TP HCM giải tỏa hơn 800 nhà để làm đẹp tuyến metro
Nhằm chống ngập, chỉnh trang khu vực quanh nhà ga và tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên đi qua, TP HCM sẽ giải tỏa 827 căn nhà ven rạch Văn Thánh (quận Bình Thạnh).
UBND TP HCM vừa chấp thuận chủ trương thực hiện nạo vét toàn tuyến hành lang bảo vệ rạch Văn Thánh, đoạn từ đường Điện Biên Phủ đến ngã ba kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè dài gần 2 km, để chống ngập cho khu vực quận Bình Thạnh và kết hợp chỉnh trang đô thị, làm đường hai bên bờ kênh.
Đoạn metro băng qua rạch Văn Thánh (gần chung cư Ngô Tất Tố) đang được thi công.
Để thực hiện dự án, dự kiến có 827 căn nhà bị giải tỏa. Trong đó 637 căn bị giải tỏa hoàn toàn, các căn còn lại chỉ một phần. Biên giải tỏa hai bên bờ kênh là 20 m.
Ngoài ra, để chỉnh trang đô thị, tạo cảnh quan môi trường xung quanh khu vực quy hoạch nhà ga tuyến metro, UBND thành phố cho phép nghiên cứu, đề xuất các cơ chế chính sách hợp lý để tổ chức mời gọi đầu tư và cam kết tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhà đầu tư tham gia thực hiện.
Tuyến rạch Văn Thánh (thuộc hệ thống kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè) dài khoảng 2,2 km, có vai trò rất quan trọng trong việc tiêu thoát nước cho khu vực quận Bình Thạnh. Do bị bồi lấp và lấn chiếm nhiều nên con rạch này đã mất dần khả năng giao thông thủy và khả năng thoát nước.
Video đang HOT
Đây cũng là khu vực mà tuyến metro đầu tiên của TP HCM (Bến Thành – Suối Tiên) sẽ đi qua, kết nối đoạn đi trên cao (Điện Biên Phủ) với đoạn đi ngầm (Ba Son).
Trung Sơn
Theo VNE
Vì sao mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất là điều không tưởng?
"Việc này không thể nào làm được! Một dự án cần giải tỏa vài trăm căn, vài ngàn căn đã khó, nhưng giờ giải tỏa đến 140.000 căn nhà kiên cố thì đây là điều không tưởng!", ông Trần Du Lịch, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM nói về phương án mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất.
Mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất sẽ phải giải tỏa đến 140.000 căn nhà kiên cố thì đây là điều không tưởng, ông Trần Du Lịch nói - Ảnh sân bay Tân Sơn Nhất: Đào Ngọc Thạch
Ngày 30.6, Tổ đại biểu quốc hội (ĐBQH) đơn vị 1 có Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Phó trưởng đoàn ĐBQH TP.HCM Trần Du Lịch và ông Hoàng Hữu Phước, thuộc Đoàn ĐBQH TP.HCM, tiếp xúc cử tri Q.4, TP.HCM, để báo cáo kết quả kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIII và lắng nghe kiến nghị của cử tri thành phố.
Tại buổi tiếp xúc, có ý kiến cử tri đề nghị mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM), thay vì xây mới sân bay Long Thành (Đồng Nai).
Tiếp thu ý kiến của cử tri, ông Trần Du Lịch thông tin: Quốc hội trong kỳ họp vừa qua đã bấm nút thông qua chủ trương xây dựng sân bay Long Thành; việc mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất là vô phương.
Theo ông Lịch, trước khi bấm nút thông qua, Quốc hội đã cử một đoàn đại biểu (trong đó có ông Lịch) đi khảo sát, kiểm tra kỹ lưỡng thực tế sân bay Tân Sơn Nhất, sân bay quân sự Biên Hòa (Đồng Nai) và thực địa nơi sẽ xây dựng sân bay Long Thành.
