TP HCM gỡ giám sát y tế người đến từ 20 vùng dịch
HCDC tối 23/5 thông báo bỏ giám sát y tế với người đến từ 20 địa điểm từng xuất hiện Covid-19 ở Điện Biên, Lào Cai, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Hưng Yên và chuyến xe, chuyến bay.
Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Thành phố (HCDC), các điểm được gỡ bỏ giám sát bao gồm:
Ba chuyến xe, chuyến bay:
- Xe khách tuyến Hải Dương – Cao Bằng, nhà xe Khang Kiên, lúc 21h30-22h12 ngày 1/5.
- Chuyến bay VN1595 từ Hà Nội đến Cam Ranh, lúc 16h05 ngày 1/5.
- Chuyến xe limousine Khanh Phong, biển kiểm soát 51B-41.365, từ Nha Trang đến Đà Lạt, lúc17h-20h30 ngày 2/5.
7 điểm ở Điện Biên:
- Quán bia Quyết đường 15 mét, phường Mường Thanh, TP Điện Biên Phủ, từ 15h30 -16h ngày 2/5.
- Quán phở Nga Cường, chợ Nam Thanh, TP Điện Biên Phủ, từ 7h-8h ngày 2/5.
- Quán bánh cuốn cô Luân, bản Pa Pe, phường Nam Thanh, TP Điện Biên Phủ, từ 7h30-8h15 ngày 2/5.
- Quán gà Tây Bắc, phường Thanh Bình, TP Điện Biên Phủ, từ 19h-20h ngày 2/5.
- Bờ hồ Tỉnh ủy, TP Điện Biên Phủ, từ 20h-21h ngày 2/5.
- Quán nước sân cổng Nghĩa trang A1, TP Điện Biên Phủ từ 21h-22h ngày 2/5.
Video đang HOT
- Phòng khám bác sĩ Phương, gần sân vận động tỉnh, từ 14h-16h ngày 30/4, 16h30-18h ngày 1/5, 8h30-10h30 ngày 2/5.
Các địa điểm khác:
- Tòa nhà Central Point 27 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội, từ ngày 2/5.
- Park 10, Khu đô thị Times City, Mai Động, Hoàng Mai, Hà Nội, từ ngày 1/5.
- Ngõ 10 Phan Chu Trinh, phường Hoàng Văn Thụ, quận Hồng Bàng, TP Hải Phòng, từ 2/5.
- Khách sạn Mgallery Cát Bà, TP Hải Phòng, từ 29/4-2/5.
- Quán cơm Liên Tôn, đối diện nhà hàng Anh Dũng, tổ 3, phường Sa Pa, thị xã Sa Pa, Lào Cai, từ 13h -14h ngày 2/5.
- Khách sạn Pao’s, tổ 1, phường Cầu Mây, thị xã Sa Pa, Lào Cai, từ 17h ngày 30/4 đến 12h ngày 2/5.
- Cáp treo lên Fanxipan, từ 8h30-13h00 ngày 2/5.
- Karaoke TK 733 Nguyễn Tất Thành, Xuân Hà, Thanh Khê, Đà Nẵng, từ ngày 28/4.
- Thôn 3B, xã Việt Cường, tỉnh Yên Bái, từ ngày 1/5.
- Thôn Mỹ Chánh, xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng, Quảng Trị, từ ngày 6/5.
- Thôn Hoàng Các và Nại Khê, xã Tiên Tiến, huyện Phù Cừ, Hưng Yên, từ ngày 29/4.
Ngoài ra, HCDC thêm tòa nhàPark 9 và Park 11, khu đô thị Times City, Mai Động, Hoàng Mai, Hà Nội, từ ngày 19/5, vào danh sách giám sát y tế. Người đến thành phố từ hai tòa nhà này phải cách ly tại nhà, khai báo y tế và lấy mẫu xét nghiệm nCoV.
Nhân viên y tế đo nhiệt độ hành khách trước khi vào TP HCM, tại chốt kiểm soát dịch dưới chân cầu Đồng Nai. Ảnh: Hữu Khoa.
Từ ngày 30/4 đến nay, HCDC liên tục cập nhật danh sách giám sát y tế với người đến TP HCM từ các địa điểm, chuyến xe, chuyến bay có Covid-19 trên cả nước. Những địa điểm đã qua thời gian giám sát được gỡ bỏ quy định cách ly.
