.
Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc từng lưu ý rằng, TTHC của chúng ta vẫn còn rườm rà, phức tạp tạo kẽ hở để cán bộ nhũng nhiễu, gây phiền hà người dân và cho rằng, "cán bộ công chức phải là công bộc, phục vụ tốt hơn, thái độ phải tốt hơn" nên phải xây dựng chỉ số đánh giá sự hài lòng của người dân với các dịch vụ công. Để dân đánh giá "cho điểm" cán bộ thì nền hành chính mới chuyển động nhanh được.
Theo Nguyên Khánh
Đại Đoàn kết
Nhiều "sếp" sẽ buộc phải nhận khoán xe công! Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên cho biết, theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016, Chính phủ sẽ trình Quốc hội xem xét, thông qua Luật Quản lý sử dụng tài sản nhà nước (sửa đổi) hướng tới quy định việc khoán kinh phí sử dụng xe ô tô công bắt buộc đối với một số địa bàn, đối tượng. Như...