Sau khi kiểm tra, khảo sát, đoàn khẳng định, sân bay Tân Sơn Nhất không có khả năng mở rộng như một số ý kiến trước đó đề nghị (là mở rộng - PV).
Kinh phí mở rộng sân bay Tân Sơn Nhát sẽ vô cùng lớn và nếu có tiền cũng không làm được vì làm xáo trộn rất lớn đến đời sống người dân, ông Trần Du Lịch cho biết - Ảnh sân bay Tân Sơn Nhất: Đào Ngọc Thạch
Thực tế hiện nay, 2 đường băng lên - xuống quá gần nhau (thiết kế xây dựng từ trước 1975), chỉ cách nhau 345m, máy bay không cùng lúc cất - hạ cánh được. Trong khi đó, quy định của hàng không dân dụng quốc tế tối thiểu phải cách 1.050m.
Nếu buộc phải mở rộng, thì chỉ có thể mở rộng về phía bắc, kéo dài từ khu công nghiệp Tân Bình (quận Tân Bình) sang đường Quang Trung (quận Gò Vấp). Nhưng đây là điều vô phương vì phải giải tỏa đến 140.000 căn nhà kiên cố.
"Việc này không thể nào làm được. Một dự án cần giải tỏa vài trăm căn, vài ngàn căn đã khó, nhưng giờ giải tỏa đến 140.000 căn nhà kiên cố thì đây là điều không tưởng. Kinh phí sẽ vô cùng lớn và nếu có tiền cũng không làm được vì làm xáo trộn rất lớn đến đời sống người dân", ông Lịch nói.
Theo ông Lịch, trong tình huống mở rộng được về phía bắc, thì đường bay hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất "xung đột" với đường bay của máy bay quân sự tại sân bay Biên Hòa.
Nếu mở rộng về phía Tây, thì khi hạ cánh phải bay sang không phận Campuchia. Đây cũng là vấn đề nan giải.
Ông Lịch cho rằng, kết quả khảo sát cho thấy đất làm nhà ga trong sân bay Tân Sơn Nhất thì rất nhiều nhưng việc mở rộng nhà ga cũng không phát huy hiệu quả, vì công suất đường băng hạn chế. Tối đa mỗi năm chỉ đón khoảng 25 triệu lượt hành khách. Nếu yêu cầu tăng lên 40 triệu lượt hành khách trong một vài năm tới là bất khả kháng.
Ông Trần Du Lịch cho rằng, không thể mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất được nữa - Ảnh sân bay Tân Sơn Nhất: Đào Ngọc Thạch
Đối với sân bay quân sự Biên Hòa, đường băng cất - hạ cánh cũng hẹp, hạ tầng, cơ sở vật chất đã xuống cấp nhiều nên cũng không thể tận dụng để khai thác dân dụng được. Sân bay này chỉ phục vụ hoạt động quân sự.
Theo ông Lịch, xây dựng sân bay Long Thành là chiến lược. Vấn đề còn lại là việc triển khai dự án này ra làm sao để không tăng thêm nợ công, không để xảy ra thanh nhũng, lãng phí.
"Có ý kiến lo lắng cho rằng vẽ ra dự án này để tham nhũng, lãng phí, thất thoát. Để tránh chuyện này, Quốc hội sẽ giám sát từng bước triển khai dự án. Vì thế bà con cử tri cứ yên tâm", ông Lịch nói.
Tân Phú
Theo Thanhnien
Lấp hành lang xả lũ sông Hồng để... trồng cỏ Hàng chục héc ta khu vực bãi nằm ngoài triền đê thuộc hành lang xả lũ của lưu vực sông Hồng, đoạn chảy qua địa phận các P.Long Biên (Q.Long Biên, TP.Hà Nội) đang bị Công ty CP đầu tư và phát triển xây dựng thương mại Bình An san lấp để trồng cây, ươm cỏ cho sân golf. Hiện trường bãi bồi...