Người dân đến thành phố từ 27 tỉnh, thành phố, chuyến xe, chuyến bay thuộc diện giám sát được yêu cầu khai báo y tế, chấp hành cách ly, lấy mẫu xét nghiệm theo quy định, đặc biệt là đến từ các tỉnh có nhiều vùng dịch, nhiều ca Covid-19 như Bắc Ninh, Bắc Giang, Đà Nẵng…
Những người phải cách ly tập trung là người đến từ địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, hoặc đi các địa điểm, chuyến bay, chuyến xe có Covid-19. Người cách ly tại nhà là người đến từ các địa phương có ca bệnh trong thời gian giám sát, địa điểm phong tỏa, nơi thông báo khẩn.
Thời gian chấp hành cách ly tập trung là 21 ngày, theo dõi tại nhà thêm 7 ngày. Tổng số lần lấy mẫu xét nghiệm nCoV là 5. Riêng người tiếp xúc gần hoặc đi cùng phương tiện với ca Covid-19, phải xét nghiệm nCoV 6 lần.
Trong đợt dịch thứ tư, thành phố ghi nhận 6 ca lây nhiễm trong cộng đồng. Ca đầu tiên là “bệnh nhân 2910″, phát hiện ngày 29/4. Nguồn lây ca này từ Hà Nam. Ngày 18/5, phát hiện thêm hai ca (4514 và 4583), là đồng nghiệp trong công ty chuyên về kiểm toán ở quận 3. Hai bệnh nhân nhiễm biến chủng Ấn Độ, nguồn lây được xác định từ Hải Phòng, do bệnh nhân 4583 về quê 12 ngày trong kỳ nghỉ lễ. Ngày 20/5, phát hiện thêm chuỗi ba ca nhiễm là mẹ con bán quán ăn ở quận 3 (4780, 4781, 4782). Họ nhiễm biến chủng Anh, chưa xác định được chính xác nguồn lây.
Mầm bệnh lẩn khuất trong cộng đồng, người dân cần làm gì?
Chưa đầy 3 tuần, số ca Covid-19 tại nước đã vọt lên con số gần 2.000, xuất hiện tại 31 tỉnh thành. Theo TS Trần Đắc Phu, thực hiện tốt 5K có thể cắt đứt chuỗi lây nhiễm, chuỗi dịch tễ trong cộng đồng.
Đợt dịch thứ 4 bắt đầu bùng phát tại nước ta từ ngày 27/4. Trong đó, từ ngày 5/5, số ca mắc liên tục tăng, ngày cao điểm nhất là 187 ca lây nhiễm trong cộng đồng. Trong đó ổ dịch lớn nhất hiện nay là tại Bắc Giang, Bắc Ninh. Một số tỉnh thành cũng ghi nhận số ca mắc cao là Đà Nẵng, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hà Nam, Điện Biên.
PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng Sự kiện y tế công cộng Bộ Y tế.
PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng Sự kiện y tế công cộng Bộ Y tế cho biết biến chủng mới của virus SARS-CoV-2 ở Ấn Độ có tốc độ lây lan nhanh hơn. Thực tế hiện nay, qua một vài ngày tiếp xúc gần, các ca F1, F2 nhanh chóng trở thành ca F0. Đặc biệt, virus lây mạnh trong môi trường kín như quán bar ở Vĩnh Phúc, bệnh viện, địa điểm massage, nhà máy trong khu công nghiệp (điều hòa, tập trung đông người, ngồi sát nhau...).
"Đường lây truyền của virus không thay đổi, nhưng nhiều khi chúng ta đã quên mất cách phòng bệnh. Chúng ta quên mất việc phải mở cửa, thông thoáng khí. Trong môi trường kín, điều hòa, virus lơ lửng trong không khí chứ không rơi xuống, vì thế virus lây mạnh hơn. Điều này có thể thấy rõ trong ổ dịch tại quán bar, trong khu công nghiệp", TS Phu phân tích.
Hay như ổ dịch tại xã Mão Điền, huyện Thuận Thành lây nhanh một phần do có các hoạt động tập trung đông người như các đám cưới, đám giỗ...
Theo TS Phu, về cơ bản, nước ta đang kiểm soát được nguồn lây ở từng ổ dịch. Từng tỉnh đang kiểm soát được tình hình, góp phần cùng cả nước kiểm soát dịch bệnh. Tuy nhiên, cần lưu ý vẫn có thể có những "ổ bệnh lẩn khuất trong cộng đồng, chưa diệt được hẳn". Khi đó, việc thực hiện nghiêm thông điệp 5K: Khẩu trang-Khử khuẩn-Khoảng cách-Không tập trung-Khai báo y tế" có vai trò quan trọng trong công tác phòng bệnh.
"Thực hiện tốt 5K có thể cắt đứt chuỗi lây nhiễm, chuỗi dịch tễ trong cộng đồng. Cùng với đó, chiến lược "phát hiện sớm, truy vết, cách ly, khoanh vùng dập dịch, điều trị hiệu quả" của Việt Nam vẫn chính xác, ổn định, cần tiếp tục duy trì", TS Phu khẳng định.
Người bị sốt cần khai báo y tế
Mặc dù thời gian qua nhiều ca bệnh không có triệu chứng, chỉ được phát hiện qua truy vết, xét nghiệm, tuy nhiên sốt vẫn là một dấu hiệu quan trọng. Người bị sốt sẽ đến bệnh viện khám, đây sẽ là các ca "chỉ điểm". Những ca bệnh được phát hiện ở huyện Thường Tín (Hà Nội), Hải Phòng hay TP HCM mới đây đều từ dấu hiệu này, TS Phu cho biết.
Vì thế, các bệnh viện cần hết sức cảnh giác với những trường hợp này. Bên cạnh đó, khi bị sốt người dân sẽ ra hiệu thuốc mua thuốc, các quầy thuốc cần thực hiện nghiêm việc khai báo y tế, thông báo cho y tế cơ sở khi có người bị sốt.
Đồng thời, bản thân các bệnh viện, các tỉnh thành cũng cần chú ý đến việc lấy mẫu xét nghiệm định kỳ, đặc biệt là những khu vực có nguy cơ cao.
Với các khu công nghiệp, yếu tố phòng bệnh vô cùng quan trọng, cần đặt lên hàng đầu. Chẳng hạn, tại các bếp ăn, ngoài việc thực hiện vách ngăn ở bàn ăn, doanh nghiệp nên điều chỉnh giờ ăn theo ca để đảm bảo khoảng cách an toàn, tránh tập trung đông người.
Bàn ăn tại khu công nghiệp cần bố trí vách ngăn.
Với những doanh nghiệp nếu có thể bố trí làm việc online tại nhà thì nên khuyến khích. Nếu không thì doanh nghiệp cần thực hiện giãn cách, giãn tiến độ sản xuất. Riêng đối với những doanh nghiệp có xe đưa đón công nhân, cần thực hiện nghiêm các quy định phòng chống dịch như đeo khẩu trang, mở cửa xe, giữ khoảng cách theo quy định (sử dụng 50% số ghế), nắm chắc thông tin dịch tễ của công nhân - lao động để chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng khi có tình huống xảy ra.
Đồng thời cần mở cửa thông thoáng, hạn chế dùng điều hòa, hạn chế đông người như bố trí ca làm việc. Đặc biệt có người bị sốt phải được xét nghiệm kịp thời...
"Ngoài cộng đồng vẫn có thể có ca bệnh mà chúng ta chưa phát hiện ra vì thế vẫn cần thực hiện nghiêm thông điệp 5K. Làm tốt điều này chúng ta sẽ hạn chế được rất lớn sự phát tán mầm bệnh", TS Phu nhấn mạnh.
Từ 13/5, TP.HCM tạm ngưng toàn bộ xe khách đi tỉnh có ca COVID-19 TP.HCM tạm dừng hoạt động tuyến vận tải hành khách liên tỉnh bằng ô tô đi và đến các tỉnh, thành phố đang có ca COVID-19 trong cộng đồng từ ngày mai (13/5). Sở Giao thông vận tải TP.HCM vừa yêu cầu bến xe, chủ doanh nghiệp vận tải tạm ngưng các tuyến xe khách đi và đến tỉnh, thành đang có dịch...