TP. HCM: Không báo cáo giao dịch, Công đoàn Petrosetco bị xử phạt
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) mới đây đã ban hành Quyết định số 166/QĐ-XPVPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công đoàn Tổng công ty Cổ phần dịch vụ tổng hợp dầu khí ( Petrosetco).
Không báo cáo giao dịch, Công đoàn Petrosetco bị xử phạt.
Theo đó, Công đoàn Petrosetco bị phạt tiền 110 triệu đồng theo quy định tại Điểm g Khoản 4 và Khoản 6 Điều 27 Nghị định số 108/2013/NĐ-CP ngày 23/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán (Nghị định số 108/2013/NĐ-CP) được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 35 Điều 1 Nghị định số 145/2016/NĐ-CP ngày 01/11/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2013/NĐ-CP.
Theo UBCKNN, Công đoàn Petrosetco đã có hành vi vi phạm hành chính khi không báo cáo về việc dự kiến giao dịch. Cụ thể, Công đoàn Petrosetco đã thực hiện mua 266.030 cổ phiếu của Petrosetco (HoSE: PET) và bán 490.000 cổ phiếu PET trong thời gian từ ngày 05/4/2019 đến ngày 15/12/2020 nhưng không báo cáo về việc dự kiến giao dịch cổ phiếu.
Được biết Petrosetco là đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam hoạt động trong các lĩnh vực: dịch vụ phân phối, dịch vụ cung ứng và hậu cần, dịch vụ đời sống và dịch vụ bất động sản.
Video đang HOT
Kết thúc năm 2020 doanh thu hợp nhất Petrosetco đạt 12.400 tỷ đồng, vượt 36,2% so với kế hoạch Đại hội cổ đông giao, lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 206 tỷ đồng, vượt 14,5% kế hoạch.
Theo Petrosetco, đóng góp lớn nhất vào sự tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận năm 2020 là mảng kinh doanh phân phối điện thoại và các sản phẩm IT.
Năm 2021 Petrosetco đặt ra mục tiêu doanh thu hợp nhất đạt trên 14.000 tỷ đồng, tăng trưởng 12,9% so với cùng kỳ, lợi nhuận trước thuế hợp nhất 280 tỷ đồng, tăng trưởng 36% so với năm 2020.
Để đạt mục tiêu này Petrosetco cho hay sẽ tiếp tục phát huy những thế mạnh của mình trong mảng phân phối điện thoại, IT, thiết bị y tế,… để mở rộng thị trường, tìm kiếm thêm sản phẩm mới đồng thời tiếp tục thực hiện tái cơ cấu bộ máy, ngành hàng và không ngừng rà soát các khoản chi phí, sử dụng một cách hợp lý nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh một cách cao nhất.
Quy định đầu tư vốn ra ngoài Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
Nghị định vừa được Chính phủ ban hành nêu rõ việc đầu tư ra ngoài của Công ty mẹ phải tuân theo quy định của pháp luật, Điều lệ của Công ty mẹ được Chính phủ phê duyệt.
Giàn công nghệ Trung tâm số 2 mỏ Bạch Hổ. (Nguồn: Vietnam )
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 36/2021/NĐ-CP Quy chế quản lý tài chính của Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam , trong đó quy định cụ thể việc đầu tư, chuyển nhượng vốn ra ngoài Công ty mẹ.
Cụ thể, về nguyên tắc đầu tư vốn ra ngoài Công ty mẹ, Nghị định nêu rõ Công ty mẹ được phép sử dụng vốn, tài sản, quyền sử dụng đất của Công ty mẹ để đầu tư ra ngoài theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Việc đầu tư ra ngoài của Công ty mẹ phải tuân theo quy định của pháp luật, Điều lệ của Công ty mẹ được Chính phủ phê duyệt; phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm, kế hoạch sản xuất, kinh doanh hàng năm của Công ty mẹ và phù hợp với ngành nghề kinh doanh chính, không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty mẹ đảm bảo có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn đầu tư .
Công ty mẹ không được góp vốn hoặc đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, không được góp vốn, mua cổ phần tại ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ đầu tư chứng khoán hoặc công ty đầu tư chứng khoán , trừ những trường hợp đặc biệt theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Đối với khoản vốn đã góp, đầu tư tại các lĩnh vực nêu trên không thuộc trường hợp được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư, Công ty mẹ có trách nhiệm lập phương án cơ cấu lại, thoái toàn bộ số vốn đã đầu tư theo quy định.
Công ty mẹ không được góp vốn, mua cổ phần, mua toàn bộ doanh nghiệp khác mà người quản lý, người đại diện tại doanh nghiệp đó là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên, kiểm soát viên, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng của Công ty mẹ.
Công ty mẹ không được góp vốn cùng công ty con để thành lập công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh trừ các Hợp đồng tìm kiếm thăm dò, khai thác dầu khí theo quy định của Luật Dầu khí.
Trường hợp dự án đầu tư ra ngoài doanh nghiệp có giá trị lớn hơn mức quy định đối với Hội đồng thành viên, dự án góp vốn liên doanh của doanh nghiệp với nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, dự án đầu tư vào doanh nghiệp khác để cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, Hội đồng thành viên Công ty mẹ báo cáo Cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, phê duyệt chủ trương trước khi quyết định.
Trường hợp Công ty mẹ có hoạt động đầu tư vốn ra bên ngoài không đúng đối tượng nhưng không thực hiện điều chỉnh cơ cấu đầu tư như quy định nêu trên, Cơ quan đại diện chủ sở hữu chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định và xử lý trách nhiệm đối với Hội đồng thành viên Công ty mẹ theo quy định của pháp luật hiện hành.
Chuyển nhượng các khoản đầu tư vốn ra ngoài Công ty mẹ
Việc chuyển nhượng các khoản đầu tư vốn ra ngoài Công ty mẹ (bao gồm cả việc chuyển nhượng quyền mua cổ phần, quyền góp vốn vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên) thực hiện theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán và các quy định hiện hành của pháp luật và đảm bảo các nguyên tắc sau: tuân thủ quy định của pháp luật về doanh nghiệp, chứng khoán và quy định khác của pháp luật có liên quan; phản ánh đầy đủ giá trị thực tế doanh nghiệp, bao gồm cả giá trị quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai; bảo đảm nguyên tắc thị trường, công khai, minh bạch; việc xác định giá khởi điểm đối với phần vốn Công ty mẹ trước khi tổ chức bán đấu giá công khai, chào bán cạnh tranh hoặc thỏa thuận được thực hiện thông qua tổ chức có chức năng thẩm định giá theo quy định của pháp luật về thẩm định giá đảm bảo xác định đầy đủ giá trị thực tế phần vốn Công ty mẹ tại doanh nghiệp bao gồm cả giá trị được tạo bởi giá trị quyền sử dụng đất giao hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp theo quy định của pháp luật về đất đai và giá trị các quyền sở hữu trí tuệ (nếu có) của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật tại thời điểm chuyển nhượng vốn.
Việc sử dụng vốn, tài sản của Công ty mẹ để đầu tư ra nước ngoài phải tuân thủ quy định tại Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về quản lý ngoại hối và quy định khác của pháp luật có liên quan về đầu tư ra nước ngoài./.
Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam có lãnh đạo mới Bộ Tài chính ngày 25/3 đã quyết định điều động và bổ nhiệm ông Nguyễn Thành Long làm Chủ tịch Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam. Thứ trưởng Huỳnh Quang Hải trao quyết định bổ nhiệm lãnh đạo Sở GDCK Việt Nam cho ông Nguyễn Thành Long (thứ hai từ trái sang) và ông Phạm Văn Hoàng (thứ tư từ trái sang